Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Phép giải oan thích kết




 Phật dạy :
   Các vị Bồ Tát phải thiện xảo phương tiện trong việc hoằng dương chính pháp, lợi lạc quần sinh. Tức là Bồ Tát phải khéo léo vận dụng các phương pháp thích hợp để truyền bá tư tưởng giáo lý của Đức Phật. Tương truyền, khoa cúng đàn thập cúng trong đó có khoa giải oan cắt kết là do Tổ Huyền Quang, Lưỡng Quốc Trạng Nguyên soạn từ thời Trần, để thông qua việc cúng lễ, nơi tập trung đông Phật tử, dân làng và con cháu hiếu chủ mà tuyên truyền, quảng bá tư tưởng lục độ Ba La Mật của Phật giáo Đại thừa, giúp cho họ bỏ ác tu thiện.
   Vậy mà một thời nó được gắn với tội mê tín . Chuyện lầm lẫn đó cũng không lạ. Bởi vì trống, phách, kèn, sáo ầm ĩ các sư pháp sự mặc áo cà sa đầu đội mũ thất Phật, tay kéo, tay dao, khai hoa, kết ấn, chạy đàn cắt những hình người rồi đốt, đọc, tụng toàn âm Hán - Việt chẳng biết ý nghĩa mô tê, nên các nhà quản lý xếp luôn vào với mê tín cho xong. Nhưng thực chất đàn cúng giải oan cắt kết là hiển giáo, lấy việc làm cụ thể để diễn đạt cho cái trừu tượng không có hình tướng, mượn lời nói để giải thích cho những chỗ cốt lõi của đạo không thể dùng lời nói mà diễn đạt được.
 Về hình thức : 
   Dùng một tấm vải trắng dài khoảng 8 - 10m rộng 0,40m. Căng ngang trước đàn và dán lên đó các hình người có ghi Lục căn, Lục trần, Lục thức, Lục độ Ba La Mật, Thập nhị nhân duyên và một cái khiên cũng theo hình người nhưng lớn hơn treo ở tại đoạn giữa và hai đầu vải thắt lại mỗi bên ba nút. Khi cắt hết các thứ tượng trưng trên thì tấm vải được cắt tại điểm giữa thành hai đoạn.
   Bạ kết đầu : Khi Pháp sự cắt kết thì cắt nhãn căn, sắc trần, nhãn thức, cắt giải phụ tài, cắt vô minh và hành trong 12 nhân duyên và cắt một chân của cái khiên và cửi ra một nút thắt ở đầu vải.
   Bạ hai : Pháp sự cắt nhĩ căn, thanh trần, nhĩ thức, cắt giải, phụ mệnh, cắt thức và danh sắc trong 12 nhân duyên và một chân thứ 2 của khiên.
   Bạ kết 3, 4, 5, 6 cắt các căn, trần, thức.... còn lại và mỗi bạ kết cắt xong thì cửi tháo ra một nút vải thắt buộc. Ngay trên đầu khoa cúng Tổ đã giới thiệu sơ lược về thân thế và sự nghiệp, nguyện lực của Phật cứu độ chúng sinh. “Ngưỡng bạch Đức Phật! Ngài là bậc giác ngộ tròn đầy, biết thế giới là vô thường, dủ lòng từ bi mà cứu khổ cho chúng sinh. Cho nên Ngài giáng sinh vào hoàng cung, cưỡi ngựa trắng vào núi tuyết để tu hành. Vào rừng xanh mà cắt tóc tu hành, chim khách thước làm tổ trên đầu. Con nhện giăng tơ trước mắt. Tu tịch diệt mà chứng quả chân thường, đoạn trừ trần lao mà thành chính giác. Ngài khéo dùng pháp phương tiện cảm ứng khắp cùng, cúi xin Ngài thương xót chúng sinh mà chứng minh công đức này. Hôm nay có trai chủ......... lòng tin thuần khiết hết lòng nương tựa vào khoa giáo mở đàn lục độ diễn giảng kinh văn, nhờ những lời dạy bảo giúp thêm của pháp sự. Nghĩ rằng vong linh do căn với trần đối đãi nhau khiến cho oan nghiệp trói buộc. Nay nhờ pháp môn Phật dạy để cửi bỏ những mối kết buộc cho chúng sinh. Tín chủ thành tâm thay cho chân linh tới trước Tam Bảo để giải những những phiền não từ hồi vô thủy.
  Như vậy muốn cho đàn cúng giải oan cắt kết thành công, điều cơ bản là trai chủ phải thành tâm thay cho các vong linh ở trước Tam Bảo với lòng thương và chứng minh của Phật để mà giải kết. Điều quan trọng thứ hai là các vị pháp sự phải thực hành theo đúng như khoa giáo và cũng phải nhất tâm. Bởi vì lòng tin là mẹ đẻ ra mọi công đức thiện.
  Tiếp theo khoa cúng nêu lên nguyên nhân vì sao mà vong linh bị kết buộc dẫn đến đau khổ trầm luân không thoát ra được và đưa ra ví dụ của Đức Phật trên Hội Lăng Nghiêm, Ngài đã lấy khăn vải kết buộc vào lại cởi bỏ ra để dạy cho đệ tử là A Nan và đại chúng rằng : “Này A Nan, khiến cho các ông nhiều kiếp sinh tử luân hồi, chỉ vì sáu căn mà làm cho các ông chứng được đạo quả Bồ Đề an vui giải thoát, cũng chỉ vì sáu căn của các ông mà thôi”.
   Phật học phổ thông tập 3, tr.518
   “A Nan ông xem cái khăn đã buộc sáu nút dây có thể đồng một thời mở được hết sáu nút được không?”. “A
Nan
trả lời :“Bạch Thế Tôn : Sáu nút tuy cùng một cái khăn, song khi buộc đã tuần tự mà buộc, thì khi mở cũng phải theo thứ lớp mà mở không thể cùng một lúc mà mở được hết”.

  Phật học phổ thông tập 3, tr.524 Trong khoa viết : Kính nghe! Diệu tính vốn lặng trong, thường ở yên không có đi có đến. Ở trong chân như không thay đổi mà tùy theo điều kiện mà hiện ra là sắc hay là không (vật chất hay tinh thần). Chỉ vì trong một loáng khởi lên vọng tâm mà khuấy động biển giác vốn lặng trong làm cho tam tế chuyển ra thành nghiệp. Lục thô khởi do trí trói buộc mà bị khổ. Tướng tựa vào tính khởi mà tình sinh, trí cách ngàn trùng, tâm chạy theo vật đổi. Tướng biến dẫn đến hình thể khác ra vạn trạng, cho tới lấy nợ, trả nợ đều là theo mê vào mê. Hoặc, nghiệp, khổ gộp lại thì ác xấu tỏa ra. Căn, trần, thức gắn kết như keo sơn.  

  Mắt nhìn thấy sắc, nhãn thức tham đắm mà ái nhiễm lớn lên không ngừng.
  Tai nghe tiếng, nhĩ thức phân biệt mà phải trái nối dài, cho đến mũi, lưỡi, thân, ý kết giao với xúc, pháp, vị, hương.
  Thức dựa vào căn, căn dựa vào trần ba duyên hòa hợp. Tình sinh ái, ái sinh ham muốn, nên bị vạn kiếp luân hồi. Một ngày thành oan gia thì nhiều đời khó mà giải thoát. Cảnh trần bên ngoài khuấy động, phiền não trong tâm nhiễm trược càng tăng. Không dời cảnh trên mà không bị trầm luân và không có giải thoát.
   Trong giáo pháp thanh tịnh mà tự sinh ra trói buộc. Đức Phật tại Hội Lăng Nghiêm nói rộng nghĩa Đại thừa rồi lấy chiếc khăn hoa ra buộc kết vào lại cởi nút ra vì mọi người mà giải thích về lục căn và lục kết. Cho nên nói rằng Đức Thế Tôn là bậc thày tự tại, từ chỗ không có lời nói mà mượn lời để nói. Ở trong hư không kết buộc trong cái không mà giải cái không đó. Nay nhờ sức từ bi của Phật sẽ vì chân linh mà giải kết”. Qua đoạn văn bạch trên chúng ta thấy do sáu căn tiếp xúc với sáu trần khởi lên vọng niệm phân biệt nên bị trói buộc gọi là kết. Còn bậc thánh nhân cũng từ căn trần ấy nhưng vì giác ngộ, không khởi phân biệt, không chấp thật có ngã, có pháp, nên được giải thoát thì gọi là Giải thoát.
  Kinh Lăng Nghiêm Phật dạy :“Căn, trần cùng một thể, triền phược và giải thoát không hai (mê thì triền phược, ngộ thì giải thoát). Các thức hư vọng cũng như hoa đốm giữa hư không. Vì có trần cảnh, nên ở nơi căn mới khởi ra phân biệt. Vì đã có cái năng phân biệt ở nơi căn nên mới hiện ra cái tướng bị phân biệt là cảnh. Căn (kiến) và cảnh (tướng) đối đãi nhau vọng hiện, chứ không thật có (vô tính)

   Phật học phổ thông tập 3, tr.518. 

Trích : www.baolavansu.com/

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TANG LỄ !

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TANG LỄ !


Người sắp chết có những dấu hiệu gì báo trước?

Thật kỳ lạ, xưa nay đã ai chết hai lần đâu mà biết trước rút kinh nghiệm, thế nhưng, có những cụ cao tuổi có kinh nghiệm "Tri thiên mệnh", biết trước được ngày mất của mình, mặc dầu ngày hôm trước vẫn khoẻ mạnh, thậm chí có người còn tính trước được giờ mất, đánh điện cho con cháu xa về. Trong trường hợp đó gia đình phần nào đã chủ động chuẩn bị tang lễ, nhưng những trường hợp đó rất ít.

Đối với những người già yếu, có những dấu hiệu gì báo trước giờ hấp hối mà ta có thể quan sát được ?

Xem thần sắc : chủ yếu xem hai đáy mắt còn tinh anh không hay đã đục mờ.
Sờ chân tay xem còn nóng hay đã lạnh, người sắp chết thường lạnh từ đầu đến chân. Có người còn nhận biết mình đã chết đến đâu.
Mạch rất trầm, có khi người còn sống nhưng không bắt mạch được nữa. Đối với người suy tim, sờ tưởng như tim đã ngừng đập, nhưng vì đập yếu nên không phát hiện được.
Để một ít bông vào lỗ mũi mà bông không còn động đậy tức là đã tắt thở.
Có người đau ốm lâu dài, bỗng nhiên mạnh khoẻ trở lại rất tỉnh táo, nhiều khi đó là dấu hiệu của ngọn đèn hết dầu loé sáng lên để rồi tắt ngấm. Các cụ già thường bỏ ăn, hoặc là rất muốn ăn nhưng ăn được rất ít trước khi mất.
Cũng có trường hợp, mệnh đã tuyệt nhưng có lẽ vì nuối tiếc con cháu ở xa chưa gặp được, hoặc do được bổ xâm hồi dương với hy vọng trong muôn một có thể qua khỏi hoặc kéo thêm ít giờ để tránh ngày xấu như trùng tang, trùng phục... thì có thể kéo dài thêm chút ít.

Theo dõi đầy đủ xin mời các bạn vào đây !

Hiện tượng quỷ nhập tràng

Đó là hiện tượng xác chết tự nhiên bật dậy. Hiện tượng này rất hiếm nhưng đã xảy ra, do đó trong phong tục đã có sự kiêng cự để phòng xa, gọi là "Quỉ nhập tràng" nhưng thực ra không có ma quỷ nào nhập vào xác chết. Nguyên nhân: Do điện âm tích tụ trong thi thể người mới chết chưa kịp thoát ra hết, gặp phải luồng điện dương cực mạnh cuốn hút.
Xác chết tự nhiên bật dậy là do sự cuốn hút bởi một ngoại lực có cảm ứng điện trường. Vì vậy theo quan niệm dân gian, khi trong nhà có người mới chết kiêng cự nhất là không để cho con mèo bất thần nhảy qua xác chết (người ta phải canh giữ, phải nhốt mèo lại). Đã có trường hợp, chén rượu hắt văng vào xác chết, giọt nước mắt có hơi ấm nhỏ vào xác chết cũng tạo thành luồng khí, có thể cuốn hút xác chết bật dậy nhưng ngã xuống ngay tức thì. Hiện tượng xác chết đuổi theo người sống: Xác chết không thể bước đi được mà do hơi nóng của người sống cuốn hút, hoặc trường hợp có luồng không khí đối lưu cân bằng khi xác chết ở tư thế đứng song song với người sống. Việc dỡ ngói hay tranh trên mái nhà để ánh sáng mặt trời trực tiếp rọi vào cũng nhằm triệt tiêu hiện tượng cuốn hút đó.
Giải mã hiện tượng quỷ nhập tràng
Anh nhân viên nhà xác vừa chạm tay vào tấm vải trùm tử thi thì bất ngờ hai cánh tay tử thi đưa lên quàng vào người anh.
Trong cuốn "Thế giới kỳ bí" của nhà xuất bản Thanh Hóa, một câu chuyện về hiện tượng quỷ nhập tràng đã diễn ra ở bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đã khiến người đọc ấn tượng mạnh. Tóm tắt câu chuyện như sau: vào năm 1952, hai nhân viên nhà xác lên phòng cấp cứu chuyển một tử thi xuống. Đến 10h tối, người nhân viên cao tuổi coi nhà quản muốn ra phố ăn bát cháo. Ông ta bèn nhờ người đồng nghiệp trẻ ở lại trông nom rồi đi ra cổng bệnh viện.
Người đồng nghiệp này là một thanh niên còn trẻ tuổi mới vào nghề được vài ngày. Anh tha thẩn ở ngoài nhà quản một lát thì trời đổ cơn mưa nhỏ nên anh đành một mình bước vào căn phòng để các tử thi.
Đột nhiên anh nhìn thấy tấm khăn phủ tử thi vừa đưa vào động đậy. Nghĩ rằng căn phòng này có chuột, anh đến gần và tò mò đưa tay vén tấm vải trùm tử thi lên xem xét. Đột ngột cơ thể tử thi nằm trên bàn run lên bần bật. Trong khi anh nhân viên còn chưa hoàn hồn thì hai cánh tay xác chết đưa lên quàng vào người anh. Ba hồn bảy vía tá hỏa, anh co chân chạy thục mạng ra cửa và hình như thây ma vẫn đuổi theo sau.
Điều kỳ lạ nhất là tuy đôi chân thây ma không cử động được nhưng cả thân xác vẫn bay theo người nhân viên này. Trong lúc chân tay bủn rủn, trí óc tê liệt tưởng không chạy được nữa thì anh nghe thấy một tiếng thét bên tai: “Hãy chạy vòng quanh gốc cây nếu mày muốn sống”. Không kịp xem ai nói câu đó nhưng anh tự nhủ hãy gắng làm theo lần cuối.
Quả nhiên sau khi chạy vòng quanh một gốc cây bên thảm cỏ, anh nghe có tiếng đổ vật xuống đất sau lưng. Vừa thở dốc anh vừa ngoái cổ nhìn lại. Đó chính là thây ma đang nằm dài trên mặt đất, cách nơi anh đứng vài mét.
Một bóng đen tiến đến đưa tay vỗ vào vai anh thều thào: “Rồi chú sẽ quen với hiện tượng này thôi, đừng sợ”. Dù nhận ra đó chính là giọng nói quen thuộc của ông nhân viên già tuổi, nhưng anh vẫn ngất đi bất tỉnh.
Hiện tượng quỷ nhập tràng được giải thích dưới góc độ khoa học.
Một câu chuyện rùng rợn khác vẫn được truyền tụng như một trong những ví dụ điển hình của hiện tượng quỷ nhập tràng là câu chuyện những người lái buôn ngủ trọ. Chuyện xưa kể rằng, có 7 người đàn ông làm lái buôn đi lên mạn ngược lấy hàng. Một buổi tối họ lỡ độ đường nên phải xin ngủ nhờ trong nhà một người Kinh lên lập nghiệp ở trong vùng.
Người chủ nhà nói rằng nhà chỉ có 2 vợ chồng, vợ ông bị cảm nặng nằm trong buồng còn ông bây giờ phải đi tìm thuốc cho vợ sáng mai mới về. Ông cho các lái buôn mượn nhà ngủ trọ và trông nhà cho ông.
Sau khi chủ nhà đi rồi, trời cũng sập tối. Bảy người lái buôn cơm nước xong bèn quây quần vào một góc nhà để ngủ. Lúc gần sáng, người lái buôn nằm ngoài rìa bỗng cựa mình thức dậy vì một luồng gió lạnh luồn vào nhà. Ông lơ láo nhìn vào phía trong, thấy cửa buồng của vợ chủ nhà mở trống, ngọn đèn dầu trong buồng đang nhỏ như hột đậu xanh bỗng phụt lên sáng rõ rồi mới nhỏ lại dần.
Ngay lúc đó có tiếng người hút thuốc lào. Tiếng điếu cày dứt thì có tiếng dép lẹp xẹp rồi bà chủ nhà vụt bước ra ngoài. Thật bất ngờ, người đàn bà này đến bên người lái buôn thứ nhất luồn hai tay xuống nhấc bổng ông lên như nhấc một miếng gỗ thường, đoạn bà ghé miệng vào mũi người lái buôn hít một hơi dài. Hít xong lại đặt người đàn ông nằm xuống y như cũ rồi bước trở vào trong buồng.
Bên trong ngọn đèn dầu lại phụt lên sáng rõ như hồi nãy rồi cũng lụi dần. Tiếng điếu cày lại vẳng lên từng chập. Độ 5 phút sau người đàn bà lại hiện ra một lần nữa, bước ngay đến chỗ người lái buôn thứ hai, nâng đầu ông ta dậy, kề miệng vào mũi hít một hơi dài như lần trước, rồi lại đứng lên quay trở vào buồng.
Người lái buôn nằm ngoài bìa hết sức ngạc nhiên nhưng cố im lặng để xem hiện tượng kỳ quái này ra sao. Rồi cứ như lúc đầu, mỗi lượt đèn phụt sáng lên, tiếng điếu cày ròn rã, người đàn bà lại hiện ra, tái diễn cảnh tượng cũ, lần lượt đến người lái buôn thứ 6.
Lúc này người thứ 7 đang thức, trống ngực đánh thình thình nhưng vẫn nằm im không dám cựa quậy. Khi người đàn bà vừa quay đi, anh ta khẽ sờ vào mình bạn nằm bên cạnh thì thấy da thịt lạnh ngắt như xác chết. Anh ta hoảng hồn vùng phắt dậy. Người đàn bà nghe thấy tiếng động quay lại nhìn, anh ta khiếp đảm quá thét lên một tiếng rồi cắm đầu chạy.
Càng kinh khủng hơn, người đàn bà tức tốc đuổi theo. Anh ta càng chạy, bà ta càng cố đuổi cho kịp. Điều lạ lùng nhất là anh ta càng chạy nhanh người đàn bà càng đuổi nhanh, anh ta chạy chập, bà ta cũng chạy chậm.
Trời dần hửng sáng, người đàn bà kỳ quái vẫn đuổi theo anh lái buôn thứ 7 mà không chịu buông tha. Anh ta kinh hoàng quá không biết làm cách nào thoát chết. Bỗng bên đường trước mặt xuất hiện một cây gạo, trong đầu anh lóe lên ý nghĩ sẽ trèo lên đó trốn. Bỗng anh ta nghe đằng sâu có tiếng phập thật lớn rồi thân cây rung chuyển, anh ta hốt hoảng vấp phải cái rễ cây ngã vật xuống ngất đi.
Mãi lúc trời sáng hẳn, người qua đường bắt gặp cảnh tượng vô cùng khủng khiếp: ở gốc cây có người đàn ông nằm còn thoi thóp thở, bên cạnh có xác một người đàn bà ngã sang một bên, cánh tay phải xỉa ngập vào thân cây gần đến khuỷu.
Họ cứu chữa cho người đàn ông tỉnh lại. Anh ta thuật rõ những điều nghe thấy trong đêm với mọi người. Họ mới cho anh ta hay đám người lái buôn đã bị quỷ nhập tràng. Căn nhà họ vào xin ngủ trọ có người đàn bà chết còn quàn xác lại, nên mới hiện hình hớp hồn 6 người kia, còn anh nhờ chạy trốn kịp nên thoát chết.
Hiện tượng quỷ nhập tràng là khái niệm để chỉ việc xác chết tự nhiên bật dậy. Thời xưa khi khoa học còn chưa phát triển, dân gian không giải thích được nên gán cho ma quỷ nhập vào xác chết. Sự thực không phải vậy, không có ma quỷ nào cả.
Trong cuốn 100 điều nên biết về phong tục Việt Nam, tác giả Tân Việt đã có bài nói rõ về hiện tượng này. Theo ông, đây là do hiện tượng điện tích âm tích tụ trong thi thể chưa thoát hết ra ngoài, khi gặp nguồn điện dương thì thi thể sẽ bị hút.
Có khi giọt nước mắt nóng hoặc giọt rượu bắn vào cũng là một nguồn điện tích dương. Đặc biệt nếu con mèo nhảy qua thi thể sẽ dễ làm cho thi thể bật dậy nhưng sẽ lại đổ ngay xuống.
Để tránh hiện tượng đó, dân gian có kinh nghiệm là khi nhà có người chết thì dỡ ngói trên mái để ánh mặt trời chiếu vào. Ngày nay dưới con mắt khoa học, tập quán đó được giải thích là ánh sáng mặt trời sẽ giúp triệt tiêu nhanh chóng các điện tích âm trong tử thi để tránh hiện tượng quỷ nhập tràng.
Với việc xác chết đuổi theo người sống, ở phần lý giải của khoa học của cuốn "Thế giới kỳ bí" cũng thừa nhận rằng có những trường hợp xác chết đuổi theo người sống là do hơi nóng của người sống cuốn hút, hoặc trường hợp có luồng không khí đối lưu cân bằng khi xác chết ở tư thế đứng song song với người sống.
Mặc dù vậy, có lẽ hai câu chuyện nói trên đã phóng đại lên để dọa dẫm người khác. Bởi lẽ lực hút có thể đứt đoạn bất kỳ lúc nào chứ sao có thể chắc chắn đến mức khi người lái buôn chạy nhanh thì cái xác chạy nhanh, khi anh ta chạy chậm nó cũng chạy chậm.
Nguồn ( sưu tầm )