Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

Bốn phẩm cách cổ nhân xem trọng


Bốn phẩm cách cổ nhân xem trọng


Thiên Đạo thù cần (Đạo trời đền đáp cho người cần cù phấn đấu vươn lên)
Câu nói “Thiên Đạo thù cần” (Đạo trời ban thưởng đền đáp cho người cần cù phấn đấu) lấy từ lời trong quẻ bói của điển tích «Chu Dịch » “Thiên hành kiên, quân tử dĩ tự cường bất tức” (Trời hành theo đạo kiện toàn, người quân tử đi theo đạo không ngừng tự vươn lên); Và sách «Thượng Thư» cũng có viết: “Thiên Đạo thù cần”, đã nói rõ ràng chân lý nhân sinh (đời người) là sự siêng năng xoay chuyển nghịch cảnh.
Tăng Quốc Phiên là một vị quan nổi tiếng của triều đại nhà Thanh trong thời kỳ “Đồng Trị Trung Hưng”[1], tư tưởng tu dưỡng của ông đã cổ vũ khích lệ cho hậu thế, nhưng tư chất bẩm sinh mà trời ban cho ông lại không cao. Thời thiếu niên ông ở nhà đọc sách, có một tên trộm ẩn nấp trên xà ngang của nhà ông, hy vọng đợi Tăng Quốc Phiên sau khi đi ngủ sẽ lấy ra được vài thứ tốt. Tuy nhiên đợi và đợi mãi, Tăng vẫn không ngừng lật qua lật lại đọc bài văn đó. Tên trộm nổi giận, nhảy ra và nói “ Với trình độ của nhà ngươi thì đọc được sách gì?”, lập tức đọc thuộc lòng một lượt những bài văn này, rồi nghênh ngang bỏ đi.
Tăng Quốc Phiên không vì vậy mà nản chí, không những thế ông càng siêng năng hiếu học, cuối cùng đã trở thành một vị danh nhân nổi tiếng một thời, mà tên trộm thông minh kia thì vùi lấp trong dòng sông dài của lịch sử .
Địa Đạo thù Thiện (Đạo của Đất ban thưởng cho người thiện lương)
“Địa Đạo thù thiện” đến từ lời trong quẻ bói của «Chu Dịch»” Địa thế Khôn, Quân tử dĩ hậu đức tải vật”, ngụ ý khuyên người hành thiện, gặp hung hóa lành.
Vào thời Xuân Thu, Triệu Thuẫn tại Ế Tang nhìn thấy một người sắp sửa bị đói chết, Triệu Thuẫn cấp cho anh ta thực phẩm. Người bị đói lại chỉ ăn một nửa đồ ăn, Triệu Thuẫn hỏi anh ta nguyên do vì sao, người bị đói nói muốn đem đồ ăn này giữ lại cho mẹ anh ta. Triệu Thuẫn cảm thương cho lòng hiếu thảo, để cho anh ta ăn uống thỏa thích, ngoài ra còn chuẩn bị một rổ cơm và thịt đem về.
Về sau Tấn Linh Công tập kích mưu sát Triệu Thuẫn, trong trận chiến kich liệt có một vị võ sĩ của Tấn Linh Công đột nhiên đánh ngược trở lại, cứu thoát Triệu Thuẫn. Triệu Thuẫn trong tâm lo sợ ấp úng hỏi anh ta vì sao làm như vậy, anh ta trả lời: “ Tôi chính là người bị đói vào năm khi đó tại Ế Tang.” Khi Triệu Thuẫn lại hỏi tên họ của anh ta, người võ sĩ không nói mà bỏ đi. Nguyên lai người võ sĩ bị đói ấy tên gọi là Linh Triếp, là một trong những hiệp sĩ nổi tiếng trong thời đại Xuân Thu.
Thương Đạo thù Tín (Đạo của Thương nghiệp ban thưởng đền đáp cho người giữ chữ Tín)
“Thương Đạo Thù Tín” đến từ «Luận Ngữ» “ Dân vô tín bất lập” (Người không giữ chữ tín, không có uy tín thì không có nơi lập thân), phản ánh sự thành thật uy tín trong kinh doanh buôn bán, thì mọi việc đều thuận lợi. Hồng đỉnh thương nhân[1] Hồ Tuyết Nham vì là quan viên mà khởi nghiệp kinh doanh, vì là quan viên mà kinh doanh thịnh vượng, cũng vì là quan mà thương nghiệp của ông ta suy bại. Cho dù là sau khi đế chế kinh doanh của ông ta gặp đả kích mang tính hủy diệt, nhưng tên hiệu thuốc của ông lại vẫn đứng vững không đổ cho đến tận hôm nay.
Nguyên nhân sâu xa trong đó, công lao của ông quy về vào thời đầu khi mới sáng lập tiệm thuốc, đã lấy sự ”Thành Tín”làm căn bản dưng lập nên, bán thuốc hàng thật đúng giá. Ví như chế tạo “Kim Lộc Hoàn”, phương thuốc này cần lấy hơn 30 loại của hươu. Vì để bảo đảm chất lượng nguyên liệu, Hồ Tuyết Nham không tiếc bỏ vốn gốc ra mở một bãi đất nuôi dưỡng hươu, để đảm bảo về chất lượng nguyên liệu.
[1].Hồng đỉnh thương nhân đầu tiên là chỉ thương nhân triều Thanh Hồ Tuyết Nham, về sau là để chỉ những người thương nhân đồng thời kiêm thân phận quan viên, hoặc có quan hệ tốt đẹp với quan viên cao cấp, và có thể ảnh hưởng đến các chính sách của chính phủ. (Theo: Wiki)
Nghiệp Đạo thù Tinh (Đạo của nghề nghiệp sở học ban thưởng cho người dốc lòng chuyên tâm tinh tiến)
“Nghiệp đạo thù tinh” đến từ điển tích «Tiến Học Giải» của Hàn Dũ “Nghiệp tinh vu cần, hoang vu hi” (Nghiệp học tinh thông đối với người cần cù, nhưng lại hoang phế trong sự vui chơi cười đùa) , biểu thị rõ cần cù học hành khổ công luyện tập, học thuật nghề nghiệp tất sẽ tinh tiến.
Khi Vương Hiến Chi 78 tuổi, đi theo phụ thân là Vương Nghĩa Chi học tập thư pháp. Có một lần ông xin cha chỉ dạy bí quyết then chốt của Thư Pháp, Vương Nghĩa Chi đưa tay chỉ vào 18 thùng nước lớn ở trong vườn, nghiêm túc nói: “ Bí quyết viết chữ, chính là trong những thùng nước này, con đem 18 thùng nước lớn này viết vào đó, sau khi viết xong thì sẽ hiểu rõ.”
Vương Hiến Chi đã kiên trì như vậy không giải đãi cần cù học tập khổ luyện, cuối cùng đã viết khô cả 18 thùng nước, trình độ Thư Pháp của ông không những kế thừa thành tựu thư pháp tu dưỡng của phụ thân, mà cũng đã khai sáng một thời đại với tình cảnh mới.
Theo secretchina.com

Thiệu Ung – Bậc thầy triết học và thiên văn học Trung Hoa


Nhân vật lịch sử: Thiệu Ung – Bậc thầy triết học và thiên văn học Trung Hoa


Thiệu Ung (1011-1077) là một nhà triết học, nhà thơ, và nhà vũ trụ học của triều đại Bắc Tống. Ngay từ khi còn trẻ, ông đã bộc lộ trí thông minh khác thường và quyết tâm thấu hiểu các quy luật tiến hóa của vũ trụ.
Cái tên “Thiệu Ung” không được nhiều người dân Trung Quốc biết đến bởi ảnh hưởng từ cuộc Cách mạng Văn hóa, nhưng ông là một trong những nhân vật nổi bật nhất của Nho giáo Trung Hoa. Một số câu nói của ông vẫn còn lưu truyền đến ngày nay, như: “nhất thiên đích kế hoa tại vu tảo thần đích quyết định, nhất niên đích kế hoa tại vu xuân thiên đích quyết định, nhất sinh đích kế hoa tại vu cần lao đích quyết định” (Kế hoạch cho một ngày bắt đầu vào buổi sáng. Kế hoạch cho một năm bắt đầu từ mùa xuân. Kế hoạch cho một đời bắt đầu bằng sự siêng năng)
Tư tưởng giáo dục tân tiến
Là một trong 5 học giả lớn của Bắc Tống (Bắc Tống ngũ tử), Thiệu Ung cùng với Chu Đôn Di, Trương Tái, Trình Hạo, và Trình Di thành lập Tống Minh Lý Học. Đây được coi là bước ngoặt lớn trong sự phát triển của Nho giáo Trung Hoa.
Trong số 5 học giả xuất sắc nói trên, thì có lẽ Thiệu Ung là nhân vật bí ẩn nhất. Những nghiên cứu và đóng góp của ông đối với Tống Minh Lý Học là vô cùng độc đáo và khác biệt so với những bậc học giả còn lại. Đó là nhờ sự thấm nhuần Đạo giáo, cùng với việc thực hành và nghiên cứu về công năng và các hiện tượng siêu nhiên.
Tác phẩm tiêu biểu nhất của Thiệu Ung là “Hoàng Cực Kinh Thế”. Trong cuốn sách này, ông đã minh họa chân lý cuộc sống thông qua các khía cạnh của Thái Cực, Đạo, Âm và Dương, Thiên và Địa, Thần và Nhân, v.v., để giải thích nguồn gốc và sự phát triển của vũ trụ, trong đó bao gồm cả thế giới nhân loại.
Những yếu tố nói trên là nền tảng của Tống Minh Lý Học. Từ triều đại nhà Tống đến cuối thời nhà Thanh, nhiều bậc học giả đã hoàn thiện thêm cho Tống Minh Lý Học dựa trên cái khung nền tảng được Thiệu Ung và bốn nhà sáng lập còn lại xây dựng.
Một cuộc đời khoa học và bí ẩn
Ở tuổi trung tuần, Thiệu Ung tách mình khỏi xã hội và lui về ở ẩn. Ông dành trọn thời gian để nghiên cứu, viết, và dạy học. Mặc dù thông thạo các văn tự cổ và văn thơ cổ điển, nhưng ông luôn khiêm tốn và hòa ái với những học giả khác. Mỗi lần ông đến một địa phương nào đó, các quan chức và nhóm tri thức sở tại lại muốn được vinh dự mời ông ở lại nhà. Hoàng đế cũng nhiều lần cho gọi Thiệu Ung để tiến cử ông vào một vị trí trong triều, nhưng ông chỉ kính cẩn chối từ.
Dựa trên các nguyên lý của Bát Quái trong “Kinh Dịch” và tư tưởng Đạo gia, Thiệu Ung đã tạo nên một hệ thống và học thuyết về vũ trụ của riêng mình.
Thiệu Ung tin vào số mệnh của vạn vật, và rằng mọi thứ đều có thể được liễu giải nếu thấu hiểu cách phân chia các yếu tố khác nhau thành con số. Theo Bách Khoa Toàn Thư Britannica, “tư tưởng toán học của Thiệu Ung cũng ảnh hưởng đến nhà triết học Châu Âu thế kỷ 18 là Gottfried Wilhelm Leibniz đối với việc phát triển hệ thống số học nhị phân”
Theo một số học giả, Thiệu Ung là bậc thầy về tiên tri và hậu tri (đoán biết quá khứ), những dự đoán của ông có độ chuẩn xác phi thường. Có một câu chuyện kể về khả năng trực giác huyền diệu nhưng bí ẩn của ông:
Một buổi sáng mùa xuân, Thiệu Ung dựng quầy xem quẻ số gần chân cầu. Lúc đó, một lão nông dừng lại và hỏi ông về tài vận của mình. Thiệu Ung yêu cầu ông lão chọn từ các mảnh giấy có ký tự chữ Hán trên đó. Ông lão bèn chọn một thẻ và đưa nó cho Thiệu Ung, trên đó là ký tự “?”. Thiệu Ung nói với ông lão: “Chúc mừng cụ, cụ sẽ được một bữa trưa ngon miệng ngày hôm nay. Cụ hãy về nhà và chờ đợi”.
Lão nông và Thiệu Ung (Jane Ku)
Ông lão trở về và thấy đứa cháu trai đang ngồi đợi mình ở nhà. Anh nói: “Hôm nay là ngày mừng thọ 60 của cha cháu, ông muốn mời cụ đến dự bữa tiệc và chén rượu chia vui”. Ông lão vô cùng ngạc nhiên, nhưng rồi cũng thay đổi y phục và vui mừng tới dự tiệc.
Chiều hôm ấy, một người đàn ông khác đến quầy quẻ số của Thiệu Ung và hỏi xem vận mệnh ông ta. Ông cũng chọn đúng thẻ có ký tự “?”. Thiệu Ung nói với người đàn ông rằng: “Thẻ này không được tốt. Sẽ có chuyện xảy ra với ông hôm nay và ông sẽ bị bắt giam”. Người đàn ông nghĩ ngay rằng không thể nào có chuyện ông bị bắt nếu ở trong nhà, vì vậy, ông trở về và leo lên giường.
Đột nhiên, ông tỉnh giấc khi có người đàn bà hét to lên rằng những con lợn của ông đang phá nát khu vườn rau của bà. Trong lúc bốc hỏa, ông giơ một cú đấm khiến người đàn bà kém may mắn, vốn đang ốm dở, ngã phịch xuống và bất đắc kỳ tử. Ngay sau đó, ông bị bắt và tống giam.
Cũng vào chiều hôm đó, khi Thiệu Ung chuẩn bị dọn quầy và về nhà, thì một người đàn ông đi từ phía Nam tới và xin ông nán lại. “Đại nhân, tôi đã nghe nói về tài năng tiên đoán của ngài, vậy xin ngài hãy cho biết vận mệnh của tôi”. Chiếc thẻ vị khách này chọn cũng là ký tự “?”. Thiệu Ung nói rằng đó không phải là dấu hiệu tốt, và rằng ông sẽ bị ướt đẫm trong ngày.
Tuy nhiên, hôm đó là một ngày nắng và không có mây, vì vậy người khách phớt lờ cảnh báo của Thiệu Ung và cưỡi ngựa về nhà của ông ở gần đó. Ngay khi vừa đến cổng, ông bị tưới đẫm người, bởi phu nhân của ông không biết ông vào nhà, đã vô tình hắt nước bẩn đúng lúc ấy.
Dự ngôn về Trung Quốc
Thiệu Ung cũng là một thi nhân. Một trong những kiệt tác của ông chính là 10 bài thơ trong tập “Mai Hoa Thi”. Nhiều người tin rằng tập thơ đã dự đoán chính xác những sự kiện chính trong lịch sử Trung Quốc.

Thiệu Ung không phải là quan viên hay tu sĩ, nhưng với những tác phẩm văn thơ bất hủ, cùng với tri thức uyên thâm về vũ trụ và thiên văn, Thiệu Ung đã có một ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng tinh thần và xã hội trong Trung Hoa thời xưa.
David Wu, Epoch Times
Biên tập: Hồng Liên