Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2020

THIÊN ĐỊA CHÂN THẦN Huyền không đại quái ( hồi 4 ) còn tiếp



THIÊN ĐỊA CHÂN THẦN Huyền không đại quái ( hồi 4 ) còn tiếp 






Lưu ý : Các dòng chữ màu vàng , màu tím là những dòng chữ tôi giải rõ ý nghĩa và phản biện lý thuyết của môn phái Huyền không đại quái này 

LIÊN THÀNH PHÁILine nguồn )

CHƯƠNG 3: HUYỀN KHÔNG TỨ ĐẠI CỤC  


Nhất: Huyền không tứ đại cục
Nhất lục thuỷ cục: bao gồm nhất lục thượng nguyên cục và nhất lục hạ nguyên cục.
Tứ cửu kim cục: bao gồm tứ cửu thượng nguyên cục và tứ cửu hạ nguyên cục
Nhị thất hoả cục: bao gồm nhị thất thượng nguyên cục và nhị thất hạ nguyên cục
Tam bát mộc cục: bao gồm tam bát thượng nguyên cục và tam bát hạ nguyên cục


Bình giải : 
Gợi ý : Trong phong thủy loan đầu không có thổ long nên chỉ có tứ đại cục long . Chẳng hạn như phái TAM HỢP . Dần Ngọ Tuất hỏa long , Thân Tý Thìn thủy long , Hợi Mão Mùi mộc long , Tỵ Dậu Sửu kim long . Không có thổ long .

Lại luận về chữ NGUYÊN để các bạn thấy rõ vấn đề : Người ta dùng chữ NGUYÊN một cách đa dạng NGUYÊN THẦN , NGUYÊN KHÍ , NGUYÊN DƯƠNG , NGUYÊN ÂM , NGUYÊN VẬN ... vv . Các bạn không phân biệt thấu đáo về nó , các bạn sẽ đi đến ngõ cụt . Ở đây phái Liên thành phân chia THÁI CỰC ra làm nhị phiến . THƯỢNG NGUYÊN phiến đầu , HẠ NGUYÊN phiến sau . NGUYÊN TIỀN  phiến đầu ( số sinh ) . NGUYÊN HẬU phiến sau ( số thành ) . Đấy các bạn thấy tôi dùng chữ NGUYÊN có đa dạng không ? Bởi vậy các bạn không phân biệt rõ chữ NGUYÊN bạn sẽ đi vào ngõ cụt . 

Các hình dưới đây giải rõ và rộng vấn đề cho thấu đáo !

Các hình này lấy từ sách hiệp kỷ biện phương thư . Được các quan đại học của triều đình nhà Thanh cho là nguồn gốc của lý số 

Bình giải : 
Nhị phiến phối Hà đồ , phái Liên thành họ chỉ đưa ra nhị phiến phối Hà đồ còn nhị phiến phối Lạc thư họ giấu biệt , hoặc sách vở của họ không đủ bị thất lạc làm cho những ai có tâm muốn học mất đi đầu mối  . Có lắm kẻ đoán mò vận trong HKĐQ có nhị nguyên bát vận , hay cửu vận . Họ vận dụng sự rối rắm của chữ nghĩa đổi trắng thay đen . Thôi không nói nhiều đến bọn giang hồ thuật sĩ xấu bụng này nữa .
Như các hình nguồn gốc lý số ở trên tôi đã đưa ra .
Đã có nhị phiến phối với Hà đồ tất phải có nhị phiến phối với Lạc thư .
Bởi Hà - Lạc đồ thư tuy hai mà một nó cũng chính THÁI CỰC diễn tượng ra .
Các con số từ 1 đến 9 đại biểu Âm - dương ở Hà đồ thì từng cặp ôm nhau tại tứ chính ( Đông , tây , nam , bắc ) . Mà ở Lạc thư  lại tách biệt số Dương tại tứ  chính , số Âm tại tứ duy ) . Chỉ đơn giản điều này thôi ta đã nhìn được cả đại đạo .
Mô hình phân tử nước cứ 2 nguyên tố hydro mang điện tích âm xoay quanh một nguyên tố oxy mang điện tích dương tạo thành một phân tử nước . Mặt trời dương di chuyển quanh thiên hà mang theo một đống âm trái đất , kim , mộc thủy hỏa thổ xung quanh .
Dương chủ chính Âm chủ duy . Trong nhà mà các bà chủ chính thì các ông coi chừng ... Khà khà !

Bình giải : Nhị phiến phối Lạc thư là tôi đưa vào , họ có đưa ra nhưng chẳng thấy nói gì 
Lạc thư  lại tách biệt số ( Dương tại tứ  chính , số Âm tại tứ duy , tuy từng cặp Âm-Dương vẫn đồng hành ) riêng biệt từng phiến vẫn bổ túc , đối ứng cho nhau qua Ngũ Hoàng trung cung , hợp thập , hợp thập ngũ  . Chỉ đơn giản điều này thôi ta đã nhìn được cả đại đạo . 
Từ nhị phiến phối Lạc thư này ta đã quá dư thừa những bằng cứ để biết rằng :
Vận trình , lịch trình để đo thời khí trong HUYỀN KHÔNG ĐẠI QUÁI cũng là lịch TAM NGUYÊN CỬU VẬN .

Nhị: Nhị thập tứ sơn chi tứ đại cục
Nhâm sơn bính hướng, thượng nguyên tam bát cục.
Bính sơn nhâm hướng, thượng nguyên tứ cửu cục.
Tý sơn ngọ hướng, hạ nguyên tứ cửu cục.
Ngọ sơn tý hướng, thượng nguyên nhất lục cục.
Quý sơn đinh hướng, hạ nguyên nhất lục cục.
Đinh sơn quý hướng, hạ nguyên nhị thất cục.
Sửu sơn mùi hướng, hạ nguyên nhất lục cục.
Mùi sơn sửu hướng, thượng nguyên nhị thất cục.

Cấn sơn khôn hướng, thượng nguyên nhị thất cục.
Khôn sơn cấn hướng, hạ nguyên tam bát cục.
Dần sơn thân hướng, hạ nguyên tam bát cục.
Thân sơn dần hướng, thượng nguyên tứ cửu cục.
Giáp sơn canh hướng, thượng nguyên nhất lục cục.
Canh sơn giáp hướng, hạ nguyên nhị thất cục.
Mão sơn dậu hướng, hạ nguyên nhị thất cục.
Dậu sơn mão hướng, thượng nguyên tam bát cục.
Ất sơn tân hướng, thượng nguyên tam bát cục.
Tân sơn ất hướng, hạ nguyên tứ cửu cục.
Thìn sơn tuất hướng, hạ nguyên tứ cửu cục.
Tuất sơn thìn hướng, hạ nguyên tam bát cục.
Tốn sơn càn hướng, hạ nguyên nhất lục cục.
Càn sơn tốn hướng, thượng nguyên tứ cửu cục.
Tị sơn hợi hướng, thượng nguyên nhị thất cục.
Hợi sơn tị hướng, thượng nguyên nhất lục cục.

VH Chú:- Nhâm sơn bính hướng, thượng nguyên tam bát cục. Phát ở thượng nguyên nếu bố trí hợp cách, đặc biệt vận 3.- Tý sơn ngọ hướng, hạ nguyên tứ cửu cục. Phát ở hạ nguyên nếu bố trí hợp cách, đặc biệt vận 9.Các sơn khác cũng quyền như vậy

Bình giải :   Nhị thập tứ sơn chi tứ đại cục 
Các bạn dùng cái hình tôi vẽ lại của tôi dưới đây sẽ hiểu đoạn văn này dể hơn .
Và coi lại lý thuyết đoạn : ( sơn thượng thông căn cầu thiên quái ) .
Nhâm sơn bính hướng, thượng nguyên tam bát cục.
Các bạn chú ý số 3 nằm ở cung nhâm 38 bạn bè nên phát ở vận 3 vận 8 .
Các sơn hướng khác tương tự

Tứ đại cục vượng sát 
Nhất lục (1-6) cục vượng nhất lục vận, tam bát (3-8) là sát vận.

Tứ cửu (4-9) cục vượng tứ cửu vận, nhị thất (2-7) là sát vận.

Nhị thất (2-7) cục vượng nhị thất vận, tứ cửu (4-9) là sát vận.

Tam bát (3-8) cục vượng tam bát vận, nhất lục (1-6) là sát vận.

Bình giải : Tứ đại cục vượng sát 
Nhất lục (1-6) cục vượng nhất lục vận, tam vận , bát vận  (3-8) là sát vận
.
Tứ cửu (4-9) cục vượng tứ cửu vận, nhị vận , thất vận (2-7) là sát vận.

Nhị thất (2-7) cục vượng nhị thất vận, tứ vận , cửu vận (4-9) là sát vận.

Tam bát (3-8) cục vượng tam bát vận, nhất vận , lục vận (1-6) là sát vận.


Tứ: Nhất quái thuần thanh cách.

Thiên Ngọc kinh viết: “Đông tây lưỡng quái chân kỳ dị, tu tri bản hướng,

bản thủy tứ thần kỳ, đại đại trứ phi y”. Tức sơn thủy đồng một quái hay còn gọi là “nhất

gia cốt nhục” là một trong các cách đặc biệt của Liên Thành phái.

Nhất quái thuần thanh cách cục cộng lại thành 8 cách:

1. Tham lang cách.

2. Cự môn cách.

3. Lộc tồn cách.

4. Văn khúc cách.

5. Vũ khúc cách.

6. Phá quân cách.

7. Tả phụ cách.

8. Hữu bật cách.

VH chú: "nhất quái thuần thanh" hay còn gọi là "bổn hướng thủy" là nguyên lý

của "nhất dương chỉ" một trong các chiêu thức tuyệt kỷ của Liên Thành".

Bình giải : Nhất quái thuần thanh cách.
Nhất quái thuần thanh cách chẳng qua là lập hướng thu thủy cùng với long nhập thủ cùng một quái . VD : Long đến từ hướng Càn , lập hướng số cửu 9 Càn , thu thủy số  cửu 9 Càn , các bạn xem hình tôi vẽ sẽ hiểu ngay .


Ngũ: Tam nguyên bất bại hướng thủy kiêm thu chi cách cục.

“Kiền sơn kiền hướng thủy triều kiền, kiền phong xuất trạng nguyên;

Mão sơn mão hướng mão nguyên thủy, sậu phú thạch sùng bỉ

Ngọ sơn ngọ hướng ngọ lai đường, đại tướng trấn biên cương;

Khôn sơn khôn hướng khôn thủy lưu, phú quý vĩnh vô hưu”

Tý Cấn Tốn Dậu, cũng như trên. Đây chính là sơn, hướng, thủy loan đầu kết hợp lý khí

đồng tại nhất quái chi nghiệm.

VH chú: Đây cũng là một trong “ngũ trung bí”của Liên Thành.

“Thất tinh đả kiếp pháp”, Tam hợp, Huyền không, Loan đầu… phái nào cũng nói đến,

nhưng đều ở mức sơ sài thiếu sâu sắc.

Các bạn có điều kiện nghiên cứu thêm Địa Lý Băng Hải sẽ ngộ được.

Bình giải : Tam nguyên bất bại hướng thủy kiêm thu chi cách cục.
“Kiền sơn kiền hướng thủy triều kiền, kiền phong xuất trạng nguyên;
Mão sơn mão hướng mão nguyên thủy, sậu phú thạch sùng bỉ
Ngọ sơn ngọ hướng ngọ lai đường, đại tướng trấn biên cương;

Khôn sơn khôn hướng khôn thủy lưu, phú quý vĩnh vô hưu”
Lại lấy lại  cái hình này bạn xem kỹ sẽ hiểu !


Lục: Kiêm sơn kiêm thủy của Huyền không.
“Đồng nguyên tương hợp quái khả kiêm
Bất đồng vị hợp bất tương kiêm.”Thí dụ: Tọa Ngọ hướng Tí
Ngọ Thiên quái là nhất khảm tức ai sơn là (1-6) sơn kiêm Bính thì hợp vì Bính thiên
quái là tứ tốn hợp ngũ, Thủy kiêm Nhâm có địa quái là Nhất khảm đồng một quái-tốt. Nếu
sơn bố trí kiêm Đinh có thiên quái là thất đoài (2-7) tuy không sát nhưng không hợp được
(1-6), thủy kiêm Quí có địa quái bát Cấn (3-8) khắc (1-6) chủ dâm loạn.

Bình Giải : Các bạn nhìn vào hình và nhìn vào cung ngọ có 2 tầng ai sơn và ai thủy tôi vẽ lại áp vào La kinh bạn sẽ hiểu dể dàng đoạn này  !


CHƯƠNG ĐẶC BIỆT: DỤNG PHÁP CỦA LIÊN THÀNH
DỰA VÀO CƠ SỞ TỨ ĐẠI CỤC

Bản tổng hợp ai sơn - ai thủy
Để tiện cho việc áp dụng HK Đại quái Liên thành đây là bản tổng hợp Thiên quái (Ai Sơn)
và địa quái (ai thủy) của mỗi cung.
 

Tứ đại cách cuộc này là đại bí mật của huyền không chân gia, chỉ truyền cho con cháu

và một ít người bản tánh trung lương thông tuệ mà thôi. Đây là một phần quan trọng trong"di

thư" của sư tổ Triệu Liên Thành.

a) Nguyên lý cơ bản phải đồng nguyên long: Để phát huy tác dụng điều bắt buộc khi bố trí

sơn thủy phải đồng nguyên long. Cho dù có hợp các nguyên tắc sau mà không đồng

nguyên long thì chỉ bình chứ không phát.

b) Nhất quái thuần thanh cách.

Thiên ngọc kinh nói: Đông tây lưỡng quái chân kỳ dị, tu tri bổn hướng bổn thủy tứ thần

kỳ, đợi đợi trước phi y”. Đây là nói về nhất quái thuần thanh, Nhất quái thuần thanh còn gọi

là nhất gia cốt nhục.

Cách cuộc của nhất quái thuần thanh có 8 loại là Tham lang cách (1); Cự môn cách (2), Lộc

tồn cách (3), Văn khúc cách (4), Vũ khúc (6) cách; Phá quân (7) cách, Tả phụ (8) cách và hữu

bật (9) cách.

Thí dụ: Nhà tọa Nhâm hướng bính, ai sơn của Nhâm là 3, bố trí thủy ở Sửu có ai thủy cũng

là 3. Thủy ở Sửu còn gọi là "bổn hướng thủy" của Nhâm sơn Bính hướng. Đây chính là Lộc tồn

cách, vị trí kích tài cho dương trạch.

c) Hợp thập ải tinh cách.

Hợp thập ải tinh cách gồm có:

Thiên địa định vị

Sơn trạch thông khí

Lôi phong tương bạc

Thủy hỏa bất tương xạ

Đối đãi hợp thập ải tinh cách có 4 tổ hợp:

1-9 hợp 10 ải tinh cách.

2-8 hợp 10 ải tinh cách.

3-7 hợp 10 ải tinh cách.

4-6 hợp 10 ải tinh cách.

Thí dụ: Nhà tọa Nhâm hướng Bính, có giao lộ ở Thìn. Nhâm có thiên quái là 3, Thìn có địa

quái là 7 chính là 3-7 hợp thập ải tinh cách.

Ngoài ra còn các tổ hợp, hợp 5 hợp 15, các bạn tự nghiên cứu.
d) Tam nguyên chiếu thần thủy:
- Thượng nguyên Canh Tí Tỵ có địa quái tứ Tốn là chiếu thần thủy.
Thí dụ: Nhà tọa Quí hướng Đinh có thủy khẩu ở Tỵ thì phát trong thượng nguyên
- Trung nguyên vận 4 và nửa vận 5, tứ Tốn quản sự, lấy Nhâm Tốn Dần địa quái nhứt Khảm
là chiếu thần thủy.

Bình Giải bằng hình ảnh 
Đến đây thì phái Liên thành chẳng còn gì cho tôi đáng để giải thêm nữa cả !
Tóm lại Liên thành phái chia thái cực làm 2 phiến lấy số Hà Lạc phối với Tiên - Hậu bát quái biện chứng cho lý thuyết của mình . Không ngoài các cặp số .
27-38 một phiến .
16-49 một phiến
Cùng với các quy luật hợp thập , hợp ngũ , hợp thập ngũ và hết chuyện .
À còn một chút nữa là :
 CHẲNG CÓ GÌ HAY HO CẢ , ĐẠO LÝ , CHÂN LÝ KHÔNG THẤY MÀ LƯU MANH THÌ CÓ THỪA !
CÁC BẠN CỨ THEO ĐIỀU HỌ NÓI , LÀM THEO ĐIỀU HỌ DẠY !
LÀ ĐÃ ĐẾN  LÚC CÁC BẠN TÀN ĐỜI !

Thí dụ: Nhà Thìn hướng Tuất có thủy khẩu ở Nhâm thì phát ở vận 4 và 1/2 vận 5.
- Trung nguyên lục Càn quản sự, lấy Mùi Càn Đinh địa quái cửu ly là chiếu thần thủy.
- Hạ nguyên lấy Tuất Ngọ Ất địa quái lục Càn là chiếu thần thủy.
e) Tam nguyên tài thần tinh thủy:
- Thượng nguyên lấy Sửu Khôn Hợi là tài tinh thủy, địa quái là Chấn là Chấn vì Chấn
là thiên mệnh tài tinh; thiên quái là Cấn vì Cấn là thiên khố tài tinh.
- Thượng nguyên lại lấy Bính Mão Tân địa quái là Khôn, vì Khôn là Cự Môn tài tinh
thủy.
- Trung nguyên lấy Mùi thủy địa quái Bính, vì Bính là Thiên quỷ tài tinh thủy.
- Hạ nguyên lấy Giáp Dậu Quý thiên quái là Chấn, địa quái là Cấn, Chấn và Cấn là tài
tinh thủy. Lại lấy Thìn thủy địa quái canh, vì Canh là Thiên hán tài tinh thủy.
f) Ngũ quỷ thủy lộ:
- Thượng nguyên lấy Nhâm Tốn Dần, địa quái là tham lang là ngũ quỷ thủy và cũng chủ
ngũ quỷ đới tài lai.
- Trung nguyên lấy Tuất Ngọ Ất, địa quái Càn là ngũ quỷ thủy lộ.
- Hạ nguyên có Tuất Ngọ Ất là chiếu thần, cũng chủ ngũ quỷ đới tài lai.
g) Tam dương thủy:
- Cửu thủy Mùi Càn Đinh, địa quái là Ly, Ly là tam dương thủy.
- Thìn Tí Tân tam sơn, thiên quái là Ly, là tam dương tọa sơn đều chủ đại phú quý và
trường cửu.

VH giải thêm:
- Một trong 3 cung Mùi, Càn, Đinh có thủy nếu hợp thì phát tài lộc
- Một trong 3 cung Thìn, Tí, Tân có sơn nếu hợp thì chủ phú quí.
Giải mã cho Tam nguyên sơn thủy tương phối chánh cuộc
- Hạ nguyên Canh Mão Đinh tam sơn. Canh Mão Đinh thiên quái là Đoài. Nếu thủy lai
Thìn Cấn Thân 3 thủy đều là hạ nguyên 2 7 thủy với tọa sơn đồng thuộc 1 quái, tức là
thủy lai đương diệu là chân long, còn gọi là thạch phá thiên kinh, vả lại thủy lai và khứ
toàn tại Thìn Cấn Thân tức là Đoài sơn thủy lưu Đoài Hỏa cuộc, còn gọi là tận dương
nhứt cuộc; nếu thủy lai khứ có 3 thủy Giáp Dậu Quý là đều thuộc hạ nguyên 3 8 tài
tinh thủy, bát Cấn lại với tọa sơn thất Đoài giao cấu, chủ hạ nguyên đại phú; nếu thủy
lai khứ có 3 thủy Tuất Ngọ Ất là đều thuộc trung nguyên 1 6 thủy tức hạ nguyên chiếu
thần, lục Càn lại với tọa sơn nhị Khôn giao cấu nên trung nguyên phát, hạ nguyên cũng
phát. Nhưng 2-7 không phối được với 1-6 nên dù phát nhưng về sai bại, chủ dâm loạn,
ly tán…
Nếu thủy lai khứ có 3 thủy Mùi Càn Đinh thì tuy hạ nguyên 4-9 thủy nhưng 4-9
với tọa sơn 2-7 không phối, dù phát cũng bị tật bịnh, về sau thì tuyệt tự.
VH giải thích thêm:
Nói 3 cung Canh Mão Đinh có thủy tại Thìn Cấn Thân tức nói Tọa Canh hướng Giáp có thủy
tại Thìn (địa nguyên). Tọa Mão hướng Dậu có thủy tại Cấn (thiên nguyên), tọa đinh hướng quí có
thủy tại Thân (nhân nguyên). Chứ không thể hiểu là 3 cung Thìn Cấn Thân cùng có thủy đến một
lúc.
- Hạ nguyên 3 sơn Tuất Khôn Dần thì Tuất Khôn Dần thiên quái là Cấn, địa quái là Chấn,
nếu thủy lai khứ Giáp Dậu Quý tức hạ nguyên 3 8 tài tinh thủy với tọa sơn đồng thuộc
1 quái, là thủy lai đương diện, là chân long, cũng tức là thạch phá thiên kinh quyết.
Vả lại thủy lai khứ đều tại Giáp Quý Dậu, tức là Cấn Sơn Cấn hướng thủy lưu Cấn đại
cuộc, cũng là tịnh âm nhất cuộc; cuộc này tọa sơn là tài tinh mà thủy lộ cũng tài tinh, đại cuộc
chủ phát tài bạch, trung cuộc cũng phú gia nhứt huyện, tiểu cuộc cũng phú 1 vòng, đều chủ hạ
nguyên phát phước.
Nếu thủy lai khứ có Thìn Cấn Thân 3 thủy đều hạ nguyên 2 7 thủy, thất Đoài với tọa sơn
bát Cấn giao cấu nên chủ hạ nguyên phát, Thìn thủy địa quái là Canh, Canh là Thiên hán tài tinh
nên phát phước rất nhiều.
Nếu thủy lai khứ có Mùi Càn Đinh 3 thủy đều thuộc hạ nguyên, 9 thủy trung nguyên
chiếu thần, Tốn 4 với tọa sơn Chấn 3 giao cấu chủ trung nguyên phát phước; Mùi thủy địa quái
là Bính, Bính là Thiên quỷ tài tinh thủy nên phát tài lộc nhiều như không bền vì 3-8 không phối
được 4-9.
Nếu thủy lai khứ có Tuất Ngọ Ất 3 thủy, thì tuy trung nguyên 1 6 thủy, hạ nguyên chiếu
thần nhưng 1 6 với 3 8 không phối, dù phát cũng dâm loạn, bệnh gân xương...
VH chú thêm: Nhà có tọa 3-8 người ngủ trong phòng có cửa phòng an vào 1-6 thì người
đó không dâm loạn cũng bệnh gân xương, thí dụ nhà Nhâm hướng Bình cửa phòng an vào Tuất.
- Hạ nguyên 3 sơn Thìn Tí Thân, 3 cung đều là tam dương sơn 9, tọa sơn thiên quái là
ly, địa quái là Tốn, nếu thủy lai khứ Mùi Càn Đinh 3 thủy đều thuộc 4-9 tam dương
thủy với tọa sơn đồng thuộc 1 quái, tức thủy lai đương diện là chân long, cũng tức là
thạch phá thiên kinh quyết.
Vả thủy lai khứ đều tại Mùi Càn Đinh là Ngọ sơn Ngọ hướng thủy lưu Ngọ đại cuộc, là tịnh
âm nhứt cuộc, cuộc này tọa sơn với thủy lộ đều là tam dương nhật tinh chủ đại quý. Nay vận hạ
nguyên đã phát tiết 60 năm, chỉ còn lại 30 năm đại phát.
Nếu thủy lai khứ có Giáp Dậu Quý 3 thủy là đều hạ nguyên 3 8 tài tinh thủy, tọa sơn Chấn
3 với Tốn 4 giao cấu, chủ hạ nguyên đại phú nhưng lâu dài thì bại vì 3-8 không giao được 4-9.
Nếu thủy lai khứ có Tuất Ngọ Ất 3 thủy là đều trung nguyên 1 6 thủy chiếu thần, Khảm 1
với tọa sơn ly 9 giao cấu, chủ trung nguyên phát phước, hạ nguyên cũng phát.
Nếu thủy lai khứ có Thìn Cấn Thân 3 thủy là 2 7 thủy, nhưng 2 7 với tọa 4 9 không phối,
dù phát cũng dâm loạn, về sau thì tuyệt tự.
Các cung khác cũng luận như trên.
Pháp dụng Tứ Đại cục cho dương trạch
Như chúng ta đã biết đối với dương trạch thì nơi giao thoa của thủy lộ chính là điểm cần
xét khi coi một ngôi nhà củng như những nhà cao cây cao chung quanh, đó chính là :"Tiên khan
kim long động bất động, thứ xét huyết mạch nhận lai long".
Ba yếu tố chính khi xét 1 căn nhà theo HK ĐQ Liên Thành
1)
- Thủy lộ, Cổng, Cửa và những nơi có thủy động ngoài nhà: Từ Ai Sơn của tọa nhà mà
tính đến Ai Thủy của các cung có thủy động trên cần hợp các yếu tố như của các bài
trước. Nếu được đồng nguyên long thì "cát càng thêm cát". Điều kỵ khi nhà thuộc
nhân hay địa nguyên kiêm quá 3 độ thì cần xét đến"không vị kỵ lưu thần"
- Nhà có cửa sau bố trí ngay tọa: Đối với thiên nguyên long thì vẫn ổn. Nhưng với những
nhà nhân và địa nguyên thì đây là một đại họa không gì cứu vãn được.
2) Thủy trong nhà
- Cầu thang: Bậc trên cùng chính là chỗ nhập khí cho người sống trên tầng đó. Cho
nên nó được tính như cửa nhập khí so với tâm của tầng.
- Cửa phòng: Phòng ngủ là một tiểu thái cực mà mỗi người trong nhà có sự thọ khí
khác nhau. Cho nên cửa phòng phải ở một vị trí đặc biệt cần được quan tâm. Nó
được bố trí nếu được đồng nguyên với tọa và hợp sơn thủy thì quá tốt, bằng
không hợp nguyên long chí ít cũng không được khắc sát với tọa. Với những nhà
vợ chồng con cái khắc khẩu thì việc bố trí cửa phòng hợp cách cũng có thể hóa
giải được.
- Vị trí hồ cá hoặc phong thủy luân: cũng cần đồng nguyên và hợp cách với tọa nhà
- Những vị trí khác như chậu rửa hoặc vòi nước: nếu dùng nước thường xuyên thì
cần phải xét còn nếu thời gian sử dụng quá ít thì thôi.
3) Bếp:
Cân bằng thủy hỏa là một yếu tố quan trọng. Cho nên vị trí bếp cần xét thật kỹ vì
bếp chủ về sức khỏe và nhân đinh trong nhà. Có những người bị bệnh nan y, sau khi
chuyển bếp mà có thể gặp thầy gặp thuốc để khỏi bệnh hoặc trở nên nhẹ nhàng hơn.
Bếp xét ai sơn và cần đồng nguyên long. Đặt biệt là nhân nguyên và địa nguyên.
Bếp so với tọa đồng khí hoặc hợp 5 10 15 hay hợp khí tiên thiên.
Huyền Không Đại Quái Liên Thành Phái, Một bí mật trong các bí mật đang dần
được bật mí. Lý thuyết thì sâu xa nhưng cách dụng thì thật đơn giản mà hiệu quả. Trên
các trang mạng phong thủy của Trung Quốc cũng bàn luận rất nhiều nhưng việc tổng hợp
được qui tắc của dụng pháp và đưa lên cho mọi người thì chưa thấy.


Với vòng ai tinh sơn thủy trên là một sự kết hợp kỳ diệu của "sơn thượng thông căn" và

"thủy lý thông căn" nền tảng của lý thuyết Liên Thành phái cùng với Thành môn, thành môn ai

tinh, Khôn nhâm ất quyết, các loại ai tinh.... Tất cả lý thuyết Liên Thành đã nằm gọn trong tay các

bạn.

Bình Giải : Đây là hai tầng la kinh quan trọng của họ . Nhưng họ không cho in nó vào La kinh . Có lẽ mục đích là giấu bí mật  và cà khịa môn phái khác rằng : 
MÔN PHÁI CỦA HỌ LÀ CAO SIÊU MỘT SƠN HƯỚNG HỌ DÙNG KHÔNG QUÁ 10⁰ , TRONG KHI CÁC MÔN PHÁI KHÁC LÀ 15⁰
ĐỂ THUẬN TIỆN CHO VIỆC NGHIÊN CỨU TÔI ĐÃ GHÉP 2 TẦNG NÀY VÀO LA KINH CỦA HỌ ( hình dưới )

Quý sơn đinh hướng, quý sơn lục, đinh hướng cửu, là tứ cửu kim sinh nhất lục thủy, là

hướng thượng tứ cửu sinh tọa sơn nhất lục thuỷ, là sinh nhập, nơi đầu hướng cần có thủy phía

trước và sau đó lại có sơn phía sau thủy.

Nhâm sơn bính hướng, thượng nguyên tam bát cục, sơn sinh hướng, hướng thượng cần

có thuỷ.

Bính sơn nhâm hướng, thượng nguyên tứ cửu cục, sơn sinh hướng. Do vậy nơi đầu hướng

cần trống thoáng hoặc là có thuỷ.

Tí sơn ngọ hướng, hạ nguyên tứ cửu cục.sơn sinh hướng, Do vậy nơi đầu hướng cần trống

thoáng hoặc là có thuỷ.

Ngọ sơn tý hướng, thượng nguyên nhất lục cục.hướng sinh sơn, nơi đầu hướng cần có

thủy phía trước và sau đó lại có sơn phía sau thủy.

Quý sơn đinh hướng, hạ nguyên nhất lục cục.hướng sinh sơn, nơi đầu hướng cần có thủy

phía trước và sau đó lại có sơn phía sau thủy.

Đinh sơn quý hướng

Hạ nguyên nhị thất cục.hướng sinh sơn, nơi đầu hướng cần có thủy phía trước và sau đó

lại có sơn phía sau thủy.

Sửu sơn mùi hướng, hạ nguyên nhất lục cục.hướng sinh sơn, nơi đầu hướng cần có thủy

phía trước và sau đó lại có sơn phía sau thủy.

Mùi sơn sửu hướng, thượng nguyên nhị thất cục.hướng sinh sơn, nơi đầu hướng cần có

thủy phía trước và sau đó lại có sơn phía sau thủy.

Cấn sơn khôn hướng, thượng nguyên nhị thất cục.hướng sinh sơn, nơi đầu hướng cần có

thủy phía trước và sau đó lại có sơn phía sau thủy.

Khôn sơn cấn hướng, hạ nguyên tam bát cục.sơn sinh hướng, nơi đầu hướng cần trống

thoáng hoặc là có thuỷ.

Dần sơn thân hướng, hạ nguyên tam bát cục.sơn sinh hướng, nơi đầu hướng cần trống

thoáng hoặc là có thuỷ.

Thân sơn dần hướng, thượng nguyên tứ cửu cục.sơn sinh hướng, nơi đầu hướng cần

trống thang hoặc là có thuỷ.

Giáp sơn canh hướng, thượng nguyên nhất lục cục. hướng sinh sơn, nơi đầu hướng cần

có thủy phía trước và sau đó lại có sơn phía sau thủy.
Canh sơn giáp hướng, hạ nguyên nhị thất cục.hướng sinh sơn, nơi đầu hướng cần có thủy
phía trước và sau đó lại có sơn phía sau thủy.
Mão sơn dậu hướng, hạ nguyên nhị thất cục.hướng sinh sơn, nơi đầu hướng cần có thủy
phía trước và sau đó lại có sơn phía sau thủy.
Dậu sơn mão hướng, thượng nguyên tam bát cục.sơn sinh hướng, nơi đầu hướng cần
trống thoáng hoặc là có thuỷ.
Ất sơn tân hướng, thượng nguyên tam bát cục.sơn sinh hướng, nơi đầu hướng cần trống
thoáng hoặc là có thuỷ.
Tân sơn ất hướng, hạ nguyên tứ cửu cục.sơn sinh hướng, nơi đầu hướng cần trống thoáng
hoặc là có thuỷ.
Thìn sơn tuất hướng, hạ nguyên tứ cửu cục.sơn sinh hướng, nơi đầu hướng cần trống
thoáng hoặc là có thuỷ.
Tuất sơn thìn hướng, hạ nguyên tam bát cục.sơn sinh hướng, nơi đầu hướng cần trống
thoáng hoặc là có thuỷ.
Tốn sơn càn hướng, hạ nguyên nhất lục cục.hướng sinh sơn, nơi đầu hướng cần có thủy
phía trước và sau đó lại có sơn phía sau thủy.
Càn sơn tốn hướng, thượng nguyên tứ cửu cục.sơn sinh hướng, nơi đầu hướng cần trống
thoáng hoặc là có thuỷ.
Tị sơn hợi hướng, thượng nguyên nhị thất cục.hướng sinh sơn, nơi đầu hướng cần có thủy
phía trước và sau đó lại có sơn phía sau thủy.
Hợi sơn tị hướng, thượng nguyên nhất lục cục.hướng sinh sơn, nơi đầu hướng cần có thủy
phía trước và sau đó lại có sơn phía sau thủy.
Nam Phong chú: tuy hướng sinh sơn cần nơi đầu hướng cần có thủy phía trước và sau đó
lại có sơn phía sau thủy, tuy nhiên mấu chốt vẫn là sơn, thủy có hay không là phụ trợ thêm mà
thôi, đây chính là để hợp Đảo kị long cách.

TừCHƯƠNG 4: NHÂM KHÔN ẤT QUYẾT VỚI CÁC LOẠI
AI TINH trở về sau tôi giải ở Hồi 5 THIÊN ĐỊA CHÂN THẦN  ( line ở đây )
     THIÊN ĐỊA CHÂN THẦN Huyền không đại quái ( hồi 5 ) còn tiếp 


CHƯƠNG 4: NHÂM KHÔN ẤT QUYẾT VỚI CÁC LOẠI
AI TINH
Nhất: Sơn thượng cửu tinh định cục
Giáp quý thân tham tinh
Khôn nhâm ất cự môn
Tý mùi mão lộc tồn
Tuất càn tị thị văn
Thìn tốn hợi vũ khúc
Cấn bính tân phá quân
Dần canh đinh tả phụ
Ngọ dậu sửu bật tinh
Phân chia ra làm sơn đáo hướng, hướng đáo sơn nhị bàn. Ai tinh khởi ở thông căn quyết.
Dương thuận âm nghịch luân chuyển, ngũ nhập trung cung.
Theo đó sơn thượng đáo hướng, hướng thuỷ cần được đồng nguyên hợp long tọa.
Theo đó hướng thượng đáo sơn, long sơn cần được đồng nguyên hợp hướng thuỷ.
Nhâm sơn bính hướng
Nhâm ai là Cự môn, Nhâm thông Thìn, khởi Cự môn tại Thìn, Nhâm dương nên thuận ai,
Lộc tại Bính, Văn tại Mùi, Liêm nhập trung, Vũ tại Canh… Theo đó sơn thượng đáo hướng đồ:
CỰ TỐN _ LỘC LI _ VĂN KHÔN
THAM CHẤN _ TRUNG CUNG _ VŨ ĐOÀI
BẬT CẤN _ PHỤ KHẢM _ PHÁ CÀN
Bính thượng đắc lộc tồn tinh.
Bính ai là Phá quân, Bính thông Tuất, khởi Phá quân tại Tuất, Bính dương nên thuận ai,
Phụ tại Nhâm, Bật tại Sửu… Theo đó hướng thượng đáo sơn đồ:
CỰ TỐN _ LỘC LI _ VĂN KHÔN
THAM CHẤN _ TRUNG CUNG _ VŨ ĐOÀI
BẬT CẤN _ PHỤ KHẢM _ PHÁ CÀN
Nhâm sơn thượng đắc tả phụ 

Tý sơn ngọ hướng:
Tý ai là Lộc tồn, Tý thông Ngọ, khởi Lộc tồn tại Ngọ, Tý âm nên nghịch ai, Văn tại
Tốn, Liêm nhập trung, Vũ tại Mão… Theo đó sơn thượng đáo hướng đồ:

VĂN TỐN _ LỘC LI _ CỰ KHÔN
VŨ CHẤN _ TRUNG CUNG _ THAM ĐOÀI
PHÁ CẤN _ PHỤ KHẢM _ BẬT CÀN


Ngọ hướng thượng đắc lộc tồn tinh
 Ngọ ai là Hữu bật, Ngọ thông Tý, khởi Bật tại Tý, Ngọ âm nên nghịch ai, Tham tại
Càn, Cự tại Dậu… Theo đó hướng thượng đáo sơn đồ
VŨ TỐN _ VĂN LI _ LỘC KHÔN
PHÁ CHẤN _ TRUNG CUNG _ CỰ ĐOÀI
PHỤ CẤN _ BẬT KHẢM _ THAM CÀN


Tý sơn thượng đắc hữu bật tinh.

Quý sơn Đinh hướng

Sơn thượng đáo hướng đồ


Đinh hướng thượng đắc hữu bật

Hướng thượng đáo sơn đồ :


LỘC TỐN _ CỰ LI _ THAM KHÔN
VĂN CHẤN _ TRUNG CUNG _ BẬT ĐOÀI
VŨ CẤN _ PHÁ KHẢM _ PHỤ CÀN

Quý sơn thượng đắc phá quân.

Sửu sơn mùi hướng:
  

Sơn thượng đáo hướng đồ :
LỘC TỐN _ CỰ LI _ THAM KHÔN

VĂN CHẤN _ TRUNG CUNG _ BẬT ĐOÀI

VŨ CẤN _ PHÁ KHẢM _ PHỤ CÀN






Sửu Sơn Thượng Đắc Văn Khúc

Các sơn khác cũng quyền như vậy.


Nhị thập tứ sơn triều nghênh thuỷ lộ khởi tham lang thuận nghịch quyết:

1. Thiên nguyên thuỷ lộ khởi tham lang thuận nghịch quyết

Tý khởi bản cung nghịch hành,

Tốn càn càn tốn thuận hành,

Ngọ mão dậu tham tốn nghịch,

Khôn cấn khởi ngọ hành thuận

2. Địa nguyên thuỷ lộ khởi tham lang thuận nghịch quyết

Nhâm canh bính khởi tuất thuận,

Sửu mùi canh thượng nghịch luân,

Thìn tuất tuất thìn giai nghịch hành,

Giáp khởi bản cung thuận ứng

3. Nhân nguyên thuỷ lộ khởi tham lang thuận nghịch quyết

Ất tân đinh khởi tị nghịch,

Hợi tị tị hợi thuận hành,

Thân dương quý âm khởi bản cung,

Dần khởi ất hề đại thuận

Quyết này dùng phối hợp tam nguyên linh chính. Thượng nguyên và 30 năm đầu

trung nguyên lấy Tham Cự Lộc Văn Vũ 5 phương này có thủy là ngũ cát thủy, Hạ nguyên

và 30 năm sau của trung nguyên thì lấy Vũ Phá Phụ Bật Tham 5 phương này có thủy là ngũ

cát.

Đặc biệt 30 năm sau của trung nguyên và hạ nguyên thì dùng Tham lang là thôi

chiếu thần, phương vị của Tham lang nếu có thủy thì thôi tài lộc đại phát. Tại thượng

nguyên và 30 năm đầu của trung nguyên thì dùng Tả phụ là thôi chiếu thần, phương vị

của Tả phụ tinh nếu có thủy thì thôi tài lộc đại phát.

Như tý sơn ngọ hướng, dùng khẩu quyết trên khởi tham lang tại bản cung nghịch

hành, tức là Tý khởi Tham, cự tại càn, lộc tại dậu, văn tại khôn, liêm trinh tinh nhập trung

ngũ bất động, vũ đến ngọ, phá đến tốn, phụ đến mão, bật đến cấn. Trong thời gian thượng

nguyên và 30 năm đầu trung nguyên thì các phương khảm càn đoài khôn li có thuỷ là ngũ
cát thuỷ, riêng phương Mão nếu kiến thủy thì đại phát tài lộc. Trong thời gian 30 năm sau
trung nguyên và hạ nguyên thì các phương li tốn chấn cấn khảm có thuỷ là ngũ cát thuỷ,
riêng phương Tý nếu kiến thủy thì đại phát tài lộc.
Tý sơn ngọ hướng triều nghênh thuỷ lộ khởi tham lang đồ:
TỐN PHÁ _ LI VŨ _ KHÔN VĂN
CHẤN PHỤ _ LIÊM TRINH _ ĐOÀI LỘC
CẤN BẬT _ KHẢM THAM _ CÀN CỰ
Nam Phong Chú thích thêm để giải khẩu quyết:
Phần Thôi chiếu thần:
Thôi chiếu thần thượng nguyên và 30 năm đầu trung nguyên dùng Phụ tinh, hạ
nguyên và 30 năm sau của trung nguyên dùng Tham tinh, chính là kinh văn viết:
Tham Phụ bất đồng luận” (Tham tinh và Phụ tinh thì luận không giống nhau),
đúng vậy, vì Tham tinh là thượng nguyên tinh lại dùng làm cát thủy ở hạ nguyên, Phụ tinh
là hạ nguyên tinh lại dùng làm cát thủy ở thượng nguyên.
Thủ đắc Phụ tinh thành ngũ cát, sơn trung hữu thủy thị chân long” (giữ lấy Phụ
tinh để thành ngũ cát, trong núi mà có nước thì đấy là chân long), đúng như vậy, nếu
thượng nguyên mà phương Phụ tinh có nước, lại là cục thế sơn long chứ không phải bình
dương long thì có thể chắc đó là dấu tích chân long.
Phần khẩu quyết:
khởi tham lang ở tại bản cung nghịch hành: Tý Tham, Càn Cự, Dậu Lộc…
Tốn tham lang khởi ở càn thuận hành: Càn Tham, Tý Cự, Cấn Lộc, Mão Văn, Liêm quy
trung cung, Tốn Vũ
Càn khởi tham lang ở tốn thuận hành: Tốn Tham, Ngọ Cự, Khôn Lộc, Dậu Văn, Liêm quy
trung, Càn Vũ
Ngọ Mão Dậu khởi tham lang ở tốn nghịch hành: Tốn Tham, Mão Cự, Cấn Lộc, Tý Văn,
Liêm quy trung, Càn Vũ, Dậu Phá, Khôn Phụ, Ngọ Bật
Khôn Cấn khởi tham lang ở ngọ thuận hành: Ngọ Tham, Khôn Cự, Dậu Lộc, Càn Văn, Liêm
quy trung, Tý Vũ, Cấn Phá
Nhâm Canh Bính khởi tham lang ở tuất thuận hành: Tuất Tham, Nhâm Cự, Sửu Lộc, Giáp
Văn, Liêm quy trung, Thìn Vũ, Bính Phá, Mùi Phụ, Canh Bật.
Sửu Mùi khởi tham lang ở canh nghịch hành: Canh Tham, Mùi Cự, Bính Lộc, Thìn Văn,
Liêm quy trung, Giáp Vũ, Sửu phá
Thìn khởi tham lang ở tuất nghịch hành: Tuất Tham, Canh Cự, Mùi Lộc, Bính Văn, Liêm
quy trung, Thìn Vũ[/B]…
Tuất [/B]khởi tham lang ở thìn nghịch hành: Thìn Tham, Giáp Cự, Sửu Lộc, Nhâm Văn,
Liêm quy trung, Tuất Vũ[/B]…
Giáp [/B]khởi tham lang ở bản cung thuận hành: Giáp Tham…
Ất Tân Đinh khởi tham lang ở tị nghịch hành: Tị Tham, Ất Cự,Dần Lộc, Quý Văn, Liêm quy
trung, Hợi Vũ, Tân Phá[/B], Thân Phụ, Đinh Bật[/B].
Hợi khởi tham lang ở tị thuận hành: Tị Tham, Đinh Cự, Thân Lộc, Tân Văn, Liêm quy trung,
Hợi Vũ[/B]…
Tị khởi tham lang ở hợi thuận hành: Hợi Tham, Quý Cự, Dần Lộc, Ất Văn, Liêm quy trung,
Tị Vũ [/B]…
Thân khởi tham lang ở bản cung thuận hành: Thân Tham[/B]…
Quý khởi tham lang ở bản cung nghịch hành: Quý Tham[/B]…
Dần khởi tham lang ở ất thuận hành: Ất Tham, Tị Cự, Đinh Lộc, Thân Văn, Liêm quy trung,
Tân Vũ, Hợi Phá, Quý Phụ, Dần Bật[/B]
Xếp lại toàn bộ sẽ thấy các sơn ai tinh lần lượt được như sau:
Tý Quý Giáp Thân: Tham lang
Nhâm Mão Ất Mùi Khôn: Cự môn
Càn Hợi Thìn Tốn Tị Tuất: Vũ khúc
Dậu Tân Sửu Cấn Bính: Phá quân
Dần Ngọ Canh Đinh: Hữu bật
Vừa trùng khớp với Thế quái ca quyết của Thẩm là huyền không phi tinh, thực ra
đây chính là khẩu quyết của Đại quái, họ Thẩm hiểu nhầm và dùng nhầm, Phi tinh thực
vẫn lập bằng bàn hạ quái, kiêm ngoài 7 độ thì tạp loạn không dùng được mà thôi, dùng
thế quái lập bàn thì không nghiệm 

VH chú giải thêm phần ai tinh

Thí dụ: Ai sơn của Nhâm hướng Bính

Nhâm ai là Cự môn, Nhâm thông Thìn, khởi Cự môn tại Thìn, Nhâm dương nên

thuận ai, Lộc tại Bính, Văn tại Mùi, Liêm nhập trung, Vũ tại Canh…

Theo đó sơn thượng đáo hướng đồ:

cự tốn _ lộc li _ văn khôn

tham chấn _ trung cung _ vũ đoài

bật cấn _ phụ khảm _ phá càn

Nhâm sơn Bính hướng là 3-8 cuộc đại kị 1-6

Ta xét ai tinh sẽ thấy cung Chấn ai sơn là tham lang (1), cung Đoài ai tinh là Vũ

khúc (6). Hai cung này gọi là ngoại cung của Nhâm sơn Bính hướng. Nếu bố trí sơn (nhà

cao, cây cao,...) thì đại bại

Tương tự như vậy

Sửu sơn mùi hướng :

Sơn thượng đáo hướng đồ :

lộc tốn _ cự li _ tham khôn

văn chấn _ trung cung _ bật đoài

vũ cấn _ phá khảm _ phụ càn

Đây là 1-6 cuộc kị 3-8, hai cung Tốn và Càn ai tinh là 3-8 nên Tốn Càn là ngoại

cung của Sửu sơn Mùi hướng không được có sơn

Các cung khác cũng tương tự như vậy

Các bạn coi phần nghiệm chứng nhà Bính hướng Nhâm 347 độ


Tiên thiên mệnh quái bí thuật Liên Thành phái

1-6 kỵ 3-8 do không hợp thư hùng-Thuần dương bất sinh, dương thịnh thì âm suy nên bất

lợi đặc biệt cho nữ nhân.

4-9 kỵ 2-7 do không hợp thư-hùng-Thuần âm bất trưởng, âm thịnh thì dương suy, nên có

bất lợi đặc biệt cho nam nhân.

Dùng Cung mệnh của người so với cục của nhà và các hình thế chung quanh nhà để tìm

cát hung.

Thí dụ: Nhà Tọa Nhâm hướng Bính là cục 3-8 tức hợp với những người có cung mệnh là 3

- 8 - 2 - 7 Khắc người có cung mệnh là 1 – 6 
Hướng thượng kiến sơn kiến thuỷ quyết 
Toạ sinh hướng thời nghi tú thuỷ,
Hướng khứ sinh toạ yếu cơ phong.
Toạ sinh hướng là hướng thượng tốt nhất được trống thóang hoặc có thuỷ.
Hướng sinh toạ là hướng thượng cần có thủy phía trước và sau đó lại có sơn phía sau
thủy.

Bài đọc thêm
Liên Thành Phái Huyền Không
Sự sinh tồn của nhân loại trong vũ trụ từ xưa đến nay đã có vô số lần khảo nghĩa như kiến
trúc nhà ở phải cầu được những hoàn cảnh lợi ích, che mưa tránh gió, phương tiện môn lộ, có
thủy, có quang, từ đó mà phát sinh thuyết Phong thủy như Bốc lạc của Chu Công, Thiên U của Lưu
Công đều chọn Sơn Thủy tương phối; Đến đời Tấn có Táng Kinh của Quách Phác thì đều trọng âm
dương nhị trạch. Đạo Phong thủy rất chú trọng ý nghĩa về hình thế và lý khí, cũng có sách chuyên
trọng hình thế mà không chú trọng lý khí. Ngày xưa phong thủy chân nghĩa bị Hoàng gia cất giữ
trong cung điện do sợ người vận dụng làm bất lợi cho ngôi vị, đến khi Hoàng Sào vào Trường An,
Dương Quân Tùng mới truyền bá cho dân gian chân nghĩa Phong thủy. Tuy nhiên, do người được
truyền thụ có kiến thức bất đồng từ đó mà ra phân phái hình thế, lý khí, tam hợp, huyền không
tam pháp.
Hình thế thì theo nhãn lực mà xét tới Sơn thủy,
Lý khí thì xét hình thế hợp Sơn thủy để thẩm nguyên vận mà biện cát hung;

Tam hợp là pháp xét hình thế hợp sơn thủy lấy can chi sinh vượng mộ;
Huyền không là cái thuật xét hình thế hợp Sơn thủy mà thẩm định nguyên vận hợp tiên
hậu thiên quái lý; Quái lý là cái huyền cơ thâm tạng (?) của thiên địa nên chẳng phải ai cũng có
thể thẩm thấu được, cho nên từ Dương Công về sau trong dân gian thuyết về hình thế và luận tam
hợp là rất nhiều, chiếm địa vị chủ đạo trong giới phong thủy. Đến đời Minh Thanh, Tưởng Đại
Hồng do không chịu làm việc cho ngoại di nên công danh thất chí bèn lấy Kham Dư làm tiêu khiển,
sau được Vô Cực Tử truyền cho Huyền không thuật rồi soạn bộ “Địa lý biện chính”, chú giải Thanh
nang Kinh Áo ngữ, Thiên ngọc Kinh, Đô thiên bảo chiếu kinh. Nhưng văn cú trong sách quá nhiều
ẩn ngữ, bởi cho rằng thiên cơ không dám tiết lộ cho nên hậu nhân chỉ đắc được Thư mà không
đắc được Quyết, từ đó huyền không học phát sinh nhiều môn phái vậy.
Có câu hỏi rằng: anh phong thủy, tôi phong thủy, mọi người nói phong thủy, cuối cùng thì
thế nào là phong, thế nào là thủy? Hay câu: Đại huyền không, tiểu huyền không, ai cũng nói huyền
không vậy ai là huyền, ai là không? Ở đây không nói ai đúng ai sai mà chỉ câu trong các loại học
thuyết đó, thuyết nào có lý, có chứng cứ hợp được thực dụng và có ứng nghiệm thì là loại học
thuyết nên theo, bất kể là dùng bát trạch hay tam hợp, huyền không hoặc những phương pháp
nào khác, miễn là có lợi đối với nhân loại.
Đồng một thời với Tưởng Đại Hồng (đời Minh Thanh) có Triệu Liên Thành ở Vũ Ninh thâm
đắc huyền không chân quyết, dân gian thời đó thường nói Nam Tưởng Bắc Triệu; Do Triệu Liên
Thành đơn truyền ít có người biết nên hậu thế chỉ biết Tưởng Đại Hồng là người đắc được huyền
không pháp quyết mà không biết Triệu Liên Thành.
Người được Triệu Liên Thành truyền thừa là Lưu Nguyệt Tuyền, Lưu Nguyệt Tuyền lại
truyền cho Thái Lương Tài; Thái lương Tài lại truyền cho Đông Duy Sở người Hồ Bắc; Đông Duy Sở
truyền cho Tiền Dư Anh người Vũ Ninh; Tiền Dư Anh truyền cho Trịnh Ngọc Phân và Lưu Chỉ An;
Lưu chỉ An là cháu đích tôn 5 đời của Lưu Nguyệt Tuyền,
thông triệt Liên Thành tinh yếu, kết bạn
thân thiết với Vương Yêu Đạt, Vương Yêu Đạt sinh năm 1886 mất năm 1976, Ông là một danh y
nổi tiếng của Trung quốc và cũng là minh sư địa lý; Ông soạn quyển “ngưỡng quán phủ sát” và
quyển “Địa lý biện chính yết ẩn”, là tinh túy của Liên thành phái. Ông không sợ tiết lộ thiên cơ mà
công khai những điều Tưởng Công không dám làm nên gọi là Yết ẩn.
Ngày nay có nhiều sách viết về Liên Thành Huyền Không. Nhưng chủ yếu vẫn dựa trên 2
quyển
- Huyền Không đại Quái Ai Tinh Mật Chỉ là di thư của Triệu Liên Thành trước khi mất
- Huyền Không đại Quái Địa lý biện chính yết ẩn của Vương Yêu Đạt
Chúng ta may có cơ duyên được cao tăng hậu ái ban truyền chân quyết, nên cố gắng trau
dồi yếu nghĩa của Huyền Không Liên Thành mà đem sở học giúp đời ngõ hầu tạo phước cho dân
gian để khỏi phụ cái đại tâm của Tiên Thánh.

Không vị lưu thần
Không vị lưu thần quyết
Thủy thần suy vượng hữu quyền hành lập hướng na di yếu biện minh
Không vị lưu thần tối dịch phạm nhất ti thất sát tiện vô tình
Cự môn phiên hướng phi lâm cấn dần vị khước xưng không vị danh
Nhâm cự phiên lâm lai đáo Bính, Đinh cung không ngoại thị môn trướng
Nhược hoàn xoa cảng chi hà nhiễu trùng pha âm dương đa thụ kinh
Trùng phá dương cung nam bất dục âm cung trùng phá nữ vô thành
Đan cung trùng trứ nhân tài giảm song vị trùng lai tiện thiểu đinh
Canh lự vi quan đa bác lạc triêu đường nhất đáo họa căn sinh
Công động hách liệt minh chung đỉnh chích phạ trung đồ tẩu cẩu phanh
Mạc vị loạn lưu như chức cẩm nhất phùng thử kiếp phúc chung khinh

Xét 2 cung bên cạnh đầu hướng nếu có thủy, xem có phạm sát là không vị .
1. Nhâm sơn Bính hướng
+ Tốn tối kỵ, cung tốn thủy vi khảm (thủy lý 1 – Xem đồ hình), Nhâm sơn chấn (Sơn
thượng 3) chi sát [không hợp thư hùng, cô dương bất trưởng],

+ Tị là tứ tốn (thủy lý 4), bính hướng địa quái/thủy lý là nhị (2) khôn, khôn (2) - tốn (4)
là sát. Nhâm sơn bính hướng tị tốn thủy trùng phá giả, chủ nam nữ cụ hung. Trùng
tọa sơn quái giả khắc đinh. Trùng hướng thủy quái giả khắc đinh bại tài.
bính hướng
khôn (2 thủy lý),
+ Ngọ vị thị không vị, ai càn (6), Chấn (3)- càn (6) Tam -bát ; nhất - lục vi sát, vi khắc bại
đinh tài.
+ Đinh vị diệc diệc thị không vị, ai ly (9), khôn (2)- ly (9) nhị cửu vi sát, vi khắc bại đinh
tài.

2. Tý sơn ngọ hướng.
Tý sơn ngọ hướng lấy bính là không vị [/B], tý sơn cửu (sơn thượng 9), ngọ
hướng lục 6, bính thủy lý nhị (2), giao phối tọa sơn (9) là sát [không hợp thư hùng, thuần
âm bất sinh hại nữ nhân], Tị thủy lý vi tứ (4), giao phối với tọa sơn (9) hướng thượng (6)
hợp.
Các cung khác cũng quyền như vậy.
CHƯƠNG 5: ĐẠI QUÁI AI TINH VỚI THÂU SƠN XUẤT SÁT
Nhất: Nhị thập tứ sơn đại quái ai tinh pháp
Tại thông căn quyết cầu thiên quái, dương sơn thì dùng nghịch ai, âm sơn thì dụng
thuận ai. Dùng để xét sơn phong sa thuỷ để thủ tài.



Bên trái là địa quái bên phải là thiên quái, các sơn còn lại cũng theo đó mà suy ra.
Xem sơn thượng bài thiên quái bên trên, đó là địa quái, thiên quái là đối cung tầm, tức
lấy đối diện lại là thiên quái vậy.
Nam Phong chú:
Đây là một phần của một trong 4 Tâm Ấn Phong thủy lý khí (khi học phong thủy
lý khí đến một mức nào đó sẽ bắt đầu tự ngộ các tâm ấn này): Điên đảo tâm ấn. Sơn
thượng thông căn bài quái bên trên chính là địa quái, lấy đối cung sẽ là số thiên quái, thiên
địa quái số hợp lại không ngoài 1 6, 2 7, 3 8, 4 9. Nếu ngoài các tổ hợp này là sai.

NVhieu chú:
Đồ hình trên để dùng để phân tích, luận tứ đại cục sát.
Nhất lục (1-6) cục vượng nhất lục vận, tam bát (3-8) là sát vận [thuần dương bất
sinh, sát nam đinh].
Tứ cửu (4-9) cục vượng tứ cửu vận, nhị thất (2-7) là sát vận [thuần âm bất trưởng,
sát nữ nhân].
Nhị thất (2-7) cục vượng nhị thất vận, tứ cửu (4-9) là sát vận.
Tam bát (3-8) cục vượng tam bát vận, nhất lục (1-6) là sát vận.
Nhập tứ sơn ai tinh chi thu sơn xuất sát.
Nhất lục (1-6) kỵ tam bát (3-8); tam bát (3-8) kỵ nhất lục (1-6).
Tứ cửu (4-9) kỵ nhị thất (2-7); nhị thất (2-7) kỵ tứ cửu (4-9).
VH: Phần này sẽ được diễn giải ở một trình độ cao hơn hoặc người có "thiên cơ"
sẽ hiểu được
Nhị: Đại quái ngũ hành.
Khảm mộc; tốn thuỷ; li đoài kim.
Cấn chấn khôn thổ; càn là hoả.
Li là nhật hề khảm là nguyệt.
Đại quái ngũ hành tiêu tai hoạ.
Cho đến nay vẫn chưa lý giải được tại sao LT lại tính như vậy
.Tam: Nhị thập tứ sơn ngũ hành (hay còn gọi Túc độ ngũ hành)


Do Nhật Nguyệt biến đổi với thời gian, vị trí Thái dương (mặt trời) và Địa cầu khi
chuyển động trong không gian qua thời gian thực tế có sự biến động, ngũ hành 24 sơn khi
xưa so với nay do đó mà có thay đổi, tuy nhiên vẫn ghi chép ra cả ở đây để người học có
thể chiêm nghiệm và đối chứng.

Nam Phong chú: như ngũ hành đại quái bên trên, căn nguyên 24 sơn ngũ hành
của Liên Thành rất khó hiểu.

Tứ: Sinh nhập khắc nhập quyết
Thuận giả hỉ kì sinh,
Nghịch giả hỉ kì khắc...

Cần nhất là được sinh nhập khắc nhập, tỉ hoà cũng là cát. kị sinh xuất và khắc xuất,
Sinh nhập chính là theo đó ngoại sinh nhập nội, là tiến thần,
Sinh xuất chính là theo đó nội sinh ngoại là sinh xuất, là thoái thần.
Như thuận bài thì sinh nhập là vượng, sinh xuất cũng là vượng, sinh nhập chủ cao
quan, sinh xuất chủ phú nhưng lại không quý.
Nghịch bài thì khắc nhập là tài, khắc xuất cũng là tài, chủ phú nhưng lại không
quý.
Lấy sơn bàn làm chủ với hướng thượng thuỷ thượng để luận sinh khắc.

(Nam Phong chú:
Dùng tinh tại tọa sơn làm chủ để luận, dùng tinh tại hướng và tinh tại thủy khẩu
làm khách để luận, khách sinh chủ hoặc khắc chủ là cát, chủ sinh khách hoặc khắc khách
là hung.)

Ngũ, Huyền không tam hợp yếu nghĩa
Nhất, hợp vận, hợp nguyên, hợp sinh thành (1-6, 2-7, 3-8, 4-9); hợp 5, hợp 10,
hợp 15.
Nhị, [Tọa-Long, Tọa-Hướng, Hướng-thủy]: Tọa khứ hợp long đệ nhất nghĩa, Tọa
hướng tương hợp vị nhị yếu; Hướng dữ thủy hợp thị tam chân.
Huyền không chi Long Sơn Hướng Thủy: Tọa sinh hướng thì nghi (cần phải) tú
thủy, hướng khứ sinh Tọa yếu (yêu cầu) kỳ phong.

Chương 6: Kiêm sơn và kiêm thuỷ
Kiêm sơn kiêm thuỷ:
Long Sơn Hướng Thuỷ có cái có thể kiêm dùng cũng có cái không thể kiêm dùng,
hợp ngũ (5) hợp thập (10), hợp thập ngũ (15) thì có thể kiêm dùng với nhau. Không hợp
thì không thể kiêm dùng, không thể kiêm dùng mà cố cưỡng cầu kiêm dùng thì không
tránh được hung họa, xuất quái kiêm thì đều là hung. Kiêm dùng chia ra rõ ràng: sơn có
thể kiêm hoặc không thể kiêm; thủy có thể kiêm hoặc không thể kiêm; hai cái riêng biệt
không được lẫn lộn.

Sơn thượng kiêm có: long, sơn, tọa, phong, sa tương kiêm.
Hướng thượng kiêm có: hướng, thuỷ, môn, lộ, khí khẩu tương kiêm.

Sơn thượng tý (9) quý (6)=[hợp 15] có thể kiêm dùng nhưng thuỷ lí tý (4) quý (8)
[không hợp 5, 10, 15] không thể kiêm dùng, sơn thượng tý là cửu quý là lục thành thập
ngũ khả kiêm, thuỷ lí tý tứ quý bát không hợp nên không thể kiêm dùng.

Nhâm sơn là tam (3) chấn, tý sơn là cửu (9) li, là thập nhị nên không thể kiêm
dùng, hợi sơn là nhất (1) khảm cùng với Nhâm sơn tam (3) chấn là tứ cũng không thể kiêm
dùng. Nhâm thuỷ là nhất (1) khảm, tý thuỷ là tứ lục (4), hợp ngũ nên có thể kiêm dùng,
hợi thuỷ là tam bích (3) với nhâm thủy là nhất (1) khảm, là tứ không hợp nên không thể
kiêm dùng.

CHƯƠNG 7: LONG-SƠN-TỌA-HƯỚNG-THUỶ
Nhất: Quan hệ giữa Long Toạ Hướng Thuỷ:
Lấy toạ huyệt là chủ là nội, hướng với sa thuỷ là khách là ngoại.
Lấy long là chủ, lấy toạ sơn là khách.
Lấy toạ sơn là chủ, hướng thuỷ là khách.
Lấy lai thuỷ là chủ, khứ thuỷ là khách,
Long hợp toạ, toạ hợp hướng và lai thuỷ, hướng hợp khứ thuỷ.
 

Dương Long (+) cần phải lập âm Chi (-) tọa hướng, dương tọa (+) thì tất cần âm
hướng (-).
Như Càn long lập tý sơn ngọ hướng vậy,
+ Càn tứ (4), Tý cửu (9), tứ âm (4-) cửu dương (9+). Long với tọa nhất âm
(-) nhất dương (+),
+ Tý sơn cửu (9), ngọ thuỷ lục (6), cửu dương (9+) lục âm (6-) hướng thuỷ
cũng vậy là nhất âm (-) nhất dương (+).
(Nam Phong chú:
Phần này tuy ngắn nhưng rất quan trọng chớ nên khinh xuất xem nhẹ, sách Thiên
Ngọc viết: “Càn sơn Càn hướng thủy lưu Càn, Càn thượng cao phong xuất trạng nguyên,
Khôn sơn Khôn hướng Khôn thủy lưu, phú quý vĩnh vô hưu”. Cẩn thận mà xem xét thì đều
nằm trong cái quan hệ long tọa hướng thủy này hết. Dương tất cần Âm phối, Âm tất cần
Dương phối, mới có giao cấu sinh thành, đó mới là chân chính pháp. Tịnh âm tịnh dương
(âm long lập âm hướng thu âm thủy, dương long lập dương hướng thu dương thủy) thực
sự là ngụy pháp Tam hợp.
Quan hệ chủ khách là quan trọng trong luận sinh khắc tiết sát, Bảo Chiếu viết:
“Chủ nhân hữu lễ khách tôn trọng, khách tại Tây hề chủ tại Đông”, như tọa Mão hướng
Dậu, tọa Đông hướng Tây, chủ Đông khách Tây, chính là khách tại Tây hề chủ tại Đông).

Nhị : Khai khiếu phát tú

Sơn long mà không phát tú, thì có quý mà không vinh hiển, không khai khiếu, thì

nhân đinh sẽ không phồn vượng.

Dùng tiên hậu thiên hỗ Tham. Long ở hậu thiên phương có phong là khiếu, Tiên

thiên phương có thuỷ là tú.

Nhâm Tý Quý long, tất cần mùi khôn thân phương kiến phong, canh dậu tân

phương hội thuỷ. Do Nhâm Tý Quý là tiên thiên khôn vị, canh dậu tân là tiên thiên khảm

vị.

Bính ngọ đinh long, lấy tuất càn hợi là khiếu, tất cần tuất càn hợi phương có

phong, lấy giáp mão ất là tú, giáp mão ất phương có thuỷ. Do bính ngọ đinh là tiên thiên

càn vị, giáp mão ất phương là tiên thiên li vị. Dụng hậu thiên ứng tiên thiên, cho nên tuất

càn hợi phương cần phong, giáp mão ất phương cần thuỷ.

Khai khiếu phát tú biểu :


Tam: Hướng thượng kiến sơn kiến thuỷ quyết

Toạ sinh hướng thời nghi tú thuỷ,

Hướng khứ sinh toạ yếu cơ phong.

Toạ sinh hướng là hướng thượng tốt nhất được trống thoáng hoặc có thuỷ.

Hướng sinh toạ là hướng thượng cần có thủy phía trước và sau đó lại có sơn phía

sau thủy.

Đã đăng trong chương Đặc Biệt

Tứ: Tự khố thuỷ tá khố thuỷ quyết

Đương nguyên thuỷ chính là tự khố, hợp với nguyên vận thì là tá khố.

Đương vận chi thuỷ thì lực đại.hợp vận chi thuỷ thì lực tiểu.

Lấy thuỷ lí bài quái để mà luận.

Như nhất vận đắc nhất khảm thuỷ là tự khố thuỷ, nhất vận đắc tứ tốn, lục càn,

cửu li chi thuỷ là tá khố thuỷ.
Nam Phong chú: nói hợp nguyên vận ở đây chính là 1 6, 4 9 vận cùng hợp với
nhau (Kim Thủy tương sinh); 2 7, 3 8 vận cùng hợp với nhau (Mộc Hỏa tương sinh), chứ
không phải là thượng, trung, hạ nguyên hợp nhau.
Ngũ: Đắc thời đắc vị quyết
Đương vận chi thuỷ thì xưng là đắc thời, hợp vận chi thuỷ thì xưng là đắc vị. Đắc
thì đắc vị dần táng mão phát, phú quý cửu trường.
Cũng như trên lấy thuỷ lí bài quái để luận.
Lục: Đồng tôn thuỷ sổ tiền thuỷ
Đồng toạ lai thuỷ xưng đồng tôn,
Hợp hướng khứ thuỷ hào sổ tiền.
CHƯƠNG 8: THÀNH MÔN VÀ THÀNH MÔN AI TINH
Nhất: Thành môn
Chia ra làm thành môn sơn và thành môn thủy.
Nơi khuyết khẩu là thành môn, lấy Sơn Là Thành Khuyết Khẩu Xứ Là Môn (hình tựa như
tòa thành trì có một cửa mở ra)

Nơi thủy bao ba bên bốn bề, có nơi xuất thủy là thành môn, lấy Thuỷ Là Thành và nơi 
Thủy Xuất Là Môn. 
Thành môn chủ yếu cần đồng nguyên hợp quái hoặc hợp ngũ hợp thập hợp
thập ngũ.

Thí dụ:
Tý sơn bài quái tại cửu, ngọ hướng tại lục[thuỷ lí bài quái], có càn tốn là thành môn, thành
môn chủ yếu phải hợp lai khứ, do thuỷ lí càn bài cửu, nếu như là thuỷ lai thì với tý sơn đồng vận;
nếu là thuỷ khứ ngọ, ngọ hướng là lục, với càn cửu hợp thập ngũ. Tốn thuỷ bài tại nhất, lai thuỷ
với tý sơn nhất cửu hợp thập, ngọ hướng khứ thuỷ, ngọ hướng lục là nhất lục cộng tôn.
Trong trường hợp lai khứ thuỷ không nhất định, thành môn thì lại không thể di chuyển,
cho nên nếu khả lai thì lại bất khả khứ vậy, nếu là khả khứ thì lại là bất khả lai vậy, nói chung lại
thì
lai thủy cần phải hợp tọa, khứ thuỷ cần phải hợp hợp hướng, đây là nguyên tắc chung để
định thủy lai khứ
.
CHƯƠNG 9: KINH THIÊN NHẤT QUYẾT TỐI VI CƠ
Kinh thiên nhất quyết [/B]
Càn sơn càn hướng thuỷ lưu càn, càn phong xuất trạng nguyên.
Mão sơn mão hướng mão nguyên lưu, sậu phú thạch sùng tỉ.
Ngọ sơn ngọ hướng ngọ lai đường, đại tướng trị biên cương.
Khôn sơn khôn hướng thuỷ khôn lưu, phú quý vĩnh vô hưu.

Tý, cấn, tốn, dậu tứ sơn hướng thuỷ cũng là như nhau. Đây chính là sơn, hướng, thuỷ
đồng tại nhất quái chi nghiệm.
CHƯƠNG 10: LUẬN HÌNH
Nhất:
Ngũ tinh: lấy theo sơn hình mà nói:
Đắc vị là: trung thổ, đông mộc, nam hoả, tây kim, bắc thuỷ.
Đắc sinh: kim sinh thuỷ, thuỷ sinh mộc, mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim.
Nam Phong chú:
Liên Thành bí bản rất nhiều chổ chỉ ghi vắn tắt, vốn là mật truyền trong môn phái
nên nếu người đọc không rõ có thể không hiểu hoặc dùng nhầm. Đắc vị như trên chính là
như tại phương Đông thấy sơn hoặc nhà cửa cao tầng hình Mộc là đắc vị, nếu sơn mộc
tinh uy nghi (dương mộc) mà tại phương giáp thì dương mộc đắc vị và hiển cách, nếu tại
phương mão ất thì đắc vị mà không hiển cách(âm dương sai lệch), nếu sơn mộc hình thô
ác thì đắc vị nhưng sinh người hiểm ác. Đắc sinh như trên là ví dụ tại phương Dậu có sơn
hình thủy mềm mại thì đắc sinh do được Tây kim sinh thủy, nếu hình thủy như thô ác thì
đắc sinh nhưng lại có hậu họa về sau hoặc có người yểu mệnh.
Nhị:Cao đê (nơi cao và nơi thấp)Nếu đắc lệnh thì cần cao, nếu thất lệnh thì cần thấp.
Như thổ tinh kết huyệt, mộc tinh sơn phong cao là sát, nhưng nếu là hoả tinh cao
thì lại tốt do thụ được khí, hoả tinh thấp thì thổ tinh không thụ được khí lại phải luận là
sát.
Tam: Quỷ diệu
Quỷ là tử khí, diệu là sinh khí.
Sau huyệt sa quay đầu mà đi là quỷ, nếu sa ở lại chầu về huyệt là diệu; thuỷ khúc
khúc chiết chiết, nhất quái thuần thanh đi mà như lưu luyến muốn ở lại là diệu, đi thẳng
một mạch chẳng quay đầu là quỷ.
Tứ:
Tam dương lục tú nhị thần
Tý sơn lấy ngọ là tam dương, khôn tốn là lục tú, cấn càn là nhị thần. Dụng bài quái
pháp, sơn thượng tý tại cửu, thuỷ lí khôn bài tại tam, đắc sơn cửu thuỷ tam là li (cửu là li,
tam chấn tiên thiên cũng là li, chấn tiên hậu thiên đại hoàn nguyên). Khôn thông cấn, cấn
bài tại thất, sơn đắc cửu, thuỷ đắc thất(là tiên thiên càn đoài đồng cung), tốn bài tại nhất,

đắc sơn cửu, thuỷ đắc nhất, là hợp thập, tốn thông càn, càn bài tại cửu (thuỷ lí) đắc sơn
cửu là đồng quái.
Nhâm sơn lấy bính là tam dương, mùi thìn là lục tú nhâm canh là nhị thần, sơn
thượng nhâm là tam, thuỷ lí mùi tại cửu, đắc sơn tam thuỷ cửu, là li (chấn tam hoàn
nguyên) mùi thông nhâm, do nhâm là mùi thuỷ lí thông căn, thìn thuỷ lí bài tại thất, đắc
sơn tam thuỷ tứ là phong lôi tương phổ.
Quý sơn lấy đinh là tam dương, thân tị là lục tú quý tân là nhị thần, sơn thượng
quý lục, thuỷ lí thân thất, đắc sơn lục thuỷ thất (là hậu thiên càn đoài đồng cung) thân
thông quý do quý thân thuỷ lí thông căn. Tị thuỷ lí bài tại tứ, đắc sơn lục, thuỷ tứ, là hợp
thập, tị thông tân, tân thuỷ lí bài tại nhị, đắc sơn lục thuỷ nhị là càn khôn định vị.
Tam dương lục tú nhị thần phương tốt nhất là có thuỷ.
Phần cuối
Địa là khí thượng hành nên thành là chất, thiên là chất hạ trầm nhi thành ra khí,
cố địa lí lấy hình làm đầu, khí tắc sau đó theo hình mà thành, hình khí giao thì thành cái
thật, chất là cái hình thành nên hình dáng sơn xuyên trên địa cầu này, mỗi cái đều có hình
thủ nhất định. Khí là cái vô hình được phóng thích ra từ sự lưu chuyển của nhật nguyệt,
tuỳ thời mà động, tùy thời mà biến đổi. Khí vốn là biến động mà không cố định, vì vậy mà
cát hung cũng theo đó mà thay đổi, họa phúc theo đó mà thay đổi. Đây là sự luân chuyển
của thiên thời, không phải là việc ma quỷ gì cả. Con người cư trú và sinh sống, phải theo
hình thế của địa và thụ khí của thiên, từ đó mà có cát hung sự việc. Dưới chân là đất đã là
như vậy, trên đầu thiên khí đã là như vậy, con người ở giữa chịu lấy cái cát hung. Ngày
vốn bắt đầu ở phương đông, đến nam thì nóng nhất, đến tây bắt đầu dịu mát, đến bắc thì
tối tăm và lại kết thúc ngày, vì lẽ đó mà tựa lưng vào bắc mặt hướng về nam chính là để
thụ được cái tinh quang của nhật nguyệt, tuy nhiên do con người sinh sống 8 phương lập
cực bất đồng, không hiểu cái lý của thiên địa, đông tây loạn cả, làm sao không hung?
“Lân chi tây nãi ngô chi đông
Ngã thị nam li tiền chi khảm
Khảm địa phản vi hậu chi li “
Chính do việc nhận định điểm lập cực khác nhau mà cùng một hướng có sự khác
nhau, nếu hiểu rằng lập cực điểm là trung tâm thì 8 phương tức thời có thể minh định. 8
phương đã định thì họa phúc sẽ rõ ràng.
Tiên thiên tương hợp thụ kì hình,
Hà lạc sinh thành dĩ cấu tinh.
Nhất sơn nhất thuỷ thục vi tình,
Nguyên lai chỉ vi hợp thiên tâm.

Âm dương 2 trạch nói về lí thì chỉ có một mà thôi, chủ yếu là hình khí tương hợp,
nếu chỉ hợp hình mà không hợp khí thì cũng không thể cát, chỉ có hợp cả hình và khí (lý
khí) mới chính là sinh thành hợp thiên tâm. Hình khí trung hoà thì phúc ngược lại thì hung.
Khí của Dương trạch theo chính môn mà nhập nội, do đó chính môn rất trọng yếu,
khí ngoài trạch thì theo lộ hoặc nơi thông thoáng mà nhập, do đó lộ và nơi thông thoáng
cũng là trọng yếu. Đời sống con người không thể tách rời khỏi thủy, thuỷ là yếu tố không
thể thiếu, đứng đầu trong tất cả các tài nguyên của cuộc sống, do đó thủy cũng là hết sức
trọng yếu với dương trạch. Bày ra tam yếu: môn, lộ, thủy để người đừng nhầm lẫn, họa
phúc dương trạch do Tam yếu này thống lĩnh và quyết định cả.
Cát hung của Trạch thì chia 3 mức: nhất là cát, nhị là bình, tam là hung, bình thì
rất nhiều còn cát và hung thì ít. Đắc nguyên vận, đắc sơn hướng khí thuỷ thì là cát, bất
đắc vận đắc sơn hướng khí thuỷ thì là bình, đắc vận bất đắc sơn hướng khí thuỷ thì là bình.
Bất đắc vận bất đắc sơn hướng khí thuỷ thì là hung. Đây là đại cương mà nói, vì thế gian
vạn sự vạn vật biến hóa đa đoan bất nhất. Sơn thượng thiên quái luận nguyên vận, toạ và
kiệu tinh, thuỷ lí địa quái luận chính môn, bàng môn (cửa phụ hoặc cửa sổ), hạng lộ, khí
khẩu, thuỷ lộ chi cát hung. Đây là cái lí không bao giờ thay đổi khi quán xét âm dương nhị
trạch.
Nhị thập tứ sơn sơn thượng thiên quái và thuỷ lí địa quái
Chủ yếu là hình thế cao xung quanh như cao ốc, cầu… cần tại sơn thượng thiên
quái vượng. Chính môn, bàng môn, khí khẩu, đạo lộ, lai khứ thuỷ cần tại thuỷ lí địa quái
vượng.
Thí dụ: Trạch Nhâm sơn bính hướng.

Nhâm sơn là tam chấn, thượng nguyên tam bát cục, bính hướng địa quái tại nhị
khôn, nhị, tam là hợp ngũ. Tại thượng nguyên lập cục, thiên quái tam bát nhị thất phương
cần có hình thế cao như nhà cao tầng, cầu, đất cao…, địa quái tam bát nhị thất phương
cần có môn, lộ, khí khẩu hoặc thuỷ. Tổng lại là toạ hợp nơi cao hoặc lai thuỷ, hướng hợp
môn, lộ, khí khẩu hoặc khứ thuỷ, như vậy là thượng cát.
Như nguyên vận không phải là thượng nguyên, hạ nguyên thất bát nhị vận cũng
có thể dùng, chủ yếu thiên quái tam bát nhị thất phương phải kiến sơn, địa quái tam bát
nhị thất phương có môn lộ khí khẩu hoặc thuỷ. Tổng yếu toạ hợp nơi cao hoặc lai thuỷ,
hướng hợp môn, hạng lộ, khí khẩu hoặc khứ thuỷ, như vậy cũng là cát.
Nếu như giới hạn địa hình, chính môn không thể ở tại thất bát nhị tam địa quái
xứ, thì miễn cưỡng cũng có thể mở tại tứ cửu phương, tổng yếu môn, lộ, khí khẩu hoặc
thuỷ lộ tương hợp tứ cửu thì cũng được bình an. Nhất thiết không được dùng nhất lục
vận hoặc khai chính môn tại nhất lục, hoặc nhất lục địa quái phương có lộ, thuỷ đạo xung
xạ, hoặc trong nhất lục vận tại thiên quái nhất lục phương có lầu cao hoặc hình thế cao.
Tất cả đều chủ hung hoạ thoái tài, thất đinh ngoài ý muốn.
Còn lại theo đó mà suy ra.
Hiện thời dương trạch hình tuy vạn biến, tuy nhiên lí chỉ có một, tổng lại không
ngoài toạ, hướng, môn, lộ, khí khẩu, nội ngoại lai khứ thuỷ, chỉ cần phù hợp là có thể dùng,
hợp chính là hợp nguyên vận thiên địa quái vậy, tổng tại h
uyền không âm dương, hình
khí, thiên địa, nội ngoại giao cấu.

THIÊN ĐỊA CHÂN THẦN Huyền không đại quái ( hồi 5 ) còn tiếp