Thứ Bảy, 7 tháng 2, 2015

PHƯƠNG HƯỚNG ĐỐI VỚI CON NGƯỜI

PHƯƠNG HƯỚNG  ĐỐI VỚI CON NGƯỜI
Hà Đồ và Lạc Thư quan trọng ở phương hướng.
Vị trí các quẻ dù có thay đổi, nhưng phương chính
Đông Tây vẫn như nhau, nghĩa là Âm Dương không
thay đổi. Nhìn đồ số 23 ta thấy: Ở Tiên thiên quẻ LY
thuộc Dương, qua Hậu thiên quẻ Chấn thay vào cũng
thuộc Dương. Ở Tiên thiên quẻ KIỀN thuộc Dương,
qua Hậu thiên quẻ Ly thay vào cũng thuộc Dương. Ở
Tiên thiên quẻ Khảm thuộc Âm, qua Hậu thiên quẻ
Đoài thay vào cũng thuộc Âm. Dòng từ khí của quả
đất thuộc về khí tiên thiên vô hình nên thân thể của
con người đối với nó rất quan hệ. Lằn ngang Đông
Tây, tức là vòng Xích đạo chia quả đất làm hai phần
đồng nhau có hai khối âm dương khác nhau. Lằng
ngang (vĩ) thuộc về không gian, mà phương hướng
thuộc về không gian cho nên phải lấy làn Xích đạo
làm trục chánh. Như vậy ta thấy phía Đông thuộc
Dương, phía Tây thuộc Âm, phía Băc thuộc Âm, phía
Nam thuộc Dương. Quả đất xoay chung quanh mặt
trời phân chia ngày đêm theo trục Bắc Nam, bên
Đông thuộc về ngày, bên trái thuộc về đêm, tức là một
bên thuộc về Âm một bên thuộc về Dương.
     Con người sống trên hoàn vũ, đầu đội trời chơn
đạp đất, hô tiếp thiên căn, hấp tiếp địa mạch, luôn
luôn thọ khí Âm Dương mà tồn tại, không nên không
thuận theo Âm Dương mà sống cho đừng lỗi nhịp.
Theo nguyên lý Âm Dương, thì Âm cùng Âm
không thu hút nhau, Dương cùng Dương cũng không
thu hút nhau, chỉ có Âm Dương, Dương Âm mới hút
nhau mà thôi. Quyển Physique Magnêtique miêu tả
định luật này rất rõ: “[Pháp văn]”. (Lằn xích đạo chia
quả đất thành hai khối bằng nhau: khối Bắc thuộc Âm
điện, khối Nam thuộc Dương điện. Thân thể con
người cũng phân làm lưỡng cực: phía lưng thuộc Âm,
phía mặt thuộc Dương; thân thể tay chân tay bên mặt
thuộc Dương, bên trái thuộc Âm. Âm gặp Âm, Dương
gặp Dương không bao giờ thu hút nhau, lại xua đẩy
ra. Chỉ Âm gặp Dương, Dương gặp Âm mới thu hút
nhau mà thôi. Âm Dương có gặp nhau thì mới gây
được cảm giác dễ chịu, êm ái. Trái lại, Âm gặp Âm,
Dương gặp Dương thì có sự kích động và khó chịu.
Bởi vậy, khi nằm ngủ, cần nằm nghiêng bên mặt hay
nằm sấp, đừng nằm nghiên bên trái hoặc nằm ngửa).
     Là tại sao? Phía tay mặt, thuộc Dương, còn quả
đất thuộc Âm: Dương gặp Âm dễ gây được cảm giác
êm dịu. Trái lại, phía tay trái thuộc Âm, quả đất cũng
thuộc Âm: Âm gặp Âm gây cảm giác khó chịu. Nằm
ngửa, thì lưng thuộc Âm lại gặp luồng điện Âm dưới
đất xông lên, nên có cảm giác khó chịu. Sách Dịch đã
nói rõ: “Âm Dương tương ngộ tắc ứng. Âm ngộ Âm,
Dương ngộ Dương bất ứng”.
     Xem đồ sau đây, chỉ rõ sự phân biệt chia Âm
Dương trong thân thể con người. Quả đất đóng vai trò
một miếng đá nam châm to lớn (un gros aimant), mà
thân thể con người cũng là một miếng đá nam nhâm
nhỏ. (Đồ số 26)


Tóm lại, muốn được khỏe mạnh, người ta
khuyên nên để ý đến phương hướng trong những cử
chỉ đi đứng nằm ngồi, đại khái như:
    Khi ngồi nên day mặt về hướng Tây, vì Tây
thuộc Âm. Như đã thấy trước đây, thân trước con
người thuộc Dương, gặp hướng Âm, thấy dễ chịu, nhẹ
nhàng. Lại nữa phía sau lưng thuộc Âm, hương Đông
thuộc Dương, đó là hợp hướng. Lại còn hợp với cả
hướng Bắc và hướng Nam nữa; Bắc thuộc Âm nên
hợp với phía tay mặt thuộc Dương, còn Nam thuộc
Dương nên hợp với phía tay trái của nhân thân. Ngồi
hay đứng mà mặt day về hướng Tây là tư thế hay
nhất. Bất đắc dĩ thì ngồi day hướng Bắc, như với tư
thế này mình được hưởng phân nửa phần lợi của tư
thế day mặt qua hướng Tây, như đã thấy trước đây.
     Khi nằm, tư thế hay nhất là đầu hướng về hướng
Bắc, chơn về hướng Nam. Là vì đầu thuộc Dương gặp
Bắc là Dương gặp Âm. Chơn thuộc Âm, mà hướng về
Nam là Âm gặp Dương. Thân phía trái thuộc Âm mà
hướng về phía Đông thuộc Dương là Âm gặp Dương;
còn phía tay mặt thuộc Dương mà hướng về Tây
thuộc Âm, là Dương gặp Âm. Nhưng có điều chưa
được hoàn toàn là khi nằm ngửa, lưng thuộc Âm lại
gặp đất thuộc Âm, thì lợi chỉ có 4/5. Cho nên tư thế
hoàn toàn nhất là nằm nghiêng bên mặt, mặt hương
Tây, đầu hướng Bắc là tuyệt nhất. Có lẽ vì những lý
do trên mà nhà Phật nằm, đầu về hướng Bắc, mặt day
hướng Tây, còn nhà Đạo, trong phép “ngoại thiền”
(thiền định nằm) cũng khuyên nằm nghiêng bên tay
mặt, đầu hướng về hướng Bắc.
                             *

    
 Như chúng ta đã thấy, đầu nằm hướng về phía
Tây và hướng Bắc lợi hơn đầu nằm về hướng Đông,
nhất là hướng Nam. Đầu hướng về hướng Nam, số
hồng huyết cầu thua số hồng huyết cầu đầu nằm
hướng về Tây có đến hàng triệu.


Trích từ Dịch học tinh hoa ( Cụ Nguyễn Duy Cần )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét