Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015

Vài lời giới thiệu về Kinh Dịch !


Ngày nay, có một số nhà bác học Tây phương

khá đông đã biết khai thác nó, và biết dùng đến khoa

học giải thích nó. Một số người chúng ta đã “reo

mừng” vì kinh Dịch đã được Tây phương khoa học

chấp nhận và ca tụng. Họ có lý. Nhưng, theo tôi, giá

trị thật sự của kinh Dịch đâu phải chỉ ở những gì nó

đã được khoa học Tây phương hiện đại chứng nhận,

mà chính ở những gì mà khoa học hiện đại của Tây

phương bó tay không khai thác nổi: tôi muốn nói đến

giá trị huyền nhiệm thiêng liêng của nó nơi tâm linh

con người. Cái mà phần đông các khoa học gia Tây

phương hiện đại khai thác được chỉ dừng ở phần kinh

nhị hạ của nó mà thôi. Chỉ một số nhỏ, từ khoa

nguyên tử học đã mở rộng biên giới hữu hình và vô

hình, và có lẽ sau này, kinh Dịch sẽ được phương

pháp nghiên cứu khoa học Tây phương giúp cho nó có

một bộ mặt thiết thực và khoa học, dễ hiểu hơn cho tất

cả mọi người, Dịch sẽ không còn một bộ mặt huyền bí

như xưa nữa. Sự cộng tác chân thành giữa Đông-Tây

sau này là nơi đây.

Đọc dịch khó, như đã nói trên đây, vì Dịch chẳng

những chỉ có một nghĩa, mà còn nhiều nghĩa. Dịch là

biến mà cũng là bất biến. Hay nói một cách khác,

Dịch là động: động trong cái tịnh. Bởi vậy, Triệu-

Khang-Tiết mới bảo: “Từ chỗ biến mà biết được chỗ

bất biến, mới có thể bàn tới Dịch”. Thật vậy, Âm

Dương là căn bản của mọi cuộc biến động, nhưng Âm

Dương lại chẳng phải hai, tuy trong thực tế rõ ràng là

hai. Khó là chỗ đó. Âm là tịnh, Dương là động.

Nhưng “Âm trung hữu Dương căn”; Dương trung

hữu Âm căn”3, thì trong Tịnh có gốc Động, trong

Động có góc Tịnh. Bởi vậy, Lão-Tử mới khuyên ta dè

dặt: “Họa trung hữu Phúc, Phúc trung hữu Họa”. Luật

này có thể gọi là luật quan trọng nhất: luật “Phản

Phục”. Toàn thể bộ Dịch chỉ nói đi nói lại cái có cái

luật ấy mà thôi. Trong 64 quẻ, không quẻ nào không

có tàng ẩn luật Phản Phục. Thử lấy quẻ Phong

 (Lôi- hỏa phong)
để làm một ví dụ điển hình. PhongHỏa Phong)

là nói về thời cực thịnh, vậy mà Thoán, Hào, Tượng

đều xấu là phần nhiều, lời răn đe lại cũng nhiều. Là vì

mầm họa thường núp trong phúc: phúc nhỏ, họa nhỏ;

phúc to, họa to. Lẽ trong thiên hạ, bất cứ trong trường

hợp nào, cá nhân hay toàn thể, hễ tịnh cực thì cái

triệu suy vong đã nằm sẵn nơi trong rồi. Cũng như

mặt trời lúc đứng bóng, thế nào cũng sắp xế; mặt

trăng lúc tròn đầy, thế nào cũng khuyết lần (nhựt

trung tắc trắc, nguyệt doanh tắc thực). Phong là thời

cực thịnh, vậy phải lo đến cái cơ suy sắp đến. Cho nên

gặp thời Phong, tuy đáng mừng mà cũng đáng lo.

Nhưng, đáng lo nhất là lúc cực thịnh, nghĩa là không

phải lo thịnh mà lo “quá thịnh”. Cũng như đắc ý là

thường, nhưng đáng lo nhất là lúc “quá đắc ý” 4. Hễ

được doanh (tràn đầy)thi phải lo hư (thiếu hụt) sắp

tới, gặp thời tiêu (mòn lần) là cũng nên hy vọng thời

tức (nở ra) sắp đến. Sự vật đều như thế, thì việc người

cũng chẳng khác hơn. Bốn chữ doanh hư tiêu tức tiếp

nói nhau như một Âm một Dương: “nhất Âm nhất

Dương chi vị Đạo”. Bốn chữ này, Thoán truyện chỉ có

nói ở quẻ Phong và quả Bác. Ở quẻ Bác đạo

người quân tử đang tiêu hư, nhưng mà đã có cái cơ

doanh tức cùng lúc ấy mà sinh ra. “Vật cùng tắc

biến” là luật căn bản của Dịch. Cho nên, ở trong tiêu

hư đừng sinh lònh chán nản. Thời Phong, là đến lúc

tức doanh nhưng mà cũng chính là lúc tiêu hư bắt

đầu sinh ra. Tóm lại, thời Bắc (tăm tối nhất) trong đó

đã ngầm chứa “tức doanh”; thời Phong (sáng sủa

nhất) bên trong cũng ngầm chứa “tiêu hư”. Đọc

Dịch, chỉ cần đọc đến các quẻ Thái, quẻ Bĩ, quẻ Bác,

quẻ Phục cũng đủ thấy rõ cái lẽ thịnh suy, trị loạn tuy

do lẽ trời mà cũng cốt ở nơi người. Toàn thể bộ Dịch

đều như thế: có Trời mà cũng có Ta. Trời đây, là luật

tự nhiên: “thiên nhơn tương ứng”.

Dịch lý, vì vậy có đủ kinh đủ quyền, có lúc

thường lúc biến… Thánh nhơn học Dịch, theo lời cũ

mà phát minh được nghĩa mới, nếu cứ bo bo theo sát

văn từ, câu nệ mà chẳng biến thông, không sinh được

ý gì mới cả, sẽ không bao giờ học Dịch nổi. Dịch là

nói về lẽ sống. Người câu nệ là kẻ đã chết: chết trong

quá khứ, chết trong khuôn khổ. “Nhất hồi niêm xuất,

nhất hồi xuân” (Mỗi lần nói ra, mỗi lần mới).

Viết tập sách này, tôi đã nghiên cứu rất nhiều

sách vở xưa cũng như nay, sách ngoại quốc cũng như

sách trong nước. Nhưng có nhiều chỗ, tôi không theo

sách lại theo ý riêng, có khi lại quên cả sách nữa để

tiêu hóa sách, nhưng bao giờ cũng cố giữ đúng theo

những nguyên tắc căn bản và truyền thống của Dịch.

Dĩ nhiên khi bác bỏ, bao giờ cũng nên lên lý do. Vì

mỗi nhà mỗi có sự giải thích theo sở kiến của mình.

Theo bản thống kê các sách bàn về Dịch từ đời Chu

đến đời Thanh đã có 158 bộ, 1.761 quyển… Đó chỉ là

ước lượng. Đọc được tất cả, ta phải điên đầu. Phải

lọc lại, và giữ lấy cái phần tinh hoa. Đọc sách mà tin

ở sách một cách mù quáng, thà đừng đọc sách còn

hơn.

Dịch là tương đối luận: Âm, tự nó đâu phải luôn

xấu: Dương, tự nó đâu phải luôn tốt. Tất xấu, kỳ thật

đều do hai chữ Thời và Vị mà ra. Cũng như không có

gì gọi là Thiện, cái gì gọi là Ác một cách tuyệt đối.

Tùy công dụng của nó, trật tự vũ trụ nhân sinh mà có

chia phần Thiện Ác. Phần căn bản của Dịch là ở điểm

này, mà cũng là điểm cực kỳ quan trọng, vì nó đánh

tan được cái thành kiến của nhị nguyên luận chấp

“có” hoặc chấp “không”, nói theo danh từ nhà Phật.

“Thời”, là thời gian; “Vị”, là không gian. Âm

tuy có tánh cách thấp kém, tiêu cực, còn Dương có

tánh cách cao quý, tích cực, nhưng trong 6 hào tượng

trưng 6 thời, nếu được “đắc vị”, “đương vị” thì tốt,

mà “thất vị” hay “bất đương vị” thì xấu. Toàn 64

quẻ, thánh nhơn luận về sự kiết hung đều căn cứ vào

hai chữ THỜI và VỊ mà định tốt xấu, chứ tự nó không

có cái gì tuyệt đối xấu, cũng không có gì tự nó luôn

luôn tốt. “Nói về cương nhu, mỗi thứ đều có chỗ thiện

và bất thiện của nó: lúc đương phải dùng cương, thì

lấy cương làm thiện. Lúc cần phải dùng nhu, thì lấy

nhu làm thiện. Chỉ có “trung” và “chánh” mới không

có chỗ bất thiện mà thôi. “Hán Văn”. (Cương nhu các

hữu thiện, bất thiện. Thời đương dụng cương, tắc dĩ

cương vi thiện dã. Thời đương dụng nhu, tắc dĩ nhu vi

thiện dã. Duy “trung” dữ “chánh” tắc vô hữu bất

thiện dã). Nhưng cái gọi là “chánh” không như cái

thiện của chữ “trung”, vì được “chánh” chưa ắt được

“trung” được “trung” thì không bao giờ không

“chánh”. Tỉ như, sáu hào đều được “đắc vị” vị tất

điều là tốt cả: “đắc vị” còn cần phải “đắc trung” .

Đạo lý trong thiên hạ tuy có nhiều việc, nếu cho là

“chánh” thì vẫn chánh, nhưng lại vì hoặc bất cập,

hoặc thái quá mà thành ra “bất trung”. Bởi “bất

trung” nên chở thành “bất chánh”. Ở quẻ Kiền bàn

đến cái đức của người quân tử gọi là “long đức” có

viết: “long đức nhi chánh trung giả dã” … Hán Văn

… nghĩa là đức của người quân tử (ví như con rồng)

nếu được “đắc trung” mới được gọi là “long đức”. Vì

vậy, Dịch thường để chung hai chữ “chánh trung”.

Vấn đề Âm Dương hay Thiện Ác của Dịch là một

vấn đề vô cùng quan trọng. Thiện đức mà dùng sai,

không đúng thời đúng chỗ, không còn thiện nữa. Hơn

nữa Thiện hay Ác như Dương hay Âm vẫn cần thiết

cho trật tự vũ trụ, đứng theo đạo Trời (thiên đạo).

“Thiện Ác giai thiên lý” (Hán Văn) như Trình-Minh-

Đạo đã nói: “Âm Dương đồng đẳng và bình đẳng.

Bọn hủ Nho không làm gì hiểu nổi. Nhà Đạo học Ấn

Độ Anrobindo Ghose, trong quyển Héraclite, có viết:

“Trong trật tự chung của đạo, mỗi sự vật đều theo

cương vị của mình trong guồng máy chung mà hành

động; tùy cương vị và để gìn giữ quân bình, sự gì việc

gì xảy ra đều tốt, hợp lý, và đẹp đẽ cả chính ngay

trong công việc nó thi hành những mạng lệnh tự nhiên

của Tạo hóa. Ngay như cuộc thế chiến, theo người

này thì cho là cuộc tàn bạo, dã nam, khả ố, thế mà đối

với người khác thì đây biết đâu là một việc hay vì nó

mở đầu cho một sự canh tân đầy triển vọng cho sự bế

tắc của xã hội ngày nay. Nhưng đó cũng chỉ là quan

niệm tương đối nhị nguyên đang đứng giữa cái Ác và

cái Thiện để lựa chọn một bên nào. Đối với Thiên lý

mà nhìn về mặt quát của Thiên cơ, mỗi một hành

động nào bất cứ Thiện hay Ác đều là lẽ Trời cả, nên

đều được xem là tốt đẹp và hợp lý, dĩ nhiên là đối với

TRỜI (Đạo), chứ không phải đối với trí óc con

người” 5. Cũng như “tất cả mọi cuộc đại biến tự nhiên

đều là những cần thiết của Tạo hóa để giữ quân

bình” 6. Có hiểu được cái tương đối luận đặc biệt này

của Dịch, ta mới có thể vào được một cách dễ dàng

hơn thuyết tương đối độc đáo của Trang Châu, một

thứ tương đối luậndùng để đi thẳng vào tuyệt đối

luận, chứ không phải thứ tương đối luận của nhị

nguyên7.

Phải thật hiểu rõ bốn chữ THỜI, VỊ, TRUNG,

CHÁNH thì đọc Dịch mới thông. Người quân tử

không dùng đúng thời, đặt không đúng chỗ, sẽ không

dùng được chỗ nào hết. Trái lại, kẻ tiểu nhân mà đặt

đúng chỗ, dùng đúng thời, tiểu nhơn vẫn đắc dụng.

Dịch không nói thị phi, Dịch chỉ nói về lẽ lợi hại, kiết

hung mà thôi. Là vì Dịch chú trọng đến tự nhiên, gần

với Lão-Trang hơn gần với tư tưởng Nho gia chú

trọng nhiều về mối tương giao giữa người và người.

Quẻ Tiểu Quá, lời Thoán có câu: “Nhu đắc

trung, thị dĩ tiểu sự kiết dã. Cương thất vị nhi bất

trung, thị dĩ bất khả đại sự dã”. Trong quẻ Tiểu quá,

hào 2 và 5 là hai hào đắc trung. Nhưng cả hai đều là

hào Âm. Theo thông lệ, Âm là hàng tiểu nhơn. Dù Âm

nhu (tiểu) mà đắc trung, thì làm việc nhỏ được thành

công. Trái lại, làm việc lớn phải có tài (dương) và

Dương có đắc vị mới làm được việc. Nhưng ở đây, hai

hào Dương đều “thất vị” cả, lại chẳng được “đắc

trung”, làm sao đảm đương việc lớn cho nổi?

Vì sự quan trọng của chữ Thời trong kinh Dịch,

nên mới có câu: “Chu Dịch nhứt bộ thơ, khả nhất

ngôn nhi tế chi, viết THỜI”. Toàn bộ Chu Dịch, có

thể tóm có một lời, là chữ THỜI mà thôi.

Dù có đến 64 quẻ, chỉ có một cơ một ngẫu mà

thôi. Nhưng vì hai chữ Thời và Vị không đồng nhau

mới có cái biến vô cùng của sự vật. Con người cũng

vật, chỉ có một động một tịnh, nhưng vì Thời và Vị

không đồng nhau mới sinh ra vô số đạo lý khác nhau.
Sở dĩ gọi là dịch, chính vì thế. (Hán Văn)

Trước khi đọc Dịch cần có một luồng mắt thông

quan, nắm được một số nguyên lý căn bản thì đọc

Dịch mới có chỗ hứng thú và thụ dụng. Tuy sau đây,

tôi chỉ trình bày một cách sơ lược, nhưng có thể tạm

gọi là vừa đủ cho các bạn mới bắt đầu khỏi bị hoang

mang trước một rừng tư tưởng đầy mâu thuẫn, nhưng

là những thứ tư tưởng bao trùm mà Tây phương ngày

nay gọi là “pensée planétaire”, chứ không phải một

thứ tư tưởng duy lý phiến diện và một chiều của Tây

phương lý trí.

Triết học kinh Dịch là một thứ triết lý vô cùng

hết sức thực dụng, và ngay trong công việc bốc phệ

cũng đều là cơ hội để nhắc nhở con người cái luật

phản phục, tức là cái đạo “tri tiến thoái, tồn vong nhi

bất thất kỳ chánh” của bậc thánh nhân tinh thông

Dịch lý. Dù là được quẻ tốt hay xấu, dù là hỏi đến quẻ

hay không hỏi đến quẻ, dù chỉ đọc Dịch trong lúc

thanh nhàn nghiên cứu, thì quẻ nào cũng luôn luôn

chỉ nói lên cho các bạn cái luật “phản phục, tiêu

trưởng”, nhắc ta câu “phúc hề họa chi sở phục, họa

hề phúc chi sở ý”, chỉ đường mở nẻo cho cái đạo “tri

tiến thoái, tồn vong nhi bất thất kỳ chánh” như vừa

nói trên đây. Không một quẻ nào, dù Thái hay Bĩ, dù

Ích hay Tổn, dù Ký tế hay Vị tế đều có cả những lời

răn đe nhắn nhủ. Bất cứ một quẻ nào, hễ dưới xấu thì

trên tốt, dưới tốt thì trên xấu, không một quẻ nào hoàn

toàn tốt hay hoàn toàn xấu 9. Việc trong thiên hạ đại

để đều như thế cả. Dụng ý của thánh nhân thật là

thâm diệu vô cùng. Dù ở thời nào, đứng ở cương vị

nào, may hay rủi, không nên lạc quan mà cũng chẳng

nên bi quan. Dịch giúp ta luôn luôn giữ được tinh

thần điềm đạm.

*

1. Vật có cùng mới có biến, nhưng “tiệm biến”

chứ không “đột biến”, nghĩa là phải để ý đến luật

“tiêu trưởng”. Phàm Âm tiêu thì Dương trưởng,

Dương tiêu thì Âm trưởng. Thời Bĩ, âm trưởng dương

tiêu, tức là lúc tiểu nhân thạnh, quân tử suy, người

quân tử phải ẩn mới khỏi bị hại: “thiên địa bế, hiền

nhân ẩn”. Đó là đạo minh triết bảo thần của Dịch, há

riêng gì của nhóm Đạo gia.

Hào Dương sinh ở quẻ Phục, đến lúc cực thịnh

mới đến quẻ Kiền. Hào Âm sinh ở quẻ Cấu, đến lúc

cực thịnh mới đến quẻ Khôn, phải đâu việc một sớm

một chiều. “Tôi mà thí vua, con mà giết cha, nguyên

do đâu phải một sớm một chiều. Nó đã từ từ mà đến

như vậy!”. Cho nên việc gì cũng phải lo phòng bị

ngay lúc đầu: phòng loạn hơn trị loạn.

Luật “tiêu trưởng” do luật “phản phục”, cho

nên Dịch không chủ trương “tiến” mà nói “biến”.

“Biến hóa giả, tiến thoái chi tượng”. [Hán Văn]. (Biến

hóa, chỉ là cái tượng của sự tiến rồi thối.). Ngày đi,

người phải hòa đồng cùng nhịp sống của vũ trụ thiên

nhiên: “Nhơn pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên

pháp Đạo, Đạo pháp Tự nhiên”.

3. Vì luật “tiêu trưởng”, đọc Dịch cần lưu ý đến

hào Tứ, Ngũ, Lục của thượng quái, vì đó là lúc sự vật

bắt đầu sang qua giai đoạn “thịnh” cực: có cùng

(cực) mới có biến. Cái tốt đã bắt đầu tàng ẩn cái xấu,

cái phúc đã bắt đầu ôm ấp cái họa. Từ Thái qua Bĩ

cũng bắt đầu từ hào tứ. Cho nên, hào tứ quẻ Bĩ trở

lên gọi là “Bĩ cực”. “Bĩ cực” thì “Thái lai” là vậy.

Cần phải nhớ rằng: quẻ có quẻ nội (nội quái) và quẻ

ngoại (ngoại quái). Nội quái hay ngoại quái là để

biểu thị sự thành thịnh, suy hủy hay thành, trụ,

hoại, không) của mọi sự vật. Nội quái thì biểu thị sự

thành, thịnh thì ngoại quái biểu thị sự suy hủy và

trái nghịch lại.

Phép nhìn Bát-quái-đồ, phải bắt trong nhìn ra.

Phần cận với trung cung là phần nội (phần căn bản);

phần bên ngoài là phần ngoại, là phần ngọn: “nội vi

chủ, ngoại vi khách”. Ghi quẻ thì bắt dưới ghi lên;

đọc quẻ thì bắt trên đọc xuống. Về con số trong Dịch,

thì con số nhỏ là “thiếu” (nhỏ) thuộc về thời sinh, con

số lớn “tráng” thuộc về thời trưởng, con số lớn hơn

hết “lão” là thời cực thịnh. Cho nên con số 1 là

mạnh nhất ở đồ Tiên-thiên-Bát-quái, kế đến là số 3;

số 1 là Thiếu Dương, 3 là Thái Dương. Số 2 là

Thiếu Âm, 4 là Thái Âm. Số 6 là Lão Âm, số 9 là

Lão Dương.

Các quẻ vì vậy, nếu xấu ở phần đầu (nội quái),

thì tốt ở phần sau (ngoại quái); tốt ở phần nội quái thì

xấu ở phần ngoại quái. Bởi vậy, thắng chớ vội mừng,

mà đại thắng phải lo, vì như Héraclite đã nói: “những

đại thắng là những đại bại” (les plus grandes

victories sont les plus grandes défaites). Thái quá bao

giờ cũng nguy. Đó là bài học thứ ba của Dịch: “Thái

cương tắc chiết” (hết sức cứng thì gãy).

4. Dịch là tự nhiên, và dù là nhân vi cũng phải

làm đúng theo lẽ tự nhiên. Ngay sự chống lại tự nhiên

theo tự nhiên cũng là tự nhiên 10. Cho nên mới nói:

“Dịch dữ thiên địa chuẩn” 11, và “hoạch tiền nguyên

hữu Dịch”12. Nghĩa là Dịch không phải luật lệ của

con người chế tác, mà là những luật lệ tự nhiên của

Tạo hóa. Trước khi có Dịch, lý của Dịch đã nằm sẵn

trong sự vật rồi. Lão-Tử bảo: “Nhơn pháp Địa, Địa

pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp Tự nhiên”.

(Người theo Đất (Âm), Đất theo Trời (Dương), Trời

theo Đạo, Đạo theo Tự nhiên). Bởi vậy, muốn trở về

với Tự nhiên, với Đạo, phải theo sự biến hóa của Âm

Dương, phải “tẩy Tâm thổi tàng ư Mật”, phải ý thức

rõ cái gì thuộc về nhơn vi để mà sống với nó nhưng

không bị kẹt vào nó nữa, mới mong đi đến sự “phục

kỳ chân” mà sống huyền đồng với thiên nhiân tạo vật.

Đó là bài học thứ tư của Dịch.

*

Nhìn trật tự của các quẻ trong Chu Dịch, ta thấy

từ các quẻ Kiền Khôn là đầu não các quẻ, ta phải trải

tám quẻ (Truân, Mông, Nhụ, Sự, Tỵ, Tiểu súc và Lý)

mới đến quẻ Thái là hanh thông. Nhưng khi vừa qua

quẻ Thái, lại tiếp liền quẻ Bĩ, tức là bế tắc. Phải

chăng đây là một chân lý mà Dịch muốn chỉ cho ta

thấy: Thành rất khó mà bại vô cùng dễ dàng và mau

lẹ, như tảng đá to mà chàng Sisyphe phải luôn luôn

đẩy lên đỉnh núi cao để rồi khi gần tới đỉnh lại rớt lăn

trở về dưới vực: một cực hình khổ sai chung thân,

không phải riêng gì của chàng Sisyphe, mà là của

toàn thể loài người13.

Trước cái luật phản phục ấy, cái luật “vật cùng

tắc phản, vật cùng tắc biến”, cái luật thịnh suy, bĩ thái

ấy, thánh nhơn ngày xưa khuyên khéo ta: “Ôm giữ

chậu đầy, chi bằng thôi đi”. Dùng dao sắc bén, bén

không bền lâu. Vàng ngọc đầy nhà, khó mà giữ lâu.

Giàu sang mà kiêu, tự vời họa ưu. Nên việc lui thân

đó là đạo Trời”. Cũng như trong Hệ từ cũng có căn

dặn: “Quân tử an nhi bất vong nguy, tồn nhi bất vong

vong, trị nhi bất vong loạn. Thị dĩ thân an nhi quốc

gia khả bảo.”

6. Dịch chia làm hai phần: thượng kinh và hạ

kinh. Thượng kinh nói về những nguyên lý về Vũ trụ,

lấy hai quẻ đầu Kiềnvà Khôn, tượng trưng

hai khí Âm Dương bàn về lẽ Trời. Hạ kinh khởi bằng

hai quẻ Hàm và Hằng nói về đạo người, bắt đầu là

đạo vợ chồng. Nhưng, lúc giao tiếp hai phần Vũ trụ

và Nhân sinh, cuối phần thượng kinh, thì lại để hai

quẻ Khảm, Ly là tại sao? Như ta đã biết Kiền Khôn

là hai quẻ thuần Dương và thuần Âm, nó là Thể,

thuộc phần tiên thiên. Ly, Khảm là hai quẻ có cả Âm

Dương nằm trong tức là Dương trung hữu Âm căn,

Âm trung hữu Dương căn. Kiền Khôn chỉ là lưỡng

nghi, Ly Khảm mới là tứ tượng, mới có được cái

“dụng” của âm dương. Quẻ Lychứa hào âm

trong lòng, quẻ Khảmchứa hào dương trong

lòng, cho nên mới bảo hai quẻ ấy là hai quẻ “đắc

thiên địa chi trung”, cầm đầu cho các quẻ bàn về

nhân sự ở hạ kinh. Đến phần cuối cùng của hạ kinh,

tức là nói đến phần Chung kết của mọi sự vật, thì sao

lại để hai quẻ Ký tế và Vị tế? Là vì với hai quẻ này
mới nói lên rõ rệt công dụng của hai quẻ Khảm Ly

Thủy Hỏa Ký tếvà Hỏa Thủy Vị tế.

Nhưng tại sao khi chấm dứt kinh Dịch không để

quẻ Ký tế mà lại để quẻ Vị tế? Ký tế là “đã xong”; Vị

tế là “chưa xong”; cái gì “đã xong” thì là việc đã

đếng chỗ cùng tận, - mà Dịch là biến. nếu lại có sự

cùng tận thì sao có thể còn được gọi là Dịch nữa?

Dịch không có chỗ cùng. Không có chỗ cùng,

tức là chỗ nhà Thiền gọi là “ưng vô sở trụ” còn Trang

thì gọi là “vô hà hữu chi hương”. Dịch chung cuộc là

HƯ VÔ, là Thái cực. Bởi vậy, học Dịch phải tìm cái

“vô hạn” trong cái “hữu hạn”. Đó là bài học thứ sáu

của Dịch.

*

Học Dịch rất cần rất cần nghiên cứu về vấn đề

tiên-thiên của Hà đồ và Lạc thư. Đó là để học cái

đạo “nội thánh ngoại vương” rõ được cái thể và cái

dụng của Dịch. Hai phần này liên đới bổ túc nhau để

hoàn thành cái đạo xuất xử bất cứ ở trường hợp nào.

Hà đồ rất quan trọng trong cái đạo tu thân giải

thoát, Lạc thư rất quan trọng cho cái đạo xử thế

“khai vật thành vụ” và “tu, tề, trị, bình”.

Phần Lạc thư, vì vậy, chúng tôi sẽ dành nó riêng

trong một quyển sách sau này bàn về số học trong các

khoa huyền bí chiêm nghiệm, nhan đề Đạo giáo.

*

Đó là những điểm tạm xem là căn bản của Dịch,

có thể vừa đủ để đi vào kinh Dịch, mặc dù cũng còn

rất nhiều chi tiết không kém quan trọng. Sau này, khi

đi vào chi tiết của từng hào, từng quẻ sẽ lần lần nêu

ra trong quyển Chu Dịch Huyền Giải. Cái khó của

kinh Dịch, chẳng những ở những tư tưởng cô đọng vi

huyền, lại còn ở văn tự. Văn tự kinh Dịch là thứ văn

tự đời Ân Chu, cho nên nghĩa chữ không thể dùng

nghĩa chữ đời nay mà giải thích và hiểu hết. Nếu lại

không thông cổ tự, không rõ lễ chế của nền văn hóa

cổ đại Trung-Hoa cũng không làm sao giải thích nổi

kinh Dịch. Chúng tôi đã bỏ rất nhiều công phu trong

việc nghiên cứu, nhưng bao giờ cũng thấy còn rất

nhiều thiếu sót, mong ước sẽ được những bậc cao

minh chỉ giáo.

*

Các bạn không nên tin rằng, sau khi đọc xong

tập sách đại cương này, các bạn sẽ hiểu được tất cả

những khoa áp dụng Dịch lý. Biết được đại cương

những nguyên lý chung của kinh Dịch là một việc, mà

biết áp dụng nó trong các khoa lấy nó làm căn bản,

lại là một việc khác, không còn dễ dàng như có nhiều

người đã nghĩ. Đối với người Đông phương, “tri” mà

không “hành” chưa phải là “chân tri”. Triết học

Đông phương là một đạo sống.

Theo kinh nghiệm bản thân, chúng tôi nhận thấy

có hai cách nghiên cứu và học Dịch. Đây chỉ là vấn

đề kinh nghiệm bản thân, chưa ắt có lợi cho người

khác. Nhưng dù sao xin cứ thành thật trình bày, gọi là

góp thêm ý kiến. Hai cách học Dịch: một, khời từ

trong mà ra ngoài; hai, là bắt từ ngoài mà vào trong.

Cách thứ hai, tốn nhiều công nhưng thiết thực hơn.

Đành rằng đọc Dịch và học Dịch là phải đi ngay

vào Dịch, đi ngay vào Kinh mà không nên đi ngay vào

Truyện hay những sách bình giải về kinh Dịch, nhưng

đó là phần của các bậc thánh. Chúng ta, với đầu óc

tầm thường không thể theo đường lối ấy, Mặc dù sau

cùng cũng phải quên nó để hiểu nó. Chúng ta nên

theo phương pháp thứ hai là nghiên cứu nó song song

với một bộ phận áp dụng nó như chánh-trị, xã hội, tu

thân xử thế, tâm lý, luận lý, địa lý, thiên văn và ngay

cả những khoa mà “nhà khoa học dè đặt” ngày nay

gọi là “khoa học huyền bí” chỉ vì họ chưa hiểu rõ lý

do bí hiểm của nó. Hoặc, các bạn nên tạo trước cho

mình một hứng thú để cho sự nghiên cứu về Dịch

không còn là một cái học khô khan trừu tượng nữa.

Chúng tôi muốn nói: các bạn cứ đi ngay vào một

trong những môn học dùng Dịch làm nguyên tắc.

Thuở nhỏ chúng tôi rất thích đọc sách của Lão-Trang.

Rồi từ Lão-Trang chúng tôi lại đi lần vào Đạo giáo.

Nhưng rồi càng ngày chúng tôi càng thấy mình hoang

mang lạc lõng vì chúng tôi chưa hiểu gì cả về thuyết

Âm Dương: Âm Dương là căn bản của Đạo giáo.

Bấy giờ mới thấ y cái học của mình thiếu căn bản:

thiếu Dịch. Đó là vì chúng tôi đi từ ngoài vào trong,

tuy nhiên chính nhờ muốn hiểu Lão-Trang mà phải cố

công tri chí học Dịch không chán nãn. Học Dịch bấy

giờ không còn thấy khó nữa, nhờ sự hứng thú đọc

Lão-Trang nuôi được chí kiên nhẫn học cho kỳ được

Dịch kinh. Một sự may khác (không rõ là có phải là

may hay chẳng may), khi đang nghiên cứu Đạo giáo,

về những cái học chiêm nghiệm như Y, Bốc, Tinh,

Tướng và ma thuật, chúng tôi gặp được thầy hay.

Thầy chúng tôi, thực sự là cha nuôi của chúng tôi,

một giang Đạo sĩ khét tiếng miền Hậu Giang (Long

Xuyên) rất thông Y thuật. Y thuật Đông phương đối

với chúng tôi bấy giờ là một cái học hấp dẫn vô cùng.

Lần lần chúng tôi mới khám phá ra rằng thầy chúng




tôi cũng tinh thông cả tiên thuật. Bấy giờ mới rõ được

câu này trong nội kinh: “Y đạo thông Tiên đạo”.

Chúng tôi mới nhận thấy lời khuyên này của J. Lavier,

trong quyển “Les Sercrets du YI-KING” là đúng:

“Pháp văn” Phải có biết trước ít nhiều về Đạo giáo

mới có thể đọc, nhất là nghiên cứu và khai thác Dịch

kinh. Từ khi chúng tôi được bí truyền về những khoa

Nhâm, Cầm, Độn, Giáp chúng tôi học Dịch thấy càng

thêm hứng thứ lạ, và sự hiểu biết của chúng tôi cả hai

bên càng ngay càng thêm tăng tiến mau lẹ.

Có một vài bạn thân chế nhạo chúng tôi sao lại

học chi những khoa “huyền bí” mà họ đồng hóa với

sự “mê tín dị đoan”. Thú thật, hiện giờ chúng tôi

không còn mặc cảm gì nữa đối với các thứ học ấy.

Trước hết óc tò mò của chúng tôi quá mạnh: không

còn có một hiện tượng nào lạ xảy ra trước mắt mà

làm cho chúng tôi thản nhiên được. Và kế đó, chúng

tôi muốn thành thật với mình. Chúng tôi tin rằng:

người mà hay thắc mắc đặt nhiều câu hỏi quá, có thể

giống như người đần độn; nhưng mà kẻ suốt đời

không bao giờ biết ngạc nhiên và đặt câu hỏi, kẻ ấy

đành chịu làm kẻ đần độn suốt đời. Tôi cho lời nói

này của Albert Einstein rất xác đáng: “Pháp văn”

(Người mà không quen cảm thông với sự huyền bí, đã

mất cả cái quan năng biết ngạc nhiên, biết say đắm

trong niềm tôn kính trước những gì huyền bí, con

người ấy kể như một con người đã chết rồi.). Huống

chi với tình trạng khoa học tiến bộ mau lẹ gần như

vượt bực ngày nay, kẻ nào còn nhân danh khoa học để

miệt thị các khoa huyền bí là mê tín dị đoan, chính họ

mới là “lạc hậu” còn hơn những người mà họ “cười”

là “lạc hậu”!. Tôi cho rằng lời nhận xét này của bác

sĩ Jules Régnault rất đáng nghiền ngẫm: “Pháp

văn”(Khoa học ngày nay phải chăng là một thứ huyền

bí học bị lột bộ mặt huyền bí của nó?)

*

Dù sao, phần triết lý phải là phần chánh của

Dịch học, các môn học khác rồi sẽ đều là phù phiếm

hay phụ thuộc. Sau khi đã dùng các môn áp dụng

Dịch để chiêm nghiệm ý nghĩa huyền vi của Dịch, lâu

ngày chúng tôi đã bỏ lần các môn học phụ ấy, mà chỉ

giữ lại phần tinh túy là đạo tu nhân xử thế, tức là cái

đạo “nội thánh, ngoại vương” theo Trang hay theo

Lão.

Dịch là một bộ sách đa diện và vô tận

(inépuisable) sau một thời gian khá lâu chúng tôi đã

sống với nó trong từng hơi thở “nhật dụng, thường

hành”, thế mà vẫn thấy nó vời vợi như non cao: qua

được đỉnh này lại thấy hiện ra sừng sửng trước mặt

trùng trùng nhiều đỉnh khác… Phải có “sống” nhiều,

đọc Dịch mới thấy thú. Lâm-Ngữ-Đường nói: Khổng-

Tử dặn: năm mươi tuổi có thể đọc được kinh Dịch,

tức là muốn nói, bốn mươi lăm tuổi cũng còn chưa thể

đọc được kinh Dịch”. Phan-Sào-Nam về già mới

nghiền nổi Dịch kinh.

Lão-Tử bảo rất đúng: “Thệ viết viễn, viễn viết

phản”[Hán Văn] Tràn khắp là đi xa, đi xa là trở về.

Cho nên học Dịch mà tán ra xa, thì xa mãi không bao

giờ hết, càng ngày càng thêm phức tạp, có khi rồi lại

quên gốc vì quá mãi miết theo cái học trục vật. Cần

phải biết đủ mà dừng lại (…Hán Văn… tri túc tri chỉ),

để mà trở về. Đó là cứu cánh mục đích của những

người học Đạo. Phần này chúng tôi đã trình trong

quyển “Tinh hoa Đạo học Đông phương”. Biết đến

cái “đạo đi về”, nên Dịch mới gọi là Dị (dễ). Thực

vậy, Dịch rất đơn giản, rất dễ dàng. Chỉ gồm trong

một cái đồ, gọi là đồ Thái cực: một cái hình tròn với

hai nghi đen trắng ôm ngoàm vào nhau một cách

đồng đều, tượng trưng luật quân bình. Thật là tài tình!
Xem đầy đủ thì mời các bạn vào đây nhé !


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét