Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

Muốn biết ! Theo chu dịch dự đoán !

Đây là tài liệu dùng để học dự đoán ! 
Của phái bốc dịch lục hào



Xem đủ thì vào đây tải về !
Hay tốt hơn nữa thì vào đây !

LỤC THẦN

1-. THẬP CAN PHỐI LỤC THẦN Lục thần chú các việc:
Thanh long chủ về: các việc tốt, vui mừng, nhưng lại khắc thế, khắc dụng thần, cho nên có điều xấu, trong vui sinh ra sự bi thương.
Chu tước chủ về: cãi vã.
Câu trần: chủ về nỗi lo âu điền thổ, lao dịch.
Phi xà: chủ về việc kinh sợ, vu vơ, quái dị.
Bạch hổ: chủ về những việc tổn thương, hiếu phục.
Huyền vũ: là về việc mờ ám, trộm cắp.
Lục thần dùng để tham khảo trong khi đoán. Gặp quẻ cát mà có Thanh long thì càng tốt; quẻ hung mà gặp Phi xà thì càng xấu


2-. LỤC THẦN PHÁT ĐỘNG -Thanh long phát động lâm dụng thần sẽ tiến tài tiến lộc, phúc vô cùng. Nếu lâm cừu thần hoặc
kỵ thần thì đều vô ích, bị tai họa vì tửu sắc.
-Chu tước phát động thì văn ấn vượng, sát thần tướng thì không lập được công danh, hay cãi vã, động xuất sinh thân lợi việc công.
-Câu trần phát động lo về điền thổ, xung tuế thì gặp kỵ, sinh dụng thì cát cho việc tình duyên, nếu yên tĩnh thì không mê muội.
-Phi xà bị quan quỷ khắc thì lo lắng liên miên, toàn những việc hổ kin quái dị không rõ ràng. Phi
xà trì thế rơi vào triền không, hưu thì hòa thuận, nếu gặp nhập xung thì không tránh khỏi điều xấu.
-Hào bạch hổ động chủ về hình phạt, kiện tụng, bệnh tật; trì thế động sẽ có hại trong gia đình;
gặp hóa sinh thân thì mất đoàn kết.
-Huyền vũ động thì nhiều ám muội, nếu lâm quan quỷ cần đề phong bị cướp; động sinh thế thì tốt; động gặp cừu thần, kỵ thần thì bị trộm cắp. 

Long nào , phát cho ai !




Trích trong Dã Đàm Tả-Ao ( xem đầy đủ ở đây )

Phong thủy kinh điển sử dụng những hình ảnh đầy màu sắc để mô tả một thế đất đẹp, đó là khu đất hội tụ Tứ tượng: Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước.

Tứ Tượng hay tứ thánh thú là một khái niệm hình tượng trong triết học phương Đông, tượng trưng cho các con thú thiêng trong các chòm sao Trung Hoa cổ đại: Huyền Vũ của phương Bắc, Thanh Long của phương Đông, Bạch Hổ của phương Tây và Chu Tước của phương Nam.

 
Hình thế núi cao ba bề gợi cho ta nhớ tới một chiếc “ghế bành”, biểu tượng của cuộc sống tiện nghi.
Thế đất Tứ Tượng bao gồm:
 - Huyền Vũ (rùa đen) là trái núi phía sau ngôi nhà, lý tưởng nhất là nằm ở phương Bắc.
- Thanh Long (rồng xanh) là ngọn đồi phía tay trái ngôi nhà, tốt nhất là nằm ở phương Đông.
- Bạch Hổ (hổ trắng) là ngọn đồi phía tay phải ngôi nhà, nó phải thấp hơn đồi Thanh Long bên trái và núi Huyền Vũ sau nhà.
- Chu Tước (chim sẻ đỏ) là gò đồi nhỏ trước mặt nhà, lý tưởng nhất là ở phương Nam.


 
Nếu đứng từ trong nhà nhìn ra, Thanh Long ở bên trái, Bạch Hổ bên phải, Huyền Vũ ở sau và Chu Tước ở trước.
Phong thủy hình thế dựa chủ yếu vào thế đất xung quanh ngôi nhà. Thế giới hiện đại đã khác xa thế giới của người xưa, cảnh quan thay đổi quá nhiều. Các thành phố đông đúc với những khu chung cư san sát mọc lên khiến người ta phải thay đổi cách luận giải và áp dụng lý thuyết phong thủy. Những tòa nhà cao tầng được xem như núi, đường cao tốc được nhìn nhận như sông. Hình thế của các căn hộ chung cư được xác định dựa theo vị trí của toàn bộ tòa nhà.
Trong phong thủy hiện đại, thật khó tìm được thế Tứ Tượng lý tưởng. Tuy nhiên, các biện pháp sau đây có thể giúp bạn cải thiện phong thủy hình thế nơi bạn ở.

- Huyền Vũ: Nền đất phía sau nhà phải cao hơn nền phía trước nhà. Xây một ụ đất giống như lưng rùa để tạo Huyền Vũ. Lý tưởng nhất là Huyền Vũ nằm ở phương Bắc của ngôi nhà.
Rùa đen
Nếu không có cách nào tạo được mô đất nói trên, hãy treo một bức tranh rùa ở phần sau của ngôi nhà, hoặc tốt hơn nữa thì nuôi rùa ở vị trí này. Nuôi một con là đủ vì con số gắn với rùa là số 1.
Rùa được cho là có thể mang lại vận may quý nhân phù trợ, sự trường thọ cũng như sự bảo vệ lâu bền. Nếu không có điều kiện nuôi rùa thì đặt một tượng rùa bằng đá hoặc bằng đồng cũng rất tốt. Kích hoạt Huyền Vũ là một trong những biện pháp quan trọng trong phong thủy.
- Thanh Long: Rồng là biểu tượng mang lại may mắn. Trong phong thủy hình thế, việc chọn được thế đất nhấp nhô, nơi rồng trú ẩn, được coi là hết sức tốt lành. Nhìn từ trong ra ngoài, đồi Thanh Long nằm bên trái ngôi nhà. Nên bố trí để thế đất bên trái cao hơn bên phải.
    Rồng 4 móng   

 
Rồng 5 móng
Rồng trú ngụ ở phương Đông. Nếu bạn không có điều kiện thay đổi môi trường bên ngoài thì có thể treo ảnh rồng trên bức tường phía Đông ngôi nhà hoặc đặt tượng rồng ở phía Đông phòng khách.
Nên chọn rồng bốn móng, tránh rồng năm móng (chỉ dùng cho vua chúa), vì mức năng lượng quá lớn do rồng năm móng tạo ra có thể không phù hợp với bạn.
- Bạch Hổ: Mãnh thú này cũng quan trọng không kém Rồng. Thanh long tạo ra cuộc sống tốt đẹp còn Bạch hổ lại giúp duy trì cuộc sống này. Đồi Bạch Hổ nằm bên phải ngôi nhà và nhất thiết phải thấp hơn đồi Thanh Long.
Người ta tin rằng nếu thế đất bên phải cao hơn, Bạch Hổ mạnh hơn sẽ lấn át Thanh Long. Điều này cực kỳ nguy hiểm vì Hổ dữ có thể gây hại cho những người sống trong nhà.

Bạch Hổ
- Chu Tước: Chim đỏ là biểu tượng của phương nam hay khoảng đất trống phía mặt tiền ngôi nhà. Khu vực này cần bằng phẳng, hoặc ít nhất là thấp hơn đất đằng sau, bên trái và bên phải nhà. Chu Tước được cho là mang lại cơ hội tiền tài vật chất.

Treo tranh hoặc đặt tượng gà ở phía Nam phòng khách để kích hoạt Chu Tước.
Vật lớn chặn trước ngôi nhà được xem như trở ngại với những công việc bạn đang thực hiện. Thành công sẽ tới một cách khó khăn. Tồi hơn nữa bạn có thể mất mát nặng nề.

Theo Ngôi sao
Nguồn ở đây !

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Mai hoa dịch - Tượng vạn vật

Mai hoa dịch ( Kỳ thư trung hoa )
Bạn muốn xem đầy đủ thì tải ở đây hoặc ở đây
























Kiền vi Thiên. Vi viên. Vi quân. Vi phụ. Vi ngọc. Vi kim. Vi hàn. Vi băng. Vi đại xích. Vi lương mã. Vi lão mã. Vi tích mã. Vi bác mã. Vi mộc quả.

Dịch. Tiết 1.
Kiền trời, trònlại là vua,
Là cha, là ngọc, cũng ưa là vàng.
Là rét, rồi lại là băng,
Hoặc rằng đỏ thẫm, hoăc rằng ngựa hay.
Ngựa già, rồi lại ngựa gầy,
Ngựa vằn cũng thế, trái cây cũng là.

Kiền là trời. Trời chuyển vận nên tròn.
Kiền là vua, là cha vì Kiền tôn quí, vì Kiền sinh vạn vật. Kiền là vàng, là ngọc, vì Kiền vừa cứng, lại vừa trong sáng. Kiền là lạnh, là băng, vì quẻ Kiền ở Tây Bắc (trong Hậu Thiên Bát quái), mà Tây Bắc là Hàn băng chi địa.
Kiền là đỏ đậm, mà đỏ đậm là màu Dương thịnh.
Kiền là ngựa hay, vì ngựa hay chạy khỏe.
Kiền là ngựa già, vì ngựa già chạy khỏe, và lâu.
Kiền là ngựa ốm, vì loại ngựa ốm lại chạy mau, và nhanh.
Kiền là ngựa vằn, vì ngựa vằn răng sắc như cưa, ăn được cả hổ báo, nên khoẻ lắm vậy.
Kiền là quả, vì quả bám vào cây như sao bám vào trời, hơn nữa quả cũng tượng trưng cho sự trường cửu.

Tiết 2.
 Khôn vi địa. Vi mẫu. Vi bô. Vi phủ. Vi lận sắc. Vi quân. Vi tử mẫu ngưu. Vi đại dư. Vi văn. Vi chúng. Vi bính. Kỳ ư địa dã vi hắc.

Dịch. Tiết 2.
Khôn là đất, mẹ, vải thô,
Là nồi, là chõ, sẻn so, đề huề.
Trâu con, trâu mẹ hay xe,
Khi thì văn vẻ, khi thì đám đông.
Thân cây, ám chỉ cũng thông,
Còn như chỉ đất, thì rằng đất đen.
Khôn là đất. Đất dưỡng nuôi muôn loài, nên là mẹ.
Khôn là vải, vì mặt đất đầy sinh vật và thảo mộc, y như áo bên ngoài.
Khôn là nồi, là chõ, vì muôn loài đều hóa sinh, thành thục bên trong.
Khôn là bằng phẳng, vì đất chẳng hề có thiên vị.
Khôn là mẹ con con trâu, ý nói đất cũng có sức sinh sản nhiều.
Khôn là xe lớn, vì mang tải vạn vật.
Khôn là văn vẻ, sặc sỡ, vì trên mặt đất vạn vật có muôn mầu sắc.
Khôn là đám đông, vì mang tải vạn vật.
Khôn là thân cây, vì gốc sinh vạn vật.
Khôn là mầu sắc đen, vì mầu đen là mầu của cực Âm.  
Tiết 3.
Chấn vi lôi. Vi long. Vi huyền hoàng. Vi phụ. Vi đại đồ. Vi trưởng tử. Vi quyết táo. Vi thương lang trúc. Vi hoàn vĩ. Kỳ ư mã dã vi thiện minh. Vi chuất túc. Vi tác túc. Vi đích tảng. Kỳ ư giá dã vi phản sinh. Kỳ cứu vi kiện. Vi phồn tiên.

Dịch.
Tiết 3. Chấn là rồng, sấm, vàng đen,
Là vươn, là nở, cũng nên là đàng.
Trai thời đáng vị trưởng nam,
Hoặc là quả quyết, hung hăng, cương cường.
Tre non, mơn mởn, mỡ màng,
Hoặc là mây mái, rõ ràng xanh tươi.
Ngựa thời tiếng hí như lôi,
Hoặc chân sau trắng, hoặc thời phi hay.
Hoặc khoảng trắng trán, trắng mày,
Còn nơi lúa má, giống hay đâm mầm.
Chung qui mạnh mẽ, hào hùng,
 Hoặc rằng rậm rạp, hoặc rằng tốt tươi.

Chấn là sấm, là rồng, vì sấm thì động, rồng thì vẫy vùng.
Chấn là huyền hoàng, vì 2 mầu này trộn với nhau sinh ra mầu xanh lá cây; lúc xuân về. Chấn là mùa xuân vậy.
Chấn là vươn lên, nở ra. Vì mùa xuân, vạn vật đâm chồi nảy lộc, nảy mầm, trổ búp để vươn lên.
Chấn là đường lớn, vì mùa Xuân là con đường lớn dẫn muôn vật vào cõi sống.
Chấn là tre măng, vì tre măng đến mùa xuân cũng phát sinh mơn mởn, đẹp tươi. Mây mái cũng vậy.
Chấn là con ngựa hí giỏi, vì ngựa hí cũng y như sấm động.
Chấn như con ngựa có chân sau trắng, dẫu chạy xa, ta vẫn còn thấy rõ vết trắng động. Chấn chẳng phải là động sao ?
Chấn là ngựa phi hay, ý nói Chấn động và mạnh vậy.
Chấn là ngựa có đốm trắng ở đầu, ý nói Chấn là động và dễ thấy vậy.
Chấn chỉ những giống gieo xuống đất, rồi lại mọc ngược lên, nó đội cả vỏ, y như Chấn 1 Dương mà đội 2 Âm.
Chấn chỉ những giống lúa má mạnh mẽ, chóng mọc, mau tốt, vì mùa Xuân thảo mộc đều mọc lên mạnh mẽ, tốt tươi. 
Tiết 4.
Tốn vi mộc. Vi phong. Vi trưởng nữ. Vi thằng trực. Vi công. Vi bạch. Vi trưởng. Vi cao. Vi tiến thoái. Vi bất quả. Vi xú. Kỳ ư nhân dã vi quả phát. Vi quảng tảng. Vi đa bạch nhãn. Vi cận lợi thị tam bội. Kỳ cứu vi tao quái.

Dịch.
Tiết 4. Tốn là cây, gió, gái choai,
Là giây giăng thẳng, là người công nhân,
Trắng, dài, tiến, thoái không chừng,
Là không quyết đoán, cao ngông, là mùi.
Tóc thưa, trán rộng, ấy người,
Mắt nhiều lòng trắng,tham lời quá đa,
Những mong lãi một gấp ba,
Kinh doanh, chợ búa, vào ra tối ngày.
Chung qui là mạnh bên ngoài,
Tốn là rạo rực, chơi vơi, bồn chồn.

Tốn là cây, vì Tốn thuộc mộc, trong Hậu Thiên Bát quái.
Tốn là gió, vì hai Hào Dương động ở trên, như gió lay cây.
Tốn là gái lớn, vì Kiền Sơ được Khôn khí sinh Tốn.
Tốn là giây thẳng, là thợ, vì Tốn là gió truyền hiệu lệnh đi xa để trị dân.
Tốn là trắng, vì gió thổi sạch bụi cát, làm vật trắng sạch lại.
Tốn là dài, vì gió thổi xa.
Tốn là cao, vì gió cũng có thể thổi cao, vì cây mọc lên cao.
Tốn là tiến lui, vì gió có thể đổi chiều.
Tốn là không quả quyết, vì gió có thể xoay trở, đổi chiều.
Tốn là mùi, vì gió mang các mùi đi xa.
Tốn chỉ người ít tóc, vì gió thổi rung cây, làm rụng hoa lá, nên cây xơ xác, cây ít lá làm liên tưởng đến đầu ít tóc.
Tốn chỉ người trán rộng, vì trán rộng rất ít tóc.
Tốn chỉ người nhiều lòng trắng, vì người nhiều lòng trắng thường hung hăng, hiếu động.
Tốn chỉ người ham lợi, mong lợi gấp hai ba nơi chợ búa, vì những người nóng nẩy thường ham lợi.
Tốn chỉ những người hăng hái, mạnh mẽ bên ngoài, vì Tốn có 2 Dương ở ngoài (trên), 1 Âm ở trong (dưới). 
Tiết 5.
 Khảm vi thủy. Vi cấu độc. Vi ẩn phục. Vi kiều nhu. Vi cung luân. Kỳ ư nhân dã vi gia ưu. Vi tâm bệnh. Vi nhĩ thống. Vi huyết quái. Vi xích. Kỳ ư mã dã vi mỹ tích. Vi cức tâm. Vi hạ thủ. Vi bạc đề. Vi duệ. Kỳ ư dư dã vi đa sảnh. Vi thông. Vi nguyệt. Vi đạo. Kỳ ư mộc dã vi kiên đa tâm.

Dịch.
Khảm là nước, lạch, ngòi con,
Cũng còn ẩn phục, cũng còn cong, ngay.
Là cung, là bánh xe quay,
Lòng này buồn bực, bệnh này bệnh tim.
Đau tailà máu cũng nên,
Là màu máu đỏ, cũng êm, cũng là.
Ngựa thời lưng đẹp, chạy vo,
Là con đầu thấp, móng vừa mỏng thôi.
Chạy thời bốn vó ưa mài,
Mài chân trên đất, ruổi nơi dặm trường.
Xe thời khuyết điểm, đa mang,
Cũng là thông suốt, là gương nguyệt cầu.
Cũng là trộm đạo, khác đâu.
Là cây chắc thớ, hoặc đâu lõi nhiều.

Khảm là nước, vì quẻ Khảm ở phương Bắc. Phương Bắc lạnh, nước có thể đóng băng, nên chi lạnh.
Khảm là ngòi, lạch, ý nói nước có thể chảy đi khắp nơi.
Khảm là ẩn phục, vì nước có thể chảy ngầm trong đất,
Khảm là cong, là thẳng, ví nước muốn lượn khúc, muốn chảy thẳng cũng được, tùy địa thế.
Khảm là cung, vì cung bắn tên đi, y như nước bắn tung tóe ra.
Khảm là bánh xe, vì nước cũng chuyển vần như bánh xe.
Khảm là u buồn, vì Khảm có 1 Hào Dương kẹt giữa 2 Hào Âm. Khảm là tâm bệnh cũng vì lẽ trên.
Khảm có nghĩa là mệt, ở phương Bắc chủ nghe. Nghe nhiều phát mệt, có thể sinh đau tai.
Khảm là máu, vì máu đối với người, như nước đối với đất.
Khảm là đỏ, vì Khảm là máu, mà máu có màu đỏ.
Khảm là ngựa có lưng đẹp, vì Khảm có Hào Dương ở giữa 2 Hào Âm, làm liên tưởng đến lưng đẹp ở giữa đầu và đuôi ngựa.
Khảm là ngựa nhanh, vì Khảm có Hào Dương ở giữa nên mạnh và động.
Khảm là ngựa có đầu thấp, vì nước thường chảy xuôi.
Khảm là ngựa có móng mỏng, là ngựa chạy hay mài móng xuống đất, vì nước cũng cắt đất mà chảy.
Khảm là xe dễ sinh tai nạn, ý nói Khảm trong ngoài có 2 Hào Âm, nên yếu không chở được nặng. Chở nặng dễ sinh tai nạn.
Khảm là thông suốt, phải chăng vì Hào Dương ở giữa băng suốt qua 2 Hào Âm ?
Khảm là mặt trăng, vì trăng được coi là tinh hoa của nước.
Khảm là kẻ trộm, vì nước chảy kín đáo, lặng lẽ y như kẻ trộm .
Khảm là cây chắc, có lõi nhiều, vì Khảm có Hào Dương cương ở giữa 2 Hào Âm. 
Tiết 6.
Ly vi Hỏa. Vi nhật. Vi điện. Vi trung nữ. Vi giáp trụ. Vi qua bịnh. Kỳ ư nhân dã vi đại phúc. Vi Kiền quái. Vi miết. Vi giải. Vi lõa. Vi bạng. Vi qui. Kỳ ư mộc dã vi khoa thượng cảo.

Dịch. Tiết 6.
Ly là lửa nóng cháy thiêu,
Mặt trời, hoặc chớp, tùy theo cảnh hoàn.
Gọi là trung nữ cũng ngoan,
Hoặc làm giáp trụ, hoặc làm đồ binh.
Người thời phệ bung đã đành,
Ly là khô ráo, nắng hanh, cũng nền.
Ba ba, cua, hoặc ốc sên,
Trai, rùa, cây rỗng, mà trên khô khòng.

Ly là lửa, vì Ly ở phương Nam, thuộc Hỏa.
Ly là mặt trời, vì mặt trời là tinh hoa của lửa. Ly là chớp, vì chớp sáng như lửa.
Ly là con gái giữa, vì Kiền nhị. được Khôn khí, nên sinh Ly là con gái giữa.
Ly là giáp trụ, binh khí. Vì giáp trụ và binh khí đều cứng bên ngoài, để có thể tự vệ, như Ly có 2 Hào Dương bên ngoài.
Ly là người có bụng lớn, vì bụng thuộc Âm, mà Ly có Hào Âm ở trong.
Ly có 2 Hào Dương ôm 1 Hào Âm bên trong, nên chỉ các loài có vỏ, có mai cứng như trai, rùa, ba ba, cua, ốc sên vv...
Ly rỗng giữa, nên sánh với cây rỗng giữa. Cây đã rỗng giữa, ắt khô héo phía trên. 
Tiết 7.
Cấn vi sơn. Vi kinh lộ. Vi tiểu thạch. Vi môn khuyết. Vi quả lõa. Vi hôn tự. Vi chỉ. Vi cẩu. Vi thử. Vi kiềm huê chi thuộc. Kỳ ư mộc dã vi kiên đa tiết.

Dịch. Tiết 7.
Cấn là non núi chập chùng,
Đường mòn, đá nhỏ hoặc khung cửa nhà.
Hoặc là quả, hạt, quản gia,
Là người coi phố, hoặc là ngón tay.
Tượng trưng chó, chuột cũng hay,
Chim thời thuộc loại những loài mỏ đen.
Cây thời chắc gỗ, lắm khoen,
Lắm khoen, lắm đốt, chắc bền, dẻo giai.

Cấn là núi, vì Âm ở dưới, chỉ sự dừng đứng; Dương ở trên chỉ sự cao.
Cấn là đường nhỏ, vì Cấn là núi, nhưng vẫn có đường nhỏ băng qua.
Cấn là đá nhỏ, vì Cấn là núi, núi có đá, lại Cấn có 1 Dương, nên là trai nhỏ, vì thế gợi hình ảnh đá nhỏ.
Cấn là cửa, vì quẻ Cấn như hình cửa.
Cấn là quả hạt, vì quả hạt sinh ở núi, hay vì quả hạt là giao điểm giữa sự sống chết của cây, như quẻ Cấn đứng ở đầu mùa Xuân làm giao điểm cho sự sống chết của muôn vật.
Cấn là kẻ giữ nhà, giữ đường, vì Cấn là Chỉ (là dừng lại), còn kẻ giữ nhà, giữ đường cũng bắt khách phải dừng lại, không cho vào nhà hoặc qua đường.
Cấn là chó, vì chó cũng giữ nhà như vậy.
Cấn là chuột, là chim có mỏ cứng, vì chuột có răng sắc, chim có mỏ cứng, như Cấn có 1 Hào Dương cứng ở phía trước.
Cấn là cây chắc, và lắm đốt, vì cây trên núi thường chắc và lắm đốt.
Tiết 8.
Đoài vi trạch. Vi thiếu nữ. Vi vu. Vi khẩu thiệt. Vi hủy triết. Vi phụ khuyết. Kỳ ư địa dã vi cương lỗ. Vi thiếp. Vi dương.

Dịch.
Tiết 8. Đoài là đầm trạch đành rồi,
Hoặc là thiếu nữ, hoặc thời đồng vu.
Hoặc là miệng lưỡi cũng ưa,
Hoặc là bỏ quách, hoặc là vứt quăng.
Hoặc là bứt, hái về dùng,
Đất thời cứng mặn, chứ không đất thường,
Sắn bìm lẽ mọn, bẽ bàng,
Là Dê (vì lẽ Đoài mang đôi sừng).

Đoài là hồ, vì Đoài có 1 Âm ở trên 2 Dương, như nước ở trên một vùng đất cứng.
Đoài là thiếu nữ, vì Kiền tam cầu con được Khôn khí sinh Đoài, vì thế Đoài là thiếu nữ.
Đoài là đồng cốt, vì đồng cốt dùng miệng lưỡi mà dạy người.
Đoài là miệng lưỡi, vì Đoài hở phía trên như hai làn môi.
Đoài là hủy hoại, cắt, chặt, vì Đoài là mùa Thu, mà mùa Thu thì lúa chín sẽ rơi rụng, cần phải cắt, chặt (gặt hái) đem về.
Đoài là bứt, hái, vì đến mùa Thu, quả hạt cũng chín, phải bứt hái về.
Đoài là rắn, là mặn, vì khi hồ khô cạn, sẽ để trơ lòng đất rắn và mặn. Sở dĩ mặn, vì nước hồ thường im lắng, nên lắng muối xuống đáy.
Đoài là thiếp, vì Đoài là con gái nhỏ, nên gợi ý tưởng vợ nhỏ, vợ lẽ.
Đoài là dê, vì lẽ dễ nuôi và có sừng như quẻ Đoài có 2 vạch đứt ở phía trên.


Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

Những dòng văn học tuyệt vời về khoa địa lý !








Những dòng văn học tuyệt vời của ông Cao Trung khi phân tích  về khoa địa lý thông qua những câu thơ ngắn gọn của cụ Tả - Ao !
Tám câu mở đầu của bài thơ 120 câu của cụ Tả -Ao qua sự phân tích của ông Cao Trung :
Xem đầy đủ thì vào đây tải về !










Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

Sấm Trạng Trình và nhà tiên tri mù Vanga

Cụm từ “số mệnh” rất phổ biến trong xã hội từ thời xưa cho đến hiện đại, nhưng ít ai để ý đến nội hàm thâm sâu của nó. Người xưa hay nói “sống chết có số”, “số” muốn nói sự đặt định sẵn từ trước, còn “mệnh” ý muốn nói là sinh mệnh, là mạng sống của một con người. Vậy “số mệnh” muốn nói đến sự đặt định sẵn của một sinh mạng từ khi sinh ra cho đến khi chết đi.
Thế giới từ cổ xưa đến nay xuất hiện nhiều nhà tiên tri, có thể thông qua khả năng tiên tri của mình để dự đoán tương lai. Ở phương Tây thế kỷ 20 nhà tiên tri mù Vanga đã đưa ra nhiều tiên đoán mà 80% trong số đó là đúng, 80% đó không phải là con số đoán mò mà ra được. Ở phương Đông có Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, trong lịch sử Việt Nam đều có rất nhiều giai thoại về những lời tiên đoán chính xác còn truyền đến tận ngày nay…
Những câu chuyện tiên tri để đời của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. (Ảnh: nld.com.vn)
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) tinh thông về lý học, tướng số, ‘sấm Trạng Trình’ của ông đã tiên đoán đến 500 năm sau . Chẳng thế mà có đôi câu đối ở đền thờ Bạch Vân Am “Kế tuyệt, phù suy Chư Cát Lượng/ Tri lai, tàng vãng Thiệu Nghiên Phu” (Nối được cái  đã đứt, đỡ được cái đã suy như Chư  Cát Lượng/Tìm hiểu việc đã qua, dự đoán việc mai sau như Thiệu Nghiên Phu). Tiếng tăm của ông không chỉ nổi ở trong nước mà còn vang đến tận Trung Hoa, khiến giới học giả ở đó cũng ngưỡng mộ xưng tụng: “An Nam lý học hữu Trình Tuyền”.
Câu chuyện ngôi mộ Trạng Trình.
Sau khi Trạng Trình mất, có thầy địa lý nổi tiếng ở Trung Quốc muốn xem thực hư chuyện Trạng thế nào đã lặn lội sang tận mộ cụ. Đến nơi, thấy ngôi mộ đặt đúng vào huyệt đất tốt nhưng huyệt phát ở đằng chân mà mộ lại đặt ngược, ông thầy Tàu cho là Trạng Trình cũng chỉ có danh mà không có thực, mới tự đắc bảo: “Cái huyệt ở đàng chân sờ sờ thế kia mà không biết lại tự đem để mả thế này. Có thánh nhân cái gì đâu, hay là thánh nhân mắt mù đó”.
Con cháu cụ Trạng nghe thấy vậy liền khẩn khoản nhờ thầy đặt lại mộ cho. Ông thầy đồng ý và bảo: “Không cần phải đem đâu xa cả, chỉ cần đào lên rồi xoay lại quan tài và nhích lên một chút là được”. Y lời, con cháu cụ Trạng đào mộ lên, đến gần quan tài thì thấy có tấm bia. Ông thầy mới bảo rửa sạch đi để xem bia viết gì. Thì ra tấm bia có khắc một bài thơ: “Ngũ thập niên tiền mạch tại đầu/ Ngũ thập niên hậu mạch quy túc/ Hậu sinh nhĩ bối ná năng tri/ Hà vị thánh nhân vô nhỉ mục?” (Nghĩa là: Ngày nay mạch lộn xuống chân/Năm mươi năm trước mạch dâng đằng đầu/ Biết gì những kẻ sinh sau/ Thánh nhân mắt có mù đâu bao giờ?). Đọc xong tấm bia, ông thầy Trung Quốc kinh hãi, toát cả mồ hôi hột, thì ra Trạng đã tiên liệu mọi việc.
Nguyễn Công Trứ và câu chuyện phá đền Trạng Trình
Trạng Trình
Khu di tích đền thờ Trạng Trình
Năm Minh Mạng thứ 14, Dinh Điền sứ Nguyễn Công Trứ được Vua điều đi khẩn hoang ở vùng Hải Dương. Vấn đề là cần phải đào con sông, mà đào sông thì phải phá đền thờ Trạng Trình. Ông bèn ra lệnh cho dân phu phá đền để đào sông.
Trước khi phá, sai người đào vào đền mang bát hương ra, Nguyễn Công Trứ chợt thấy dưới bát hương có một tấm bia đá nhỏ phủ vải điều. Sau khi lau sạch, tấm bia lộ ra dòng chữ: “Minh Mạng Thập tứ/ Thằng Trứ phá đền/ Phá đền phải làm đền/ Nào ai đụng đến doanh điền nhà bay”. Thất kinh, Nguyễn Công Trứ chẳng những bãi bỏ lệnh phá đền mà còn cho sửa sang lại khang trang hơn.
Không chỉ có ở Việt Nam, trên thế giới còn có rất nhiều nhà tiên tri nổi tiếng tiên đoán rất chính xác những sự kiện xảy ra trong tương lai.
Baba Vanga
Nhà tiên tri Baba Vanga. (Ảnh: varietyportal.com)
Nhà tiên tri Baba Vanga. (Ảnh: varietyportal.com)
Nhà tiên tri lừng danh Vanga sinh ngày 31/1/1911, mất ngày 11/8/1996. Bà sống ẩn dật cả đời mình ở vùng làng quê hẻo lánh Kozhuth thuộc Petrich, Bungary. Năm lên 12 tuổi, bà Vanga mất đi thị lực sau khi bị cuốn bởi một cơn lốc lớn. Người ta tìm thấy cô gái nhỏ vẫn còn thoi thóp hơi thở nằm vùi lấp giữa bụi và đá, hai hốc mắt chứa đầy cát.
Bà Vanga bắt đầu có những giấc mơ kỳ lạ về các thảm họa trên thế giới và sau đó đều trở thành hiện thực. Rất nhiều lần, bà đưa ra lời tiên đoán rằng chiến tranh sẽ xảy ra nhưng người dân trong làng không tin. Nhưng sự thực là nó đã xảy ra và dân làng vô cùng hoảng loạn, nhiều người chết, bị thương và ly tán khắp nơi.
Một buổi chiều tối, khi Vanga đang đứng trước cửa nhà mình thì thấy một kỵ sĩ bước vào và nói :“Mọi thứ trong thế giới sẽ bị đảo lộn, rất nhiều người sẽ chết. Nhưng cô sẽ ở lại đây và sẽ thông báo về những người sống và những người chết. Đừng sợ, ta sẽ ở ngay bên cạnh. Lúc nào ta cũng ở bên để giúp cô”.
Sau đó, người dân làng trở về thì thấy Vanga đứng ở một góc phòng và phát ra những tiếng nói mạnh mẽ. Bà nêu đúng tên, vị trí các sự việc xảy ra, nói kỹ về số phận của những người dân trong làng bị quân Đức bắt đi, ai còn sống, ai đã mất, ai sẽ trở về và trở về khi nào… Điều đó khiến mọi người vô cùng kinh ngạc đã quỳ xuống lạy bà như một vị thánh. Sau đó, thì  mọi chuyện đã xảy ra đúng như những lời bà nói.
Từ đó, tiếng tăm của Vanga bắt đầu lan rộng ra, người ta lũ lượt kéo đến nhà bà. Đặc biệt là những gia đình có người tham gia chiến tranh để xem họ có còn sống hay đã chết và tìm thấy thi hài của họ. Thậm chí, bà lão mù còn mách bảo một số người làm cách nào để tránh né hòn tên mũi đạn, cách chữa trị vết thương bằng cây cỏ, đất sét, mật ong ra sao, làm thế nào để tìm lại kỷ vật đã mất…
Vanga cũng có những dự đoán về số phận cho cậu em trai của mình là Vasil. Khi Vasil gia nhập đảng phái chống đối nhà nước, bà đã gào khóc và khuyên nhủ hết lời vì cho rằng nếu làm như vậy, anh sẽ phải hứng chịu cái chết đau đớn ở tuổi 23. Vasil cho rằng đó là chuyện tầm phào nhưng sự việc đã xảy ra. Tháng 10 năm đó, cậu đã bị bắt, bị tra tấn một cách dã man và kết thúc cuộc đời bằng một cái chết đau đớn.
Có rất nhiều người nổi tiếng đã tìm đến nhà tiên tri mù này. Cụ thể là ngày 8/4/1942, vua Bulgary Boris III đã đến thăm bà. Bà dặn ông hãy nhớ ngày 28/8. Hơn một năm sau, ông đã mất đúng ngày đó 28/8/1943.
Baba Vanga tiên tri chuẩn xác cái chết của Stalin và số phận Hitler
Adoft Hitler. (Ảnh: Wiki)
Adoft Hitler. (Ảnh: Wiki)
Vào năm 1952, bà Vanga dự đoán rằng chỉ một năm nữa thôi, Stalin sẽ mất. Ngay lập tức, bà đã bị chính quyền Bulgary bắt giữ vì tội tung tin đồn thất thiệt khiến người dân hoang mang. Song, thực tế đã chứng minh bà lần này lại đúng. Một năm sau, Stalin chết. Ai nấy cũng đều ngỡ ngàng khi nghe tin này và rùng mình khi nhớ lại lời tiên đoán rợn người của bà lão mù ấy một năm về trước. Chính quyền ngay lập tức phải trả tự do cho bà. Adoft Hitler – người đứng đầu chế độ phát xít Đức cũng đã từng đến gặp Vanga. Ông ra về với vẻ mặt tái mét và rầu rĩ nhưng không ai biết là vì lí do gì. Không lâu sau, Hitler tự tử dưới hầm và Chiến tranh thế giới II kết thúc (năm 1945).
Sự kiện đắm tàu ngầm Kursk.
Tàu ngầm Kursk
Tàu ngầm Kursk
Đúng 20 năm trước khi thảm kịch xảy ra, vào năm 1980, Vanga đã tiên tri rằng: “Cuối thế kỷ này, vào tháng 8/1999 hoặc 2000, Kursk sẽ chìm dưới nước, và cả thế giới sẽ than khóc vì nó.” Ngày đó, không một ai quan tâm đến lời tiên tri buồn cười này. Nhưng rồi người ta mới biết rằng Kurskmà bà nói không phải là về thành phố mang tên Kursk. Con tàu ngầm nguyên tử của Nga được đặt tên theo thành phố này đã gặp sự cố  khủng khiếp và mãi mãi chìm dưới đáy đại dương. Cả thế giới đều luyến tiếc và rơi lệ cho những nạn nhân mắc kẹt trong tai nạn này.
Sự kiện khủng bố 11 tháng 09
Tòa tháp đôi World Trade Center bị khủng bố. (Ảnh: Wiki)
Tòa tháp đôi World Trade Center bị khủng bố. (Ảnh: Wiki)
Lời tiên đoán năm 1989: “Đáng sợ! Đáng sợ! Những anh em sinh đôi của Mỹ sẽ ngã xuống sau khi bị những con chim sắt tấn công. Những con sói sẽ gầm rú trong lùm cây và máu của những người vô tội sẽ chảy”  dường như đã được ứng nghiệm với sự kiện tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới (New York) đổ sập bởi vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001.
Tháp đôi cũng có nghĩa khác là “sinh đôi” (Twins) hay còn gọi là anh em. Những kẻ khủng bố đã khống chế toàn bộ hành khách trên máy bay – “những con chim sắt” – và lao vào tòa tháp. Lùm cây trong tiếng Anh có nghĩa là “bush” nên ở đây có thể cũng ám chỉ đến tên của vị Tổng thống đương nhiệm của G. Bush.
Thảm họa kép động đất và sóng thần Nhật Bản
Thảm họa kép tại Nhật Bản ngày 11.03.2011. (Ảnh: Wiki)
Thảm họa kép tại Nhật Bản ngày 11.03.2011. (Ảnh: Wiki)
Vanga cũng đưa ra lời tiên đoán chính xác về thảm họa kép xảy ra tại Nhật Bản vào tháng 3/2011: “Do những trận mưa phóng xạ nên ở Bắc bán cầu, cả động vật lẫn thực vật đều sẽ bị tuyệt diệt vào tháng 3 năm 2011”.
Đúng như lời bà, vào ngày 11/3/2011, cả thế giới bàng hoàng trước thảm họa kinh hoàng xảy ra tại Nhật Bản. Trận động đất với cường độ 9.0 độ richter, những con sóng thần cao tới 10m, sự rò rỉ phóng xạ từ các nhà máy điện hạt nhân Fukushima I và Onagawa đã đưa nước Nhật bước vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất (kể từ sau Chiến tranh thế giới II) với rất nhiều người thiệt mạng.
Khả năng tiên tri của con người quả là phi thường, nhưng không còn quá xa lạ đối với đa số chúng ta…
Nam Minh
(Sưu tầm ở đây )