Thứ Bảy, 7 tháng 2, 2015

Dịch kinh phương đông và huyền bí học phương tây gặp nhau !

         
   

 KYBALION
                    *
Nơi tựa quyển sách này, có lời giới thiệu như sau
     “Pháp văn”
     (Sách Kybalion, quả quyết là một quyển sách
vượt loại thường, nó là ấn chứng của sự khôn ngoan
và huyền diệu. Quyển sách nhỏ này thật thâm sâu
dưới một hình thức thật giản dị: nó cực kỳ sâu sắc…
Những định luật tối cao chỉ huy mọi hiện tướng trên
đời, và cả bản thân chúng ta nữa, đều đã được trình
bày một cách hết sức đơn giản).
     Quyển KYBALION, mà chúng tôi thường đề cập
đến như là một quyển “kỳ thư”, một quyển kinh Dịch
của Ai Cập và Hy Lạp cổ truyền: nó vừa là một quyển
minh triết (Sagesse), vừa là một quyển sách huyền
nhiệm (mystère) dùng làm căn bản cho tất cả mọi thứ
học huyền bí cổ đại ở miền Trung Đông, Ai Cập và
Hy Lạp. Những nguyên lý căn bản của nó đều là
những nguyên lý mà kinh Dịch của Trung Hoa đã nêu
ra. Điều đặc biệt nhứt là những nhà bình giảng nó, đã
dùng khoa học cận đại để giải thích, nên những gì thật
huyền bí đã trở thành rất dễ hiểu cho những ai có trình
độ khá cao về khoa học Tây phương cận đại và hiện
đại.
     Quyển sách mà chúng tôi được hân hạnh nghiên
cứu đã được mua từ năm 1927, và cho đến nay dường
như không thấy được tái bản. Dưới đây một vài đoạn

văn tiêu biểu trích trong quyển rất quý báu ấy để các
bạn thưởng thức và so sánh:
     “Pháp văn”
     (Những nguyên lý chánh của Chân lý tối thượng
chỉ có bảy: kẻ nào hiểu biết được nó là đã nắm được
cái chìa khóa màu nhiệm mở được tất cả những cửa
Đền Chân lý trước khi đá động đến nó).
     “Pháp văn”
     (Bảy nguyên lý trên đây đều là những nguyên lý
căn bản đã được trình bày trong Kinh Dịch.
    1. Nguyên lý thứ nhứt: Chính là chỗ mà Dịch gọi
là Thái Cực, hoặc Thái Nhất (Đạo). Nó là một bầu
điện khí linh thiêng, nguồn sống của Vũ trụ, Vạn vật,
Đạo, người Tây phương dịch nó là Mental Cosmique,
đó là chữ THẦN của kinh Dịch. Esprit, (viết với chữ
E hoa) là để phân biệt với chữ thần (esprit) đối với vật
(matìere). Cho nên mới nói “Le Tout est Esprit”,
“l’Univers est Esprit”.
     Vũ trụ do Khí âm dương mà ra, nhưng Khí ấy
gọi là THẦN, cho nên tác dụng của cả âm lẫn dương
mới là Thần: “Tinh khí vị chi THẦN” 133. Âm là tinh,
Dương là khí, cả hai hợp lại mới thành vật. Cái sự
phối hợp ấy gọi chung là Thần (Esprit): “Âm Dương
bất trắc chi vị THẦN”. “Bất trắc” đây có nghĩa là chế
hóa lẫn nhau, luôn luôn có mặt (lưỡng tại) không bao
giờ rời nhau, qua lại với nhau và trao đổi với nhau
“không lường trước được”. Tất cả mọi sự sinh, khắc,
chế, hóa… của Âm Dương Ngũ Hành. Đó là Thần
hóa.
     Một nơi khác đã định nghĩa chữ Đạo như vầy:
“Đạo sinh Nhất, Nhất vi Thái cực… Nhất, hà dã?
Thiên địa chi tâm dã, Tạo hóa chi nguyên dã”. (Tống
Nguyên Học án…, tr 122). Đạo sinh Một, Một tức là
Thái cực… Một là gì? Là cái TÂM của Trời (Dương)
Đất (Âm). (Xem quyển Tinh hoa Đạo học Đông
phương).
     Câu “Le Tout est Esprit” có nghĩa là “Tất cả là
Đạo”, là Thái cực: “Vật vật các hữu Thái cực”.
    2. Nguyên lý thứ hai: Câu “Ce est an haut est
comme ce qui est en Bas…”, tức là câu: “Thiên Nhơn
tương ứng”, bất cứ sự việc gì đều cùng một lý như
nhau. Biết rõ sự cấu tạo của một hột nguyên tử là biết
rõ sự cấu tạo của một dải Ngân hà. Sách Kybalion
bình về điểm này có viết: “Pháp văn”.
    3. Nguyên lý thứ ba: Tất cả không có cái gì đứng
yên một chỗ: không có cái gì không máy động; không
có cái gì không rung động (Rien ne repose; tout
remue; tout vibre). Chính đây là cái nghĩa chánh của
Dịch: Dịch là biến.
    4. Nguyên lý thứ tư: Tất cả đều có hai mặt; những
đối cực đều cùng một bản tánh nhưng khác độ; những
cái cực đoan lại gặp nhau; tất cả mọi chân lý đều là
những chân lý một mặt (một nữa chân lý); tất cả mọi
nghịch thuyết đều có thể dung hòa. Đó là cái chân lý:
“Một mà Hai, Hai mà Một” của Dịch lý: “Thái cực
nhi lưỡng nghi, lưỡng nghi nhi Thái cực”. Đó là cái lý
“bất nhị nhất nguyên” của Dịch.
    5. Nguyên lý thứ năm: Cái gì cũng trôi qua, và trôi
đi mãi mãi; sự gì vật gì đều có cái thời gian của nó; tất
cả đều tiến rồi thối; sự qua qua lại lại của cái đòng
đưa đều hiện lên trong mỗi sự vật; sự lắc qua bên mặt
cũng đồng với sự lắc qua bên trái; tiết điệu luôn luôn
không không thay đổi. Dịch bảo: “Biến hóa giả, tiến
thoát chi tượng dã. Vãng lai bất cùng vị chi thông”.
    6. Nguyên lý thứ sáu: Nhân nào quả nấy; tất cả
việc gì đều xảy ra theo đúng luật định cả; cái mà ta
gọi là “May mắn” chỉ là một tiếng nói vô nghĩa vì
không hiểu Luật; có rất nhiều nguyên nhân và không
có một sự vật nào vượt thoát được Luật tự nhiên của
Trời Đất cả. Tức là chỗ Dịch bảo: “cùng Lý tận Tánh”
để mà “tri Cơ thám nguyên”.
    7. Nguyên lý thứ bảy: Bất cứ sự vật gì đều có một
âm một dương; bất cứ trên bình diện nào đều có âm
dương cả. Bình luận về nguyên lý này, sách Kybalion
đưa ra nhiều ý kiến rất hay và lưu ý chúng ta đừng
hiểu lầm hai tiếng âm dương giống với sự phân giống
về vấn đề sinh lý, giữa giống cái và giống đực. Đoạn
văn sau rất đặc biệt: “Pháp văn”.
     (Người ta thường dùng danh từ Âm như là cái gì
đó có tánh cách tiêu cực (négatif) và Dương như một
cái gì có tánh cách tích cực (positif). Danh từ tiêu cực
mà các nhà khoa học đã dùng trước đây không xác
đáng, phải gọi là “cathode” (âm cực), vì theo ngữ căn
của nó, có nghĩa đi xuống (mà Dịch gọi là “Âm
giáng”, lại cũng có nghĩa là “đẻ ra” (engender). Từ
chỗ âm cực (cathode) xuất hiện những “điện tử”
(électrons). “Cathode” là nguồn gốc (như Bà mẹ) sinh
ra những hiện tượng lạ lùng đã làm thay đổi những
quan niệm vật lý cách đây đã lâu. Nó là nguyên lý Âm
(Principe Maternel) mà nhà Lão gọi là Huyền tẩn:
Huyền tẩn chi môn, thi vị thiên địa căn. Thiếu âm, vạn
vật không tồn tại.
     Cái thói quen gọi Âm trước Dương sau, là căn cứ
vào lý do cuộc chuyển hóa Vũ trụ bắt đầu sinh trong
bóng tối và âm lạnh (Đông Chí, hướng Bắc, canh
khuya): “Nhất dương sinh ở thời Tý”.
                             *
Trích từ (DỊCH HỌC TINH HOA ) Nguyễn Duy Cần 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét