Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

Sưu tầm thuốc chữa rắn cắn !



Ông Lộc là người dân tộc Tày, ngôi nhà ông ở cũng là một ngôi nhà sàn mộc mạc theo phong cách truyền thống của người Tày. Năm nay ông 59 tuổi, ngày trước ông làm ở Công ty dược phẩm tỉnh Nghĩa Lộ (cũ), chuyên phụ trách tổ thu mua dược liệu.

Chốn rừng thiêng nước độc này nếu có rắn thì chỉ toàn rắn độc, nhiều nhất là các loại rắn hổ mang, hổ chúa, rắn lục, rắn cạp nong, cạp nia... nghe qua đã không khỏi rùng mình ớn lạnh. "Nếu nạn nhân bị rắn cạp nia cắn phải chỗ phạm (chẳng hạn như cổ, mặt - PV), nhanh thì chết sau một tiếng còn chậm thì khoảng một ngày. Hổ mang mặc dù nọc không độc bằng cạp nia nhưng lượng nọc lại nhiều hơn, vì thế khả năng sát thương cũng chẳng khác là bao", ông Lộc nói. Ông còn cho biết thêm, nạn nhân bị rắn cắn chủ yếu là người đi rừng, đi đêm, và cả những người thợ buôn bắt rắn: "Trước ở đây nhiều rắn lắm nhưng giờ nhiều người bắt nên lượng rắn đã giảm. Tuy vậy, rắn vẫn là nỗi kinh hãi lớn nhất đối với những người đi rừng".


Trong rừng có nhiều loại cây có thể sơ cứu, kìm hãm được nọc độc rắn, nhưng có mấy ai biết. Nếu bị rắn cắn thấy vết răng đều thì là rắn lành, nhược bằng thấy có hai vết sâu hoắm phía trước, vết thương ít chảy máu nhưng rất đau nhức và sưng tấy, chỗ hai vết nanh bầm tím thì đích thị là rắn độc. Bị rắn độc cắn, ban đầu bệnh nhân đau buốt dữ dội, sau mệt dần, mất cảm giác, rồi hôn mê mà chết.

Những thảo dược kỳ diệu
Khac tinh cua ran doc
Những cây thuốc được ông Lộc di thực từ núi cao về vườn nhà


Trong những năm công tác ở Công ty dược tỉnh Nghĩa Lộ, ông Lộc thường tham gia vào các đoàn điều tra sưu tầm cây thuốc của tỉnh và trung ương. Công dụng của từng loại cây ông nắm rất rõ. Bước chân ông cũng chẳng thiếu chỗ nào, tới khắp các miền sâu xa nhất của Tây Bắc.


Ông Lộc nhớ lại, trong suốt quãng thời gian công tác ông học được nhiều bài thuốc của người dân tộc, trong đó có bài thuốc chữa rắn cắn. "Tôi học được nhiều ở các ông lang, bà mế dân tộc, cộng thêm kiến thức khoa học nên tôi có một vốn kinh nghiệm khá dày dặn", ông nói.


Khi bệnh nhân bị rắn cắn, chỉ cần lấy cây thuốc còn tươi đem nhai hoặc giã lấy nước uống còn bã đắp vào vết thương, thế là... khỏi. Loại kỳ dược gì lại hiệu nghiệm đến thế? Có thể với người khác đó là bí mật, chỉ bí truyền trong phạm vi hẹp, nhưng với ông Lộc thì chẳng những ông không hề giấu mà thậm chí còn phổ biến cho bà con. Ông nói: "Những bài thuốc này tôi học được trong thiên hạ thì chẳng cớ gì tôi không truyền lại cho bà con. Có điều học là một chuyện còn đem cái học được ra ứng dụng thì phải có thêm kinh nghiệm". Chỉ cần người bệnh còn uống được thuốc là có thể chữa khỏi. Tùy theo thời gian từ khi rắn cắn đến lúc đắp thuốc ngắn hay dài mà quá trình bình phục cũng khác nhau. Người vừa bị cắn chỉ cần khoảng 1 vài tiếng là khỏi.


Theo ông, những cây thuốc thông thường dễ kiếm như rau dăm, lá mướp đắng, lá sắn dây... đều có tác dụng tốt. Người bệnh chỉ cần nhai lấy nước và đắp bã vào vết thương thì lập tức chất độc sẽ bị hạn chế rất nhiều, không còn nhiều khả năng nguy hiểm đến mạng sống. Thế nhưng đối với những ca mà tính mệnh bệnh nhân như chỉ mành treo chuông thì phải cần đến những loại thuốc đặc hiệu. Ông Lộc giới thiệu hai loại kỳ dược: cây bát giác liên và cây bảy lá một hoa (hay còn có cái tên hoa mỹ là thất diệp chi mai - PV).


Ông Lộc dẫn chúng tôi ra vườn, đi thăm từng loại thảo dược, trong đó có cả hai loại kỳ dược nêu trên. Cả hai đều được di thực từ trên núi xuống. Trước đây ông Lộc di thực được cả một vườn cây bát giác liên nhưng sau đợt lũ quét khu vườn đã trở nên tiêu điều hơn rất nhiều, nhiều loại hoa cỏ thảo dược ông kỳ công sưu tầm cũng theo dòng lũ trôi hết. Tuy nhiên trong vườn vẫn còn khoảng 30 loại thuốc mới được ông khôi phục. Cứu người thoát khỏi tử thần

Khac tinh cua ran doc





Ông Lộc đang sao khô thuốc


Lúc về hưu (tháng 11.1993) ông Lộc bắt đầu chữa tập trung tại nhà. Tới nay, số ca bệnh qua tay ông đã lên tới con số trên 200, tất cả đều khỏi. "Thực ra thì có duy nhất một trường hợp nạn nhân vừa đưa đến cửa nhà tôi thì tắt thở - ông giãi bày - sau đó tôi phải mời công an xã và bộ phận y tế ở trạm xá tới nhà để lập biên bản".


Trong số những ca bệnh từng chữa, chỉ có một vài ca khiến ông nhớ tới bây giờ. Đầu tiên phải kể tới trường hợp của anh Hoàng Văn Độ ở thị trấn Ba Khe. Cách đây khoảng 5-6 năm, anh Độ bị rắn cạp nia cắn. Điều đáng nói, anh này là thợ chuyên bắt rắn. Sau khi bệnh viện trả về, gia đình đưa anh này tới nhà ông trong trạng thái toàn thân tím tái, sắp tắt thở. "Lúc ấy có tới hàng chục thanh niên chầu chực ở nhà tôi, họ chờ để lỡ bệnh nhân không qua khỏi thì đưa về luôn. Tôi còn nhớ rất rõ có người còn rục rịch đi tìm gỗ đóng áo quan", ông Lộc kể. Thế nhưng may mắn là anh này còn nuốt được nước. Sau 1 đêm chạy chữa, anh Độ đã tỉnh lại. Đêm đó, tử thần bỏ qua anh.

Khi bị rắn cắn, nạn nhân có thể lấy những thứ lá sau nhai nuốt nước và đắp bã vào vết thương: rau dăm, lá mướp đắng, lá sắn dây, rau dền gai, cây bòn bọt, cây rau bợ, lá dong, sau đó phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất.


Một ca nữa cũng làm ông nhớ lâu, đơn giản vì bệnh nhân này ở nhà ông tròn một tháng. Anh Nguyễn Văn Bảy ở nông trường Thái Lão, Yên Bái bị rắn hổ mang cắn gây hoại tử, thịt dần thối hết. Ông Lộc đắp lá thuốc nam vào vết thương, sau một tháng thì thịt ở khu vực bị hoại tử lại mọc lên. Một người nữa cũng để lại ấn tượng trong ông là anh Lò Văn Sơn ở Nghĩa Tâm - Văn Chấn. Sau 2 ngày bị rắn cắn, thân thể anh phù nề tới mức chỉ mặc được chiếc quần xà lỏn. Ông Lộc cho biết: "Lúc anh này đến thì cơ thể đã không còn cảm giác. Chân phù to đi đường rách rướm máu mà chẳng hề có cảm giác đau. Bệnh nhân này ăn ngủ tại nhà tôi mất 15 ngày. Hầu hết các con bệnh đều không có kiến thức gì về phòng chống rắn cắn nhưng rất chủ quan".


Chúng tôi hỏi về kinh phí chữa bệnh, ông cười hồn hậu: "Tôi chỉ lấy tiền công đi tìm thuốc, bình thường khoảng một hai trăm nghìn. Bệnh nhân mà tôi lấy nhiều tiền nhất chỉ có anh Bảy. Cả tiền thuốc và tiền ăn uống sinh hoạt cho người nhà trong vòng một tháng, tôi lấy tròn một triệu". Chuyện về một thầy lang chữa rắn cắn giỏi cứ thế râm ran lan truyền khắp nhiều nơi. Những bài thuốc của ông đơn giản mà đầy hiệu nghiệm. Điều đáng quý là chẳng phải ai cũng tốt bụng như ông, đem truyền bá những bài thuốc ấy cho tất thảy mọi người.


Bạch hoa xà thiệt thảo


Bài 22 - Giải độc gan, viêm gan vàng da ,rắn cắn ... bằng cây bạch hoa xà thiệt thảo


Bạch hoa xà thiệt thảo còn gọi là lưỡi rắn hoa trắng. Cây ra hoa hầu như quanh năm, tập trung chủ yếu vào mùa hè thu.


Bạch hoa xà thiệt thảo thường mọc hoang ở bờ ruộng, sườn núi, hai bên đường đi.


Theo Đông y, bạch hoa xà thiệt thảo có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát, không độc. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, tiêu thũng, hoạt huyết, lợi niệu, tiêu ung, tán kết.


Dùng chữa viêm đường tiết niệu, viêm amygdal, viêm hầu họng, viêm gan, viêm gan vàng da cấp, sỏi mật, kiết lỵ cấp, mụn nhọt, ung thũng, đòn ngã chấn thương, rắn độc cắn, trẻ em cam tích, ho do phế nhiệt. Ngày dùng 60 - 320g tươi hoặc 40 - 80g khô, sắc với 1 lít nước, còn 300ml chia 2 lần uống trước bữa ăn. Có thể rửa thật sạch với nước muối loãng, giã nát vắt lấy nước cốt để uống.


Dùng ngoài da, giã nát cây tươi, đắp lên chỗ đau. Phụ nữ có thai không nên dùng vị thuốc này. Sau đây là một số bài thuốc có dùng bạch hoa xà thiệt thảo.


Trị gan viêm, vàng da: Bạch hoa xà thiệt thảo 40g, hạ khô thảo 40g, cam thảo 16g. Ba thứ rửa sạch, sắc lấy nước đặc, chế thành xi rô để uống trong ngày.


Trị ung nhọt: Bạch hoa xà thiệt thảo 120g, bán chi liên (tươi) 60g, sắc uống. Dùng ngoài, giã nát đắp lên chỗ đau.


Trị viêm amidan cấp: Bạch hoa xà thiệt thảo 12g, xa tiền thảo 12g. Hai thứ rửa sạch, sắc uống.


Trị viêm đường tiết niệu, tiểu buốt, tiểu gắt: Bạch hoa xà thiệt thảo, dã cúc hoa, kim ngân hoa, mỗi thứ 40g, thạch vi 20g. Tất cả rửa sạch, sắc uống thay nước trà.


Trị ho do viêm phổi: Bạch hoa xà thiệt thảo (tươi) 40g, trần bì 8g. Hai thứ rửa sạch, sắc uống trong ngày.


Trị chấn thương: Khi mới bị chấn thương, dùng bạch hoa xà thiệt thảo (tươi) 120g, nước 1 chén, rượu 1 chén. Sắc uống lúc còn ấm.


Trị rắn độc cắn: Bạch hoa xà thiệt thảo 20g, sắc với 200ml rượu, uống trong ngày. Dùng 2/3 thuốc, chia làm 2 - 3 lần uống, còn 1/3 đắp vào vết cắn.


Lương y Hạnh Lâm (Hội Đông y TPHCM)


Những Điều nên biết khi bị rắn độc cắn
Bị rắn cắn thì cấm đi vô nhà, cấm qua cầu. Bị rắn cắn đã chữa lành, chớ nên ăn đậu xanh, coi chừng mất mạng.


Chữa lành rắn cắn vẫn chết vì ăn đậu xanh


Đại tá Trần Văn Dược kể có lần một nạn nhân bị rắn độc cắn, đến trại Đồng Tâm thì tim đã ngừng đập nhưng ngực còn ấm.


Ông dùng mật rắn hổ cấp cứu, người này dần dần hồi phục. Sau đó ông căn dặn nhiều lần là trong vòng 6 tháng, tuyệt đối không được ăn đậu xanh.


Mấy ngày sau, điện thoại cấp báo người bệnh đã trở nặng, hôn mê sâu rồi đột tử.


Truy nguyên nhân, được biết sáng đó người bệnh đi ra ngoài, ăn cháo lòng, trong đó có giá (mầm của đậu xanh).


Theo giải thích của ông chủ trại rắn, bước đầu, mật rắn chỉ có tác dụng phong tỏa chất độc của nọc trong người (lúc này đã nằm sâu trong lục phủ ngũ tạng), không cho nó gây hại, cần phải có thời gian dài để hóa giải, đào thải dần dần.


Đậu xanh lại có dược tính giải độc, đối kháng với mật rắn, nên khi ăn đậu xanh, tác dụng phong tỏa của mật rắn không còn nữa, nọc rắn lại phát huy tác dụng.


Lúc này nó đã nằm sâu trong các bộ phận quan yếu của cơ thể nên người bệnh chết, không cách gì cứu chữa.


Nhầm lẫn chết người vì gặp những con rắn… sún răng


Về những quan niệm kiêng cữ của dân gian như bị rắn cắn không được vô nhà, không được đi qua cầu


Nhiều người cho là mê tín, vô lý.


Đại tá Trần Văn Dược lại cho rằng các quan niệm này có cơ sở khoa học, nhưng do người ta chỉ thấy hiện tượng, không lý giải được bản chất nên mới nói hoang đường.


Theo giải thích của ông, rắn càng độc, tốc độ lan tỏa của nọc rắn càng nhanh, tác động càng mạnh.


Điều trị rắn cắn, thời gian là yếu tố quyết định, đã phát hiện rắn cắn phải sơ cứu và đưa đi cứu chữa ngay mới có cơ may sống sót.


Những người được đưa đi cứu chữa ngay, tỉ lệ sống cao hơn những người rề rà, rắn cắn ngoài đồng, đem về nhà thay quần áo rồi mới đi trị, hoặc chờ đi rước thầy về.


Dân gian so sánh hai tỉ lệ này rồi gút lại thành điều cấm kỵ.


Bị rắn cắn, không được đi qua cầu có lý do sau:


Nếu vết cắn được ngâm trong nước, một phần nọc rắn sẽ bị hòa tan, hàm lượng nọc rắn thấm vào cơ thể sẽ giảm đi.


Ngày xưa đường sá ít, nhiều kênh rạch, chưa có cầu, những trường hợp bị rắn cắn mà lội sông, kênh rạch đi điều trị, tỉ lệ sống sót sẽ cao hơn những người đi trên bờ, nên người ta nghĩ đến chuyện gặp cầu thì không được đi qua, mà phải lội nước.


Câu chuyện rắn “sún răng” cũng là phát hiện thú vị của ông chủ trại rắn:


Dân gian thường xem dấu vết cắn để đoán rắn lành hay rắn độc. Thông thường, răng rắn lành có 3 dấu hình tam giác.


Răng rắn độc có hai dấu. Vết cắn một dấu là của các loại côn trùng khác.


Ấy vậy mà có nhiều người chết oan vì rắn độc cắn chỉ có một dấu răng.


Nhiều thầy thuốc non tay, nhìn thấy một dấu răng, cho là con vật khác cắn nên lơ là, bỏ qua. Vì sao?. Kinh nghiệm sai, hay có loại rắn độc đặc biệt chỉ có một răng?.


Tất cả rắn độc đều có hai răng nanh rỗng ruột nối liền với tuyến nọc trong vòm họng.


Khi cắn, nọc rắn được bơm vào hai răng nanh và truyền vào cơ thể người. Trong điều kiện tự nhiên, nhiều lúc rắn chiến đấu với những sinh vật khác.


Ranh nanh của rắn sắc bén nhưng giòn, dễ gãy, nếu cắn phải những vật cứng hơn sẽ bị gãy răng và có những con rắn độc bị sún chỉ còn một răng. Người ta dễ chết vì những sai lầm tai hại này.




Cấp cứu khi bị rắn cắn


Nửa hột mã tiền sống, mài với nước vo gạo, cạy miệng đổ vô, chừng 15 phút sẽ tỉnh lại. Trước đó cần cột Garô, lấy ống giác hút máu ở vết cắn.



Đào lấy rễ đu đủ, đâm với muối, đắp chổ rắn cắn, nọc sẽ ra hết. Trước đó, cần cột Garô và hút máu ở vết cắn.


Bắt vài con rệp, đem bóp nát, để vô ly, chế chút rượu hay nước cho uống. Bắt thêm vài con nữa, bóp nát, đắp vô chỗ rắn cắn và cột lại. Trước đó, cần cột Garô và hút máu ở vết cắn.




Bạn làm gì khi bị chó dại cắn ,hãy tìm ngay rau và khoai Lang ( trị zona ,trị nhọt sau đầu da lở loét,đầu ngón tay sưng làm mủ,tiễu đường ...)

Rau Lang và khoai Lang là hai loại thực phẩm ăn rất ngon và bổ dưỡng.


Trị bệnh zona (bệnh giời leo): Lá rau lang tươi đủ dùng, một ít băng phiến. Băng phiến tán bột, giã nát cùng với rau lang, đắp lên chỗ bị bệnh.

Trị viêm da độc, viêm tuyến vú: Củ khoai lang tươi đủ dùng. Khoai lang rửa sạch, giã nát, đắp lên chỗ bị viêm. Người có tuyến vú bị mất cảm giác cũng có thể dùng khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, thái nhuyễn, giã nát rồi đắp lên vú, 2 tiếng đồng hồ thay 1 lần.

Trị trúng nắng, nôn mửa, tiêu chảy: 100g rau lang. rửa sạch, sắc nước uống.

Trị đau bụng, tiêu chảy: 150g cọng rau lang, một ít muối ăn. Cọng rau lang rửa sạch, thái đoạn, thêm muối xào đến khi vàng, thêm nước sắc vào uống.

Trị đầu ngón tay sưng tấy, viêm, làm mủ: Lá rau lang tươi, đường trắng đủ dùng. Lá giã nát, thêm đường trắng vào, đắp lên chỗ bị thương, mỗi ngày 1 lần.

Trị bị chó dại, rắn, rết cắn, ong chích, bò cạp chích: Lá rau lang non, đường đỏ đủ dùng. Lá rau lang giã nát, thêm đường đỏ vào, đắp lên chỗ bị thương.

Trị mọc nhọt phía sau đầu (vị trí: mụn nhọt mọc từ xương chẩm đến đốt sống thứ 7, đối xứng với miệng): Kkhoai lang sống, rau diếp cá đủ dùng. Khoai lang, rau diếp cá rửa sạch, khoai lang xắt nhỏ, giã nát với rau diếp cá đắp lên chỗ nhọt.

Trị da lở loét, đau, chảy máu: Khoai lang sống đủ dùng. Khoai lang rửa sạch, thái nhuyễn, giã nát, đắp lên chỗ bị loét. Phương thuốc này còn có tác dụng tiêu viêm, cầm máu, giảm đau.

Trị tiểu đường: 75g là rau lang tươi, 150g bí đao. Hầm như rau lang với bí đao để ăn, mỗi ngày 2 lần.

Trị phụ nữ ít sữa: 300g lá rau lang, thịt ba rọi đủ dùng. Cho nguyên liệu vào nấu canh ăn.

Trị hoàng đản thấp nhiệt: Khoai lang đủ dùng. Khoai lang rửa sạch, xắt miếng, nấu chín ăn.

Trị đại tiện khó sau khi sinh: 250g khoai lang, mật ong vừa đủ dùng. Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, xắt miếng nhỏ, đổ nước vào nấu nhừ, thêm mật ong vào ăn.
Những bài thuốc giải độc
 Cấp cứu ngộ độc nặng ai cũng cần phải biết

Dưới đây là 13 bài thuốc ứng cứu hầu hết các trường hợp ngộ độc thức ăn, trúng độc khí, nhiễm độc cơ thể vô cùng hữu ích mà ai cũng cần biết phòng khi dùng đến.


Củ cải chữa trúng độc than củi

1. Cấp cứu ngộ độc thức ăn bằng thuốc Nam:

- Nếu mới ăn trong vòng 1-2 giờ đồng hồ thì dùng biện pháp làm cho nôn ra. Lấy 20g muối ăn hòa với 200ml nước sôi để nguội, cho uống nhiều lần để người bệnh nôn thức ăn ra, nếu chưa nôn được thì lấy đũa hoặc ngón tay móc vào cổ họng để người bệnh nôn.

- Nếu đã ăn sau 2-3 giờ đồng hồ và tinh thần còn tỉnh táo thì uống thuốc cho đi đại tiện ra phân lỏng, thúc cho thức ăn độc mau bài tiết ra ngoài, lấy 30g đại hoàng đun kỹ rồi uống, nếu là người già thì hòa 20g bột sắn dây vào nước nóng cho uống là sẽ lập tức đi ngoài phân lỏng.

- Nếu ăn phải cá, tôm, cua thiu thối thì lấy dấm ăn 100ml, nước đun sôi 200ml uống một lần. Nếu uống phải các đồ uống đã biến chất thì lấy sữa bò tươi hoặc các đồ uống giàu chất anhumin cho người bệnh uống, nếu vẫn chưa tỉnh thì phải đưa đến bệnh viện ngay.

Lưu ý: Giải độc trong thực phẩm: Dùng quả chuối xanh, thái mỏng ăn sống với các loại rau sống khác sẽ trừ được các chất độc ở rau sống hay thịt cá.

2. Chữa trúng độc hơi than bằng củ cải: Đem củ cải ép lấy 1 bát con nước cốt, hòa 30g đường rồi uống.

Lưu ý: 99% lượng can xi trong củ cải tập trung trong phần vỏ, khi chế biến không nên gọt bỏ vỏ.

3. Giải độc, trừ mẩn ngứa bằng canh trạch

- Chạch 30g (bỏ ruột), giun đất khô 10g, rau sam 50g sắc nước uống bỏ bã, ngày 1 lần.

- Chạch 30g, đại táo 15g, gia vị vừa đủ.

Nấu canh ăn ngày 1 thang, liều trong 10 ngày.

4. Giải độc bằng cây mơ lông:

- Dùng rễ và dây mơ lông 100g, đậu xanh 30g.

- Sắc uống làm 3 lần, mỗi lần cách nhau 2-3 giờ.

5. Chữa trúng độc phân hữu cơ bằng bí ngô:

- Lấy thịt quả bí ngô và củ cải lượng bằng nhau, giã nát, vắt lấy nước cho uống. Người bị trúng độc sẽ nôn ra và giải được độc.

- Tuy nhiên sau khi đã cấp cứu bệnh nhân tạm thời như trên cần đưa gấp bệnh nhân đến bệnh viện để giải độc triệt để.

6. Chữa nhiễm độc thức ăn, dị ứng các thức ăn do chất tanh, lạnh bằng rau ngổ: Dùng ngổ tươi từ 40g-80g rửa sạch ăn sống.

7. Gây nôn chữa ngộ độc đường tiêu hóa bằng lá dưa chuột: Theo Đông y dưa chuột vị ngọt, tính lạnh, tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, chữa phù thũng và bệnh kiết lỵ ở trẻ em.

Lấy lá dưa chuột giã vắt lấy nước cốt uống tức thời sẽ nôn thốc nôn tháo những thức ăn gây ngộ độc ra ngoài.

Chú ý: Những người lạnh bụng, thận hư không nên ăn nhiều dưa chuột.

8. Chữa chứng ngộ độc nặng bằng dầu vừng:

Triệu chứng: Bị trúng độc năng, đại tiện ra máu, màu như màu gan. Hoặc nôn ra máu, đau họng, tức nghẹt, bụng chướng.

Lấy 1 bát dầu vừng uống nôn hết chất độc ra là khỏi.

9. Chữa ngộ độc thịt gia súc bằng đậu ván trắng: Đậu ván trắng (bạch biển đậu, đậu mày tằm…) có vị ngọt, tính mát, hòa được với các tạng, trừ được phong, giải được cảm nắng, làm mạnh tỳ, trị được chứng thổ tả, ói mửa…

Đậu ván trắng.

Lấy 1 thăng đậu ván trắng, nướng cháy, nghiền mịn như bột. Mỗi lần dùng 3 đồng cân hòa với nước uống.

10. Giải độc thức ăn bằng dưa bở: Tất cả các bộ phận của cây dưa bở đều có thể dùng làm thuốc. Đặc biệt là bộ phận cuống dưa thường được dùng để gây nôn, giải độc thức ăn.

- Lấy 1g cuống dưa, 3g đậu đỏ hạt nhỏ, nghiền thành bột trộn lẫn rồi uống.

- Có thể chiêu thuốc bằng nước sôi hoặc nước sắc đậu sị (đậu đen) để có tác dụng mạnh.

Sau khi uống loại thuốc lày sẽ có tác dụng gây nôn, giúp bệnh nhân nôn ra chất độc. Trong trường hợp uống liều thuốc này mà vẫn chưa gây nôn, có thể cho tăng liều thêm một chút để có hiệu quả tốt nhất.

11. Chữa nhiễm độc chì bằng đậu xanh

Mỗi ngày dùng 120g đậu xanh, 15g cam thảo đun thành canh.

Chia làm 2 lần uống với 300mg vitamin C. Uống liền 15 ngày là một liệu trình chữa trị.

Điều trị liên tục hai tuần liền là cơ bản có thể chữa được bệnh.

12. Chữa ngộ độc sắn bằng đậu xanh:

Triệu chứng: Mới đầu cảm thấy chóng mặt, nhức đầu, choáng váng, rạo rực khó chịu, tiếp theo là nôn mửa, có người bị đau bụng, dần dần sắc mặt tái đi, khó thở, thở nhanh và nóng.

Lấy một bát đậu xanh giã nát, đun sôi để nguội. Lọc nước đó chia làm 2 phần, uống cách nhau 1-2 giờ sẽ giải được độc.

Chữa ngộ độc cua cá bằng quả trám: Trám có 2 loại là trám trắng co vỏ màu xanh lục và trám đen có vỏ màu tím thẫm. Quả trám vị chua, tính ấm, có tác dụng giải khát, thanh giọng, giải độc cá, giải say rượu mê man, nhức đầu. Trám dùng làm thuốc thường là trám trắng.

Lấy trám trắng 30g sắc nước uống. Cách này cũng dùng cho trẻ em lên sởi và chữa bệnh hoạt huyết.

13. Chữa ngộ độc do ăn nhầm các loại cá có độc

- Lá tía tô 40g, cho 2 bát nước sắc còn 1 bát uống giải độc.

- Đông qua (cây bí) còn tươi 40g, giã nát, vắt lấy nước, uống nhiều lần trong ngày.

- Vảy cá các loại 50g, đốt thành tro, lấy 1 thìa canh hòa với nước uống.

- Đậu đen 100g nấu với 1 lít nước cho nhừ uống nhiều lần trong ngày.