Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2021

TRƯỜNG SINH THỦY , CÁCH SỬ DỤNG .

 

TRƯỜNG SINH THỦY , CÁCH SỬ DỤNG 

Bài viết dưới đây do duyên một bạn nghiên cứu phong thủy yêu cầu tôi viết . Thời gian bản thân quá hạn hẹp nên tôi copy một số tư liệu có sẵn trên web-net làm tư liệu , các bạn bỏ qua cho nhé !

Muốn sử dụng được thủy pháp TRƯỜNG SINH trước tiên ta phải hiểu được thế nào là SONG SƠN NGŨ HÀNH . ( Line ở đây )

SONG SƠN NGŨ HÀNH TAM HỢP PHÁI

Song sơn ngũ hành là một dạng ngũ hành đặc biệt thuộc Tam hợp phái. Song sơn ngũ hành được ứng dụng rất rộng rãi trong phong thủy học. Nếu muốn nghiên cứu sâu hơn về phong thủy, chúng ta không thể không biết đến dụng pháp của loại ngũ hành này.

Ngũ hành song sơn là loại ngũ hành lấy Bát quái làm chủ đạo, kết hợp với thiên can, địa chi mà tạo thành. Trong 24 sơn, lấy hai sơn để làm thành một tổ hợp, như vậy tổng cộng sẽ có 12 tổ hợp, tương ứng với 12 cung trường sinh. Mười hai cung trường sinh này theo thứ tự sẽ là: Trường sinh, Mộc dục, Quan đới, Lâm quan, Đế vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng.

Với 24 sơn của Bát quái, Song sơn ngũ hành được xác định như sau:

Thân, Tý, Thìn phối với Khôn, Nhâm, Ất thuộc Thủy cục. Ta có song sơn ngũ hành là: Nhâm Tý, Ất Thìn, Khôn Thân.

- Tỵ, Dậu, Sửu phối với Tốn, Canh, Quý thuộc Kim cục. Song sơn ngũ hành là: Quý Sửu, Tốn Tỵ, Canh Dậu.

- Dần, Ngọ, Tuất phối với Cấn, Bính, Tân thuộc Hỏa cục. Song sơn ngũ hành là: Cấn Dần, Bính Ngọ, Tân Tuất.

- Hợi, Mão, Mùi phối với Càn, Giáp, Đinh thuộc Mộc cụ. Song sơn ngũ hành là: Giáp Mão, Đinh Mùi, Càn Hợi.

Song sơn ngũ hành lại được kết hợp tương ứng với Cửu tinh:

Nhâm Tý, Ất Thìn, Khôn Thân tương ứng với sao Văn Khúc, ngũ hành thuộc Thủy.

Quý Sửu, Tốn Tỵ, Canh Dậu tương ứng với sao Vũ Khúc, ngũ hành thuộc Kim.

Cấn Dần, Bính Ngọ, Tân Tuất tương ứng với Liêm Trinh, ngũ hành thuộc Hỏa.

Giáp Mão, Đinh Mùi, Càn Hợi tương ứng với Tham Lang, ngũ hành thuộc Mộc.

Như vậy song sơn ngũ hành cũng tương tự với ngũ hành chính thể, nhưng 24 sơn, được ghép thành từng cặp và tạo thành bốn loại ngũ hành đó là: Kim, Thủy, Mộc, Hỏa và không có ngũ hành là Thổ.

Diệu pháp song sơn ngũ hành được ứng dụng rộng rãi trong phong thủy học, là cơ sở của thủy pháp trường sinh Tam hợp phái. Đồng thời cũng là cơ sở để luận về Tiêu sa, Nạp thủy. Giúp giải thích rõ hơn về nguồn gốc của “Hoàng Tuyền thủy”, tức là “Thiên can Bát lộ Hoàng tuyền” và “Thiên can Phản phục Hoàng tuyền”
 Sau khi nắm được thế nào là song sơn ngũ hành ta lại căn cứ vào bài thơ thủy pháp của cụ TẢ AO mà áp dụng . Bài thơ về thủy pháp của cụ .
 
CHƯƠNG THỨ BẢY
THỦY PHÁP
73. Muốn sinh: tử tức, vượng nhân
74. Thì tìm Sinh vị, bản thần triều lai
75. Muốn thăng: quan tước, lộc tài
76. Thì tìm Vượng vị thủy lai hội đường.
77. Cứ nơi mạch ấy cho tường
78. Tả thuận, hữu nghịch, hai đường cho thông.
79. Lập huyệt, tọa hướng mới dùng.
80. Cứ phép bão lại: huyền không ngũ hành.
81. Cứ như thủy pháp Nang kinh
82. Kim, Mộc, Thủy, Hỏa thông minh như lề
 
83. Năm hành phỏng luận một vì.
84. Bình mộc: Giáp, Ất – Giáp thì mộc dương
85. Ất là âm mộc đã tường
86. Phỏng đây suy biết: âm dương, ngũ hành.
87. Cứ đó mà khởi tràng sinh.
88. Giáp sinh tại Hợi, Ất dành Ngọ cung
89. Hợi thuận, Ngọ nghịch hai dòng.
90. Hẳn còn xuôi ngược cho thông một vì.
91. Nước Sinh, nước Vượng chầu về.
92. Nước Tử, nước Tuyệt chảy đi mặc lòng.
93. Cứ hướng làm chủ bản cung.
94. Kim, Mộc, Thủy, Thổ cho thông hướng nào.
95. Nhất thì được nước Sinh vào.
96. Nhì thì được nước Khắc vào hướng ta.
97. Mong sao Sinh, Khắc đến ta.
98. Là nước ấy có ích, chỉ ta hòa dùng.
 

 Cụ CAO TRUNG diễn giải bài thơ này như sau :

CHƯƠNG THỨ BẢY
THỦY PHÁP
Đây là thủy pháp, phần quan trọng, rắc rối nhất, và khó giải thích nhất, của Khoa
địa lý, cụ Tả Ao nói sơ lược phần nhỏ nhưng là thực hành.
Học địa lý mà không biết thủy pháp, thì chẳng bao giờ làm Địa lý nên. Lại nữa
thủy pháp trình bày đầy đủ phải mấy trăm trang, mà đây Cụ Tả Ao thu vào có 26 câu,
lại không sắp xếp theo lối thông thường của lý thuyết sách vở, thì làm sao không rắc
rối được.
Thủy pháp đã khó lại bị thu ngắn, lại trình bày trên một lề lối riêng biệt của cụ Tả
Ao nên tác giả đã phải mất nhiều công phu nghiên cứu và trình bày lại. Đây cũng là
một trong những lý do mà bộ địa lý này, bốn năm sau mới xuất bản được.
Sau khi đọc hết phần thủy pháp mà chúng tôi giải thích dưới đây, nếu quý vị hiểu
được một nửa, rồi rãnh rỗi, quý vị hoặc xem lại, hoặc thực hành trên đất, hoặc phúc
lại những ngôi mộ cổ, vừa suy ngẫm về lời giải thích của chúng tôi để phát huy thêm
những cái khác lạ nữa, mà chúng tôi, hoặc vì còn non kém chưa giải thích được hết,
hoặc vì chúng tôi không dám giải thích dài dòng quá, mà sau một năm quý vị nắm
được hết tinh thần .

Bởi vì nó là những điều bí hiểm về địa lý, mà xưa kia, chúng tôi phải “mòn gót
giày, lỏng đầu gối” cũng phải trên mười năm mới hiểu được như thế. Những điều này,
chúng tôi có khi theo thầy cả 2, 3 năm, chiều chuộng thầy, có khi hàng năm, mới
được thầy “bố thí” cho một ít giải thích ân huệ. Trước khi giải thích phần thủy pháp
này của cụ Tả Ao, chúng tôi thấy, nên nêu ra một số thắc mắc:
1. Một là có nhiều điều mà thủy pháp ở sách địa lý Trung Hoa tán dương, mà ở
đây cụ Tả Ao lại bỏ đi.
2. Hai là cách trình bày của cụ Tả Ao xem ra thật là rắc rối và kỳ lạ.
Nhưng sau nhiều năm kê cứu và duyệt lại một số thủy pháp của sách Trung
Hoa, rồi hầu chuyện một số các vị cao nhân về địa lý và suy ngẫm, đắn đo về nỗi thắc
mắc này, chúng tôi mới tìm thấy giải đáp của sự thắc mắc trên như sau:
1. Những cái mà sách vở Trung Hoa trình bày, mà cụ Tả Ao không nói đến, phần
nhiều chỉ là những kiến thức địa lý dựa vào lý khí rồi khuếch trương lên để làm cho
rắc rối thêm địa lý mà thôi.
2. Còn cách trình bày của cụ Tả Ao thì lại quả là phép trình bày thực tế nhất
vượt ra ngoài cả các sách vở thông thường đến nổi chỉ có 26 câu, nhưng nếu chúng
 
   ta thật thuộc lòng nó, suy ngẫm nhiều về nó, thì ta sẽ có một căn bản đúng, giản dị, về
khoa thủy pháp, vừa đắc dụng, vừa chân thật.
Quả không ngoa những lời các bậc tiền bối xưa đã nói:
“Nhiều khi chỉ một câu của cụ Tả Ao, học mười năm chưa hết”
Quý vị, sau khi đạt được thủy pháp này của cụ Tả Ao rồi, lại đọc các sách Tàu
về thủy pháp, quý vị sẽ thấy người Trung Hoa viết sách địa lý 10 mà chỉ ích lợi một,
còn cụ Tả Ao chỉ nói một, mà người học đạt được kết quả trăm lần.
Cụ Tả Ao quả là vị thánh địa lý. Nếu chúng ta yêu văn chương thì chúng ta lại
còn thấy cụ Tả Ao là một nhà văn chân thành và rất đại chúng của thế kỷ 15. Không
lời nào của cụ xa sự thật, không lời nào viễn vông, dư thừa cả.
Áng văn nôm giá trị về thủy pháp này, sau trên nhiều năm nghiền ngẫm, suy
nghĩ cách diễn giải, chúng tôi nghĩ rằng với tất cả sự cố gắng, chúng tôi chỉ có thể giải
thích được bằng phương pháp sau đây:
1. Trước tiên giải thích các định nghĩa từng câu riêng biệt.
2. Sau nữa mới giải thích tinh thần cả đoạn văn, kèm thêm ví dụ.
Nào trước tiên chúng ta hãy giải thích các định nghĩa từng câu riêng biệt:
73. Muốn sinh: Tử Tức, Vượng nhân.
Muốn đất kết về đinh, muốn nhiều con đỗ đạt.
74. Thì tìm sinh vị, bản thần triều lai
Thì chọn huyệt ở hướng Tràng sinh của thủy.
75. Muốn thăng: Quan tước, lộc tài.
Muốn làm quan to và muốn có nhiều tài lộc.
76. Thì tìm vượng vị, thủy lai hội đường.
Thì phải tìm huyệt ở hướng Đế vượng của thủy.
77. Cứ nơi mạch ấy cho tường
Phải hiểu rõ cả mạch của long, lẫn mạch của thủy.
78. Tả thuận, hữu nghịch, đôi đường cho thông.
Phải hiểu rõ rệt thủy (cũng như long đã nói ở trên) như sau:
a). Nước chảy từ trái sang phải (theo chiều kim đồng hồ quay), (nhìn ở trước
huyệt) là dương thủy hay thủy tả thuận hay thủy tả toàn, hay hữu thủy đảo tả.
b). Nước chảy từ phải sang trái (theo ngược chiều kim đồng hồ quay), (nhìn ở
trước huyệt) là âm thủy hay thủy hữu nghịch hay thủy hữu toàn, hay tả thủy đảo hữu.
79. Lập huyệt, tọa hướng mới dùng.
Thủy pháp quan trọng cho sự lập huyệt (ấn định huyệt nằm đâu) và tọa hướng
(huyệt ngồi đâu mà nhìn vào đâu).
80. Cứ phép bão lai, huyền không ngũ hành.
Ngoài hướng sinh và hướng vượng của huyệt, lại còn hướng của thủy bão lại ở
trước huyệt. Thủy bão là khúc sông hay suối, ngồi ôm vòng ở trước huyệt. Ta có thể
dùng thủy pháp theo Dương công hay Thủy pháp theo Huyền Không ngũ hành.
81. Cứ như thủy pháp năng kinh
Nang Kinh là sách Thanh nang kinh về địa lý cổ của Trung Hoa, có nói về phép
thủy pháp đúng nhất (sau này có thủy pháp Nang Kinh giả và thủy pháp của các loại
sách tên khác nói bậy bạ làm nhiều người lầm).
82. Kim Mộc Thủy Hỏa Thông minh như lề.
Muốn biết thủy pháp, trước hết phải biết đất kết thuộc về cuộc long gì. Chỉ có 4
cuộc long là:
1. Kim cuộc long
2. Mộc cuộc long
3. Thủy cuộc long
4. Hỏa cuộc long

   1. Nếu khi ngồi ở huyệt mà thấy thủy khẩu phóng về hướng Đông (Quý, Sửu,
Cấn, Dần, Giáp, Mão) thì long từ hướng Tây đến. Mà từ hướng Tây long đến, chính là
Kim cuộc long.
2. Nếu khi ngồi ở huyệt mà thấy thủy khẩu phóng về hướng Tây (Đinh, Mùi,
Khôn, Thân, Canh, Dậu) thì long ở hướng Đông đến. Mà từ hướng đông long đến,
chính là Mộc cuộc long.
3. Nếu khi ngồi ở huyệt, mà thấy thủy khẩu phóng về hướng Nam (Ất, Thìn, Tốn,
Tỵ, Bính, Ngọ) thì long ở hướng Bắc đến. Mà từ hướng Bắc long đến, chính là Thủy
cuộc long.
4. Nếu khi ngồi ở huyệt, mà thấy Thủy khẩu phóng về hướng Bắc (Tân, Tuất,
Càn, Hợi, Nhâm, Tý) thì long từ hướng Nam đến. Mà từ hướng Nam long đến, chính
là Hỏa cuộc long.
Trên đây chỉ nói về đại cuộc còn tiểu cuộc có khi không luận theo như trên. Sau
đó, khi tầm long vài chục bận quý vị sẽ rõ.
83. Năm hành phỏng luận một vì
Phải biết luận ngũ hành theo can và chi:
a). Can Giáp là dương mộc.
Can Ất là âm mộc.
Can Bính là dương hỏa.
Can Đinh là âm hỏa.
Can Canh là dương kim.
Can Tân là dương kim
Can Nhâm là dương thủy
Can Quý là âm thủy
Can Mậu là dương thổ
Can Kỷ là âm thổ.
(Can Mậu và Kỷ không dùng để luận long, vì không có thổ long).
b). Chi Dần là dương mộc.
Chi Mão là âm mộc.
Chi Tỵ là âm hỏa
Chi Ngọ là dương hỏa
Chi Thân là dương kim
Chi Dậu là âm kim
Chi Hợi là âm thủy
Chi Tý là dương thủy
Chi Thìn Tuất là dương thổ
Chi Sửu Mùi là âm thổ.
(Thìn Tuất Sửu Mùi không dùng để luận long vì không có thổ lon).
84. Bính Mộc Giáp Ất, Giáp thì mộc dương
85. Ất là âm mộc đã tường
Nếu bình luận Mộc cuộc thì dùng Giáp và Ất. Nếu gọi là Giáp mộc tức là dương
mộc (Ất là âm mộc).
86. Phỏng đây suy biết âm dương, ngũ hành.
Theo cách gọi đó sẽ biết âm hay dương và có hành kim hay hành mộc, hành
thủy hay hành hỏa (ngũ hành).
Như trên đã nói, nếu ta thấy:
Giáp mộc là dương mộc (tính xuôi)
Ất mộc là âm mộc (tính ngược).
Bính hỏa là dương hỏa (tính xuôi)
Đinh hỏa là âm hỏa (tính ngược).
Canh kim là dương kim (tính xuôi)
Tân kim là âm kim (tính ngược).

Nhâm thủy là dương thủy (tính xuôi)
Quý thủy là âm thủy (tính ngược).
87. Cứ đó mà khởi tràng sinh
Cứ theo đó mà khởi từ tràng sinh, rồi đến Mộc dục, Quan đới, Lâm quan, Đế
vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng.
88. Giáp sinh tại Hợi, Ất dành Ngọ cung.
Ví dụ:
a). Nếu là dương mộc thì:
1. Tràng sinh ở Càn Hợi
2. Mộc dục ở Nhâm Tý
3. Quan đới ở Quý Sửu
4. Lâm quan ở Cấn Dần
5. Đế vượng ở Giáp Mão
6. Suy ở Ất Thìn
7. Bệnh ở Tốn Tỵ
8. Tử ở Bính Ngọ
9. Mộ ở Đinh Mùi
10. Tuyệt ở Khôn Thân
11. Thai ở Canh Dậu
12. Dưỡng ở Tân Tuất.
b). Nếu là âm mộc thì đi nghịch:
1. Tràng sinh ở Bính Ngọ (Ất dành Ngọ Cung).
2. Mộc dục ở Tốn Tỵ
3. Quan đới ở Ất Thìn
4. Lâm quan ở Giáp Mão
5. Đế vượng ở Cấn Dần
6. Suy ở Quý Sửu
7. Bệnh ở Nhâm Tý
8. Tử ở Càn Hợi
9. Mộ ở Tân Tuất
10. Tuyệt ở Canh Dậu
11. Thai ở Khôn Thân
12. Dưỡng ở Đinh Mùi.
89. Hợi thuận ngọ nghịch mới dùng
Nếu tràng sinh của mộc mà ở Hợi, ta cho đi thuận, còn nếu tràng sinh của mộc
mà ở Ngọ, ta cho đi nghịch.
90. Hẳn còn xuôi ngược, cho thông một vì.
Cứ tính xuôi ngược như thế cho thông đi, trên là mới tính có Mộc cuộc. Ta lại
còn phải tập tính cả:
Kim cuộc
Hỏa cuộc
Thủy cuộc nữa
Cũng theo phép như của Mộc cuộc vừa nói, cho thật thông thì ra ngoài đồng mới
tầm long, điểm huyệt nhanh được.
91. Nước sinh nước vượng chầu về.
Cứ đến chỗ nào là tràng sinh hay đế vượng của thủy mà có nước chầu về hay
có nước tụ là ta được nước sinh hoặc nước vượng cho huyệt.
92. Nước tử, nước tuyệt chảy đi mặc lòng.
Nước Tử và nước tuyệt là xấu nhất không được tụ, không được đến mà phải để
cho nó chảy đi. Khi điểm huyệt ta thu sinh, vượng và tránh tử tuyệt của nước cho
khéo.
Cụ Tả Ao gọi là:

Thu: minh sinh, phóng: ám tử.
Cụ có câu thơ về việc này như sau:
Minh Sinh, Ám tử, vô di
Coi đi coi lại, quản chi nhọc nhằn.
Có nghĩa là:
Phải thu nước sinh vượng, phóng nước Tử tuyệt.
Phép này quan trọng không di dịch được.
Phải chịu khó nhọc coi đi lại cho kỹ, cho chắc chắn. Bởi đất kết do long mà họa
phúc lại do thủy.
93. Cứ hướng làm chủ bản cung
Phải lấy hướng huyệt làm chủ (Theo phép của Huyền không ngũ hành).
94. Kim mộc thủy thổ chô thông hướng nào.
Ví dụ hướng huyệt mà hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ thì ta phải chọn nước
hướng nào? Và chọn làm sao?
Ta chọn như dưới đây:
95. Nhất thì được nước sinh vào
Nhất thì hướng thủy phóng phải sinh hướng huyệt (theo huyền không ngũ hành).
96. Nhì thì được nước khắc vào hướng ta.
Nhì thì hướng thủy phóng phải khắc hướng huyệt (theo huyền không ngũ hành).
97. Mong sao sinh khắc đến ta
Chỉ cần sinh nhập (nước sinh hướng huyệt), hoặc khắc nhập (nước khắc hướng
huyệt).
98. Là nước ấy có ích chi ta hòa dùng.
Ngoài thủy pháp của Dương công ta chỉ nên dùng loại thủy pháp của Huyền
không ngũ hành đó mà thôi. Trừ Dương công thủy pháp chỉ loại nước đó mới hữu ích.
Thật ra trường hợp đặc biệt mới dùng đến phép Huyền không Ngũ hành. Chỉ nên cố
gắng dùng Dương công thủy pháp.
- Quý vị đọc đến đây cũng vẫn chưa dùng được nếu không hiểu điều bí hiểm của
Huyền Không ngũ hành sau đây:
Phép ngũ hành thường ta có:
Bính là hỏa Ngọ là hỏa.
Giáp Ất là mộc v.v...
Còn phép ngũ hành của Huyền Không khác ngũ hành thường như sau:
Ất Dậu Bính Đinh nguyên thuộc Hỏa.
Kiền Khôn Mão Ngọ Kim đồng tọa
Hợi Quý Cấn Giáp thị Mộc thần
Dần Thân Tân Tốn Kiêm Tý Tỵ
Hợp dữ Thìn Nhâm bát Thủy thần.
Dịch nghĩa:
Theo huyền không ngũ hành thì:
Ất Dậu Bính Đinh hành hỏa
Kiền Khôn Mão Ngọ hành kim
Hợi Quý Cấn Giáp hành mộc.
Dần, Thân, Tân, Tốn, Tý, Tỵ, Thìn, Nhâm hành thủy
Có phép chỉ dùng huyền không ngũ hành cho hướng huyệt và hướng thủy khẩu,
lại có phép dùng cho cả nước lại và nước triều. Chúng tôi sẽ giải thích nó kỹ lưỡng
sau này, ở những bộ sách kế tiếp.
Nhưng nếu biết coi phép Hồng Phạm Ngũ Hành ta sẽ biết năm nào thì kết phát.
Đây là đi đến chỗ cao và bí hiểm nhất của khoa địa lý. Các vị chân sư truyền dạy
cho chúng tôi không muốn chúng tôi phổ biến những bí hiểm như vậy quá rộng rãi,
mà chỉ được truyền cho những vị nào mà được các chân sư xét là đáng.

Thật ra, không phải là các Chân sư muốn cho khoa địa lý sẽ thất truyền, mà thật
ra các vị đó sợ đời học chưa đến nơi đến chốn, đã vội hành nghề, sẽ có nhiều sai
nhầm, và như thế dĩ nhiên là có hại cho người xin để đất, tổn phúc cho thầy để đất,
người truyền cũng có phần nào ân hận. Để dung hòa hai quan niệm mâu thuẩn nhau
như trên, chúng tôi sẽ tìm cách lưu lại bí mật đó cho đời sau, bằng cách mỗi sách
chúng tôi cho vào một số bí quyết. Các vị nào có tâm đạo, chỉ muốn biết khoa địa lý
để báo hiếu cho cha mẹ, mà không hề có tham vọng hành nghề địa lý để kiếm ăn, sẽ
gặp rất nhiều cơ duyên để thành đạt về khoa này. Xưa kia, các cụ chân nho nghiên
cứu địa lý, chỉ mong tìm được một đến hai ngôi đất để báo hiếu cho cha mẹ là đủ mãn
nguyện.
Như vậy khoa địa lý sẽ không bị thất truyền mà vị nào quyết tâm vẫn học được
nó.
Ngay trong bộ này, quý vị nào có nhiều kinh nghiệm và nhiều hiểu biết về địa lý,
đã thấy chúng tôi xen kẻ trong các câu giải thích, trong đó đây ở bộ sách này, những
ẩn ý đặc biệt, liên quan rất nhiều đến toàn bộ kiến thức bậc cao của khoa địa lý.
 

Ông CAO TRUNG giảng giải thì dài chứ hiểu rồi thì thực hành rất đơn giản bạn chỉ cần nhìn vào bảng dưới đây áp dụng SONG SƠN NGŨ HÀNH LÀ ĐƯỢC , bạn nào có căn bảng tử bình thì chẳng lạ gì bảng này dùng bàn tay bấm ra luôn :

Các song sơn chữ đỏ nằm dọc trên bảng cứ chiếu xuống dưới mà tra .



.