Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2020

THIÊN ĐỊA CHÂN THẦN (Huyền không đại quái ) Hồi 2 (còn tiếp )

THIÊN ĐỊA CHÂN THẦN (Huyền không đại quái ) Hồi 2

   Hồi 1 ( line ở đây ) 

Hồi 2 này chuyên bàn về chữ VẬN trong HKĐQ tài liệu nói về vận của HKĐQ  ( douloat ở đây ) 

Phái liên thành này nói về 9 vận nhưng tài liệu thì chỉ thấy có 8 vận ( TÀI LIỆU ) . Không nói đến vận 5 . Hoặc nói đến mỗi người một kiểu không rõ ràng , đại khái và đánh đố . Hoặc là họ giấu nghề trục lợi  , hoặc là họ không đủ trình . Nay tôi xin nói rõ vấn đề này 

A /  Họ nói về vận các kiểu như này :
  1. THẤT: TAM NGUYÊN CỬU VẬN 
    Nhất vận khảm thuỷ quản 20 năm
    Nhị vận khôn thổ quản 20 năm
    Tam vận chấn mộc quản 20 năm
    Tứ vận tốn mộc quản 30 năm
    Lục vận càn kim quản 30 năm
    Thất vận đoài kim quản 20 năm
    Bát vận cấn thổ quản 20 năm
    Cửu vận li hoả quản 20 năm

  2.  Vận trong huyền không đại quái
    Huyền không phong thủy gồm có 2 lớp kiến thức liên quan với nhau, Huyền Không phi tinh và Huyền Không Đại quái. Đại vận huyền không 180 năm được phân chia khác nhau theo 2 lớp kiến thức này. Huyền không phi tinh chia Đại vận 180 năm thành tam nguyên cửu vận gồm Hạ Nguyên, Trung Nguyên, Thượng Nguyên mỗi nguyên có 3 vận, mỗi vận 20 năm (bằng nhau). Đối với huyền không đại quái việc phân chia dựa vào bát quái (là nền tảng của Đại quái) do vận trong Đại quái sẽ chỉ có 8 vận. Độ dài của mỗi vận phụ thuộc vào các hào của mỗi quái.
    Độ dài mỗi vận tương ứng mỗi quái dựa vào số hào âm và hào dương. Mỗi hào dương tương ứng với 9 năm, mỗi hào âm tương ứng với 6 năm.
    Vận 1 tương ứng với quái Khôn sẽ có độ dài 18 năm, Vận 9 tương ứng với quái Càn sẽ có độ dài 27 năm. Trong đại quái 8 vận sẽ được chia thành 2 nguyên Thượng Nguyên (từ vận 1 - 4) và Hạ Nguyên (vận 6 - 9) như vậy Đại quái phong thủy sẽ được chi thành "nhị nguyên bát vận".
    3. Huyền không đại quái ai tinh pháp tường giải 
 Huyền không đại quái luận nguyên vận chia làm thượng nguyên và hạ nguyên (thượng hạ nhị nguyên bát vận). Tam nguyên chia thành nhị nguyên.
Thượng nguyên gồm 1, 2, 3,4, hạ nguyên gồm 6, 7, 8, 9. vận 5 10 năm đầu do vận 4 quản, 10 năm sau do vận 6 quản (ngũ hoàng tiền 10 niên quy vận 4, hậu 10 niên quy vận 6) kỳ thực cũng chính là tam nguyên cửu vận, chỉ bất quá đem ngũ vận chia đôi, nửa trước thuộc thượng nguyên, nửa sau thuộc hạ nguyên. “thanh nang tam tự kinh” viết: “đại huyền không, dụng cửu tinh”. Tức dùng cửu tinh thuận nghịch ai mà luận cát hung mộ trạch. Huyền không đại quái tại thượng hạ nguyên vận dụng tinh không giống nhau, cửu tinh chia hai lộ âm dương, dương thuận âm nghịch. Tức dương nhất lộ, âm nhất lộ.
Huyền không đại quái ai tinh âm dương nhị trạch dụng tinh không giống nhau. Dương trạch với âm trạch ai tinh hai cách cần phân biệt rõ, không thể lẫn lộn.
Nhị thập tứ sơn ai tinh, chỉ dùng ai tinh chân quyết bên trên mà lập tinh bàn, dương trạch nhập trung bài tinh bàn, ai tinh dùng bản sơn tinh; âm trạch nhập trung bài tinh bàn, ai tinh dùng phụ mẫu tinh. Phụ mẫu tinh do bản sơn tinh nghịch kinh tứ vị (987654321←) mà ra. Tinh tuỳ thượng hạ nguyên vận mà thuận phi hoặc nghịch phi, nên nói điên điên đảo, thuận nghịch hành.

     Vậy đó đơn cử ra ba ví dụ dẫn chứng trên ta thấy , nói mập mờ kiểu đó không dẫn chứng không giải thích , không phải đánh đố thì là gì ? Đừng nói với tôi là sách vở chưa đưa ra hết nhé . Vậy phổ biến làm gì ? Hay là nói hết thì thầy lấy gì ăn . Nếu đã nghĩ như vầy thì loại này , chỉ là loại thầy lang vườn , với vài ba món bí quyết thiến gà mổ lợn . Chứ học thuật gì ? Còn không phải thì là lưu manh . Chẳng có từ nào khác hơn .

 B/ Những gợi ý mở rộng của tôi về vấn đề này :

  • Nếu bạn tinh ý bạn sẽ thấy họ đưa ra sách vở nhưng không đưa ra các trạch mộ tên tuổi để nghiệm chứng , năm tháng ngày giờ kết phát . Có lẽ khi viết ra man thư họ quên thật khà khà . Hoặc là sách vở họ chưa đủ còn thiếu sót . Vậy thì đừng lấy chữ Đại quái nữa vì chữ Đại chính là chữ nhân bị chặn ngang đầu ha ha .
  • Tiếp nữa là dù bất cứ trường phái nào thì tất cả các hệ thống luận lý khí của họ cũng là công cụ không phải thực . Chỉ là công thức , đồ thức mô phỏng lại vũ trụ chứ không phải vũ trụ . Các bạn khi học phải hiểu rỏ điều này tránh bị lừa . Hệ thống đó tốt hay không là được chứng minh qua những con người sử dụng hệ thống đó có tốt không .
  • Khi muốn nghiên cứu bất cứ môn huyền học cổ đông phương nào mà bạn muốn thấu đáo thì trước hết bạn phải nắm vững lịch pháp đã . Vì lịch pháp được làm ra từ những đầu óc tinh hoa của nhân loại , từ những bậc hiền nhân thông thiên quán địa . Vậy nghiên cứu về vận của HKĐQ này cũng không thoát khỏi kiến thức TAM NGUYÊN của lịch pháp . Nếu nó ra khỏi kiến thức này thì nó là hệ thống bịp . Còn nếu nó ở trong thì quá đơn giản với những người rành về kiến thức lịch Tam nguyên . ( Về lịch pháp Tam nguyên tôi sẽ mở rộng dưới đây )
  • Vận của khí thiên địa thì xuôi ngược qua chín cung Lạc thư . Hay âm độn , dương độn vậy 
  • Nhưng vận của quái khí thì thuận nghịch chỉ có bảy bước khác nhau , qua bước thứ tám thì trở lại chính nó . Nó là những bước biến hào để hình thành  một quẻ . Có hai cách biến chính . Cách 1 là biến từ ngoài vào trong , từ trên xuống dưới . Hình 1a 
Hình 1a
 Dùng hình bàn tay này bày liệt 4 quẻ dương ở dưới 4 quẻ âm ở trên mà học biến hào , biến vận của HKĐQ các bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều . 
 Cách biến 2 là biến từ trong ra ngoài và từ dưới lên trên  Hình 2a       
Hình 2a
Hình 3a Tổng hợp hai cách biến hào 
Hình 3a


  • Ý của tôi về vận HKĐQ thì cũng chẳng qua là Tam nguyên cửu vận mỗi một vận chia đều 20 năm đi hết một chu thiên là 180 năm .
  • Phái này cũng chẳng qua là loại sinh sau đẻ muộn . Bạn nào đã học phái phong thủy tam hợp thì biết . Ngũ hành thì có 5 loại khác nhau . Nhưng hướng chỉ có 4 hướng ghép với 4 hành như sau : Đông mộc , Nam hỏa , Tây kim , Bắc thủy . Vậy nên chỉ có Tứ đại cục long . Thổ ở trung cung không có cục thổ long . Nên vận 1 nhất khảm quản 20 đầu . Vận 2 nhì khôn quản 20 năm kế tiếp ... Cứ thế đến vận 5 trung cung hành thổ . Không có cục thổ long tương ứng họ đành ghép 10 năm đầu của vận 5 quy về vận 4 . Và 10 năm sau của vận 5 hành thổ quy về vận 6 . " Muốn hiểu sâu phần này bạn liên tưởng đến Hà đồ , hướng đông và nam là mộc hỏa tương sinh nên 10 năm đầu của vận 5 quy về mộc hỏa thuộc vận 4 . Và hướng tây và bắc của Hà đồ là kim thủy tương sinh nên 10 năm sau của vận 5 quy về kim thủy thuộc vận 6 ."
  •  Các bạn từ từ nghiên cứu những gì không hiểu hỏi tôi , nếu câu hỏi đúng và chính đáng , trả lời được tôi sẽ trả lời !   
  
  C/ Mở rộng về lịch Tam Nguyên :    (line sách lịch Tam Nguyên)                                              

  • Lịch tam nguyên là lịch pháp cổ được các quan đại học sĩ ở viện Hàm Lâm của các triều đình xưa soạn ra để ban bố cho dân chúng sử dụng mục đích phục vụ cuộc sống . Dĩ nhiên chẳng ngài nào dám biên soạn bậy bạ vô căn cứ , vô nguồn gốc . Soạn bậy nhẹ bị rớt chức mất mão mất đai , nặng thì bị hình ngục chứ chẳng chơi . Nên lịch nầy đáng tin tưởng chứ không phải các giang hồ thuật sĩ kiểu như tôi và bạn viết đúng cũng được sai cũng xong .

 Nam nữ cửu cung 
  • "Tam nguyên kinh" nói rằng: "Cửu cung kiến trạch, nam mệnh thượng nguyên Giáp tý khởi 1 Khảm ; trung nguyên Giáp tý khởi 4 Tốn; hạ nguyên Giáp tý khỏi 7 Đoài, nghịch hành cửu cung. Nữ mệnh thượng nguyên Giáp tý khởi 5 trung; trung nguyên Giáp tý khởi 2 Khôn; hạ nguyên Giáp tý khởi 8 Cấn, thuận hành cửu cung".
Xét, Thượng nguyên Giáp tý khởi 1 Khảm, Trung nguyên Giáp tý khởi 4 Tốn, Hạ nguyên Giáp tý khởi 7 Đoài, nghịch hành cửu cung, tức tam nguyên năm, cửu tinh nhập trung cung, chỉ một tinh, không phân ra nam nữ mệnh Tam nguyên gia lấy 1 bạch nhập trung cung, thì 6 bạch khởi 1 Khảm; 6 bạch là Càn vây, Càn là nam, vì vậy lấy 1 bạch nhập trung cung thuộc về nam mênh. Lại lấy Càn 6 bạch là nam, thì Khôn 2 hắc là nữ. Nam lấy 6 bạch khởi Khảm 1, thì nữ lấy 2 hắc khởi Khôn 2, 2 hắc gia Khôn 2 thì 5 hoàng nhập trung cung, vậy lấy 5 hoàng nhập trung cung thuộc về nữ mệnh, mà thượng nguyên Giáp tý bèn bắt đầu ở đó. Năm nghịch mà sao thực là thuận, vì vậy nam nghịch hành. Năm thuận, thì tinh thực nghịch, vì vậy nữ thuận hành. Thế tục lấy Thượng nguyên làm Trung nguyên, liền bảo là Thượng nguyên khởi 7 Đoài, Trung nguyên khởi 1 Khảm, Hạ nguyên khởi 4 Tốn.

  • Khang Hi năm 56 phụng chỉ cải chính, sắp thành biểu như sau: 
  • Gợi ý :

Nam nữ cửu cung lại gọi là nam nữ mệnh cung, là một loại phương pháp của thuật sỹ giang hổ dùng để suy đoán lành dữ của người ta, thời cổ "Thông thư" đều cố chép đến một loại nội dung này. 

Tuy không có đặc biệt thâm nghĩa, nhưng số chữ nó thứ tự bầy ra lại mười phần tài tỉnh. Hai cung số của nam nữ thật vừa phải, không phải là 6 thì là 15, mỗi 5 lần 6 và 4 lần 15 theo cách mà sinh; như lấy cung số của nam định là 10 vị, cung số của nữ định là một số vị; thì theo năm sai nhau 9, 18 hoặc 81, 18 hoặc 81, hoặc số vừa phải giữa hai số là 9, thì 18 là bội số của 9, 81 là bình phương của 9, mà còn 9, 18 và 81 cũng là theo khoảng giữa mà xuất ra Nếu quả như nam nữ đổi cho nhau, thì kết quả của nó cũng giống vậy, chẳng qua là 18 với 81 đổi cho nhau. Thực tại đó là chữ số sắp bày ra thật tài tình, giang hồ thuật sỹ mỗi lần vì thế cố tình giở trò huyền hoặc chịu mệnh thiên cơ.



Lịch tam nguyên dùng trong bát trạch , kỳ môn , Huyền không phi tinh :  
 
TIỆP QUYẾT
Giáp Tý, Giáp Tuất, Giáp Thân, Giáp Ngọ, Giáp Thìn, Giáp Dần (Tý, Tuất, Thân, Ngọ, Thìn, Dần dầu tiên trong mỗi vòng thiên can)
Phiên âm:
Nhát tứ thất cung nam khởi bộ, 
Ngũ nhị bát cung nữ thuận thôi.
Nam ngũ ký nhị nữ ký bát, 
Giáp Tý chu luân bản mệnh tầm.
Thượng nguyên Giáp Tý nhất cung liên, 
Trung nguyên khởi Tốn hạ Đoài gian, 
Thượng ngủ trung nhị hạ bát nữ, 
Nam thuận nữ nghịch khởi căn nguyên.
Dịch thơ:
BÀI VÈ ĐẾM TẮT
Nam đêm từ cung một, bốn, bảy,
 Nữ năm, hai, tám đếm xuôi vòng.
Năm nam gửi hai, nữ gửi tám,
 Một vòng Giáp Tý trọn chín cung.
Giáp Tý Thượng nguyên từ cung một, 
Trung nguyên từ Tốn Hạ nguyên Đoài.
Nữ thượng năm, trung hai, hạ tám, 
Nam ngược nữ thuận tính không sai.
Tính toán Tam nguyên, không thể sai lầm.
Nam sinh vào Giáp Tý Thượng nguyên bắt đầu tính từ cung Khảm 1 đêm ngược chiểu kim đồng hồ, thuộc mệnh Khảm, sinh năm Ất Sửu thuộc mệnh Ly, sinh năm Bính Dần thuộc mệnh Cấn; Nam sinh vào Giáp Tý Trung nguyên bắt đầu đếm từ cung Tốn 4, thuộc mệnh Tốn, sinh năm Ất Sửu thuộc mệnh Chấn, sinh năm Bính Dần thuộc mệnh Khôn. Nam sinh vào giáp Tý Hạ nguyên bát đầu đếm từ cung Đoài 7, nên thuộc mệnh Đoài, sinh năm Ất Sửu thuộc mệnh Càn, sinh năm Bính Dần thuộc cung Trung 5 gửi mệnh Khôn, Khôn là 2.
Nữ sình vào Giáp Tý Thượng nguyên bắt đầu đếm từ cung Trung 2 theo chiều kim đồng hồ, nên gửi mệnh Cấn 8, sinh năm Ất Sửu thuộc mệnh Càn, sinh năm Bính Dần thuộc mệnh Đoài. Nữ sinh vào Giáp Tý Trung nguyên đếm từ cung Khôn 2, nên thuộc mệnh Khôn, sinh năm Ất Sửu thuộc mệnh Chân, sinh năm Bính Dần thuộc mệnh Tôn. Nữ sinh vào Giáp Tý Hạ nguyên bắt đầu đếm từ cung Cấn 8, nên thuộc mệnh Cấn, sinh năm Ất Sửu thuộc mệnh Ly, sinh năm Bính Dần thuộc mệnh Khảm. Từ đó loại suy ra các trường hợp khác.
Nếu cung mệnh là cung Trung 5, nam phải gửi mệnh Khôn, nữ phải gửi mệnh Cấn, bao gồm những trường hợp có năm sinh như sau: 


Giải thích:
"bảng tính cửu cung trạch mệnh theo Tam nguyên" trên đây được sơ đồ hoá tử quy tắc tính Tam nguyên Giáp Tý trên bàn tay, đồng thời chỉ rõ cung nào là điểm khởi đầu dành cho người nam, người nữ tại Tam nguyên thượng, trung, hạ. Quy tắc trình bày bằng bảng tính cũng tương tự như quy tắc tính trên lòng bàn tay.
    Vì mỗi nguyên gồm 60 năm, nên mỗi lẩn đếm  nhiều nhất có tới 60 số. Bởi vậy mà sinh ra "bài vè đếm tắt" dế tiện ghi nhớ . Cách đếm tắt cũng tuân theo những quy tắc hệt như cách đếm bình thường, nhưng không đếm lần lượt từng cặp can chi mà đếm tắt bằng các vòng thiên can. 
     Trong mỗi nguyên, vòng thiên can đầu tiên bắt đầu bằng Giáp Tý, vòng thiên can thứ hai bắt đầu bằng Giáp Tuất, vòng thiên can thứ ba bắt dầu bang Giáp Thân... cứ như vậy, Giáp Tý, Giáp Tuất, Giáp Thân, Giáp Ngọ, Giáp Thìn, Giáp Dẩn lẩn lượt (đứng dầu các vòng thiên can, hết một vòng lại quay trở về Giáp Tý. Đếm tắt qua các vòng thiên can như vậy sẽ giúp người tính toán tiết kiệm dược thời gian, tránh nhẩm lẫn, và không phải ghi nhớ thứ tự từng cặp can chi trong tổng cộng sáu mươi hoa giáp.
              Về quy tắc đếm, cũng tương tự như quy tắc tính Tam nguyên trên lòng bàn tay: Nam đếm ngược chiều kim đồng hổ, sinh vào Thượng nguyên đếm từ Khảm 1, sinh vào Trung nguyên đếm từ Tôn 4, sinh vào Hạ nguyên đếm từ Đoài 7; Nữ đếm thuận chiểu kim đồng hồ, sinh vào Thượng nguyên đếm từ Trung 5, sinh vào Trung nguyễn đêm tư Khôn 2, sinh vào Hạ nguyên đêm tù cân 6. Như bài vè đã viết: "Nam đếm từ cung một, bốn, bảy: Nữ năm, hai, tám đếm xuôi vòng', cẩn cứ vào cung mệnh tính dược đề phân biệt Đông tứ mệnh, Tây tứ mệnh. Còn: "Năm nam gửi hai nữ gởi tám ; Một vòng Giáp Tý trọn chín cung, nghĩa là nếu kết quả rơi vao cung Trung 5, là nam thì gửi mệnh Khôn 2, là nữ thì gửi mệnh cấn 8.
Ví dụ: Một người nam sinh vào năm Canh Thân Trung nguyên, nếu đếm lần lượt theo từng cặp Giáp Tý, sẽ rất mất thời gian vì số lượng lên đến 57 cặp. Trường hợp này có thể sử dụng cách đếm tắt như trên: Ta thấy Canh Thân thuộc vòng thiên can cuối .cùng, tức đứng sau Giáp Dần. Nam Trung nguyên khởi đầu từ cung Tôn 4, vậy Tốn 4 là Giáp Tý, Chấn 3 là Giáp Tuất, Khôn 2 là Giáp Thân, Khảm 1 là Giáp Ngọ, Ly 9 là Giáp Thìn, cân 8 là Giáp Dần. Đền đây ta tiếp tục đếm từng cặp can chi: Đoài 7 là Ất Mão, Càn 6 là Bính Thìn, Trung 5 là Đinh Ty, Tôn 4 là Mậu Ngọ. Vậy người nam này thuộc mệnh Tốn. Cách tính này rõ ràng giản tiện hơn so vơi cách đếm lần lượt 57 cạp can chi.
Bảng tra ở dưới cùng liệt kê những trường hợp mệnh Trung cung phải gửi mệnh Khôn, Cấn. 
Nếu bạn sinh vào những năm này, chỉ cần tra bảng là biết mình thuộc trường hợp "Trung cung gửi mệnh", mà không cẩn mất thời gian tính toán.

D/ Biện Ngụy
Chương này tôi định viết mà thôi các bạn đọc ở trong  sách này cũng được . Sách tên là HIỆP KỶ BIỆN PHƯƠNG THƯ . Trong sách này cái gì về huyền học đông phương cũng đều có cả trên thiên văn dưới địa lý . Được soạn bởi viện hàn lâm học sĩ triều đình đời Thanh . Các bạn thông hiểu thật sự một vài chương trong đó cũng đã là cao thủ rồi , cứ có thắc mắc về nguồn gốc huyền học các bạn truy tầm trong đó đều có giải thích cặn kẽ . Hay ít ra cũng cho bạn gợi ý tìm tòi đúng hướng . Trong này có chương BIỆN NGỤY rất hay . Nói về mấy loại giang hồ thuật sĩ ( Dĩ nhiên Giang Hồ Thuật Sỹ cũng có loại tốt , loại xấu không quơ đũa cả nắm ) . Nhưng mấy tay Giang hồ thuật sĩ kiểu HKĐQ ở VN thì loại secondhand  chuẩn !Tạm lấy lời nói đầu của sách để giới thiêu:

Thuật trạch cát là một hê thống phức tạp, có thế nói là hỗn
tạp, vì nó được hợp thành từ nhiều nguồn, được xây dựng bồi nhiều
nhà, tạo thành nhiều phái nên chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Càng về
sau, nhất là khi xã hội có những biến động, con người không nắm
được tương lai, không dự đoán được kết quả công việc của mình định
làm thỉ giới giang hồ thuật sĩ lợi dụng tâm lý lo sợ đo' mà nguy tạo
thềm vào nhiều thần sát, còn bọn con buôn lại cho in ra các loại
lịch vạn sự trong đó chứa nhiều điều không có căn cứ, thậm chí rất
vô lí.
Vua Càn Long, trước tình hình đố, đa ra lệnh cho một số học sĩ
giỏi về lỉnh vực này, đứng đầu là nhà thiên văn học Mai Cốc Thành
đứng ra soạn bộ 'Hiệp kỷ biện phương thư", sách soạn xong được
dâng lên vua Càn Long thấm định, vì vậy còn có tên gọi là "Khâm
định biện phương thư". Cho đến nay, bộ sách này vẫn được đánh giá
là đày đủ nhất và cố giá trị nhất về thuật trạch cát: không chỉ bdi
khói lượng đồ sộ mà còn hồi nội dung phong phú, trong đố cốc tác
giả đã dành một phàn thích đáng đế trinh bày cơ sở u luận, sau đó
mới trình bày nguồn gốc, tính chất và qui luật vận động của từng
thần sát, đồng thời dã phê phán những quan điếm thiếu căn cứ, sai
lầm của các tác giả trước đí , đặc biệt đã dành hẳn một quyển đế
phê pháp kịch liệt những ngụy tạo của giới giang hồ thuật sỉ.

Bộ "Hiệp kì biện phương thư" được xếp vào loại "Thuật số’ trong
"Tứ khố toàn thư" cùng với các quyến Thái huyền, Hoàng cực kinh
thế, Dịch lâm, Lục nhâm đai toàn, Địa lí toàn thư...

      Line tập 2 HKBPT

Các hồi của THIÊN ĐỊA CHÂN THẦN :
THIÊN ĐỊA CHÂN THẦN (Huyền không đại quái ) Hồi 1 (còn tiếp )

THIÊN ĐỊA CHÂN THẦN (Huyền không đại quái ) Hồi 2 (còn tiếp )

THIÊN ĐỊA CHÂN THẦN (Huyền không đại quái ) Hồi 3 (còn tiếp )










Thứ Ba, 2 tháng 6, 2020

THIÊN ĐỊA CHÂN THẦN (Huyền không đại quái ) Hồi 1 (còn tiếp )

 Tôi khi đăng bài về Huyền không phi tinh thì bị người của phái Huyền không đại quái cà khịa ,  HK Phi Tinh là ngụy pháp , HK Phi tinh là tiểu huyền không .
Ta đây mới là chính pháp nè ,  là đại pháp nè , rất chi là láu cá , lưu manh . Bực mình thật , tại vì mình không biết nó ( HKĐQ) thế nào nhưng nó thì lại biết mình .
Đành phải bỏ ra chút thời gian xem nghiên cứu Huyền không đại quái xem nó thế nào !
 Thì nó cũng như các phái phong thủy khác thôi . Chẳng qua phái này ở Việt Nam bị lưu manh hóa quá nhiều .
 Bài này là mở đầu chuyện về Huyền không đại quái , dĩ nhiên còn nhiều chương nữa , các bạn từ từ đợi xem .  ( Tôi vừa kể chuyện , vừa dẫn giải nền tảng lý thuyết của Huyền không đại quái từ thấp đến cao , từ nông cạn nhất đến sâu xa nhất . Bằng phương pháp khoa học nhất . Chứ không phải theo cái kiểu lưu manh của mấy người phái này ở Việt Nam đã dẫn giải , vừa lưu manh (Nói không rõ ràng , đánh đố , nói đầu giấu đuôi ...vv Tạo sự tò mò  kích thích người nghe để trục lợi )  lại thêm nữa yếu kém kiến thức , không đủ trình để trình bày chân nghĩa của vạn pháp qua ngôn từ !

THIÊN ĐỊA CHÂN THẦN (Huyền không đại quái ) .
Thiên địa chân thần ( Tên này tôi đặt , chính cái tên cũng đã đại khái rồi  ) . Bài này rất quan trọng vì học Huyền không đại quái các bài sau như hợp thập , đồng nguyên long ...vv  . Có thể bỏ qua chứ bài này không nắm được chân tủy coi như anh chẳng biết gì về đại quái cả .

A/ Các môn cổ học đông phương huyền bí không nằm ngoài ĐỒ - THƯ  Tiên-Hậu bát quái . Âm - Dương thuận nghịch . Đây cũng chính là Chân Thần là Tâm Dịch là Vô tự thiên thư được hình tượng khái quái hóa qua quan sát vũ trụ của người xưa .

       1 . Hà Đồ :
Hà đồ có thể tóm tắt như sau :
 
Số 5/10 tức 15, tượng trưng cho Thái Cực, cho Thượng Đế. Bốn cặp số bên ngoài tượng trưng cho Tứ Tượng, tức Vạn Hữu.

Nên ghi nhận:
             

1 + 4 = 5

6 + 9 = 15

3 + 2 = 5

8 + 7 = 15
2. Lạc Thư
Lạc Thư thường được trình bày thành ma phương như sau:

         3. Phục Hi Bát Quái thứ tự đồ 



 

Ta trông hình này như một cái cây. Thái Cực là gốc, Âm Dương là hai cành chính, vạn vật là Bát Quái, là những cành con phía trên.

Chấn, Ly, Đoài, Càn là chiều Âm tiêu, Dương trưởng, nên ta thấy Chấn chỉ có 1 Dương, Ly 2 Dương cách, Đoài 2 Dương liền, Càn 3 Dương.

Tốn, Khảm, Cấn, Khôn là chiều Dương tiêu, Âm trưởng, nên ta thấy Tốn có 1 Âm, Khảm 2 Âm cách, Cấn 2 Âm liền, Khôn 3 Âm.

Càn ở chính Nam, Khôn chính Bắc, Ly chính Đông, Khảm chính Tây, Tốn Tây Nam, Cấn Tây Bắc, Đoài Đông Nam, Cấn Đông Bắc.
5. Phục Hi Lục Thập Tứ Quái thứ tự đồ 

Ta trông hình này Thái Cực như là gốc cây; còn 64 quẻ hay vạn hữu như là những cành cây nhỏ. Như vậy Thái Cực hay Trời chẳng xa lìa vạn hữu.
6. Phục Hi Lục Thập Tứ Quái phương vị đồ
Muốn vẽ đồ bản phía dưới, trước hết ta ghi nhận:
a) Kiền là 1, Đoài là 2, Ly là 3, Chấn là 4, Tốn là 5, Khảm là 6, Cấn là 7, Khôn là 8.
b) Đoạn ta vẽ 1 vòng tròn, và chia vòng tròn làm 8 phần.
c) Ta viết xuống phía dưới sát vòng tròn mỗi quẻ 8 lầnVí dụ: 11111111 22222222 v.v...Người xưa gọi thế là nhất trinh bát hối  nghĩa là một quẻ nằm, 8 quẻ chạy.
   
  d) Trên mỗi con số, ta viết chồng lên 8 con số theo thứ tự: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.
Như vậy ta sẽ có: 
Nghĩa là ta sẽ có:
Và hình Phục Hy chu thiên dịch sau :
Phục Hy Chu dịch
7. Văn Vương Bát Quái thứ tự đồ 
8. Văn Vương Bát Quái phương vị đồ 
9. Quái biến đồ
A. 64 quẻ Dịch trình bày theo toán học

Đồ bản sau cùng xếp các quẻ theo tổng số hào Âm Dương.

Ta biết: Các quẻ Dịch được phân phối theo công thức sau đây:
(A + B)6 = A+ 6A5B + 15A4B2 + 20A3B3 + 15A2B4 + 6AB5 + B6

Ta biết A là Dương và B là Âm. Như vậy ta có:

- 1 quẻ lục Dương = Kiền ( A6 )

- 6 quẻ ngũ Dương, nhất Âm ( 6A5B )

- 15 quẻ tứ Dương, nhị Âm ( 15A4B2 )

- 20 quẻ tam Dương, tam Âm ( 20A3B3 )

- 15 quẻ nhị Dương, tứ Âm ( 15A2B4 )

- 6 quẻ nhất Dương, ngũ Âm ( 6AB5 )

- 1 quẻ lục Âm = Khôn (B6)
Ghi chú: Ví dụ 2: 6 quẻ ngũ Dương, nhất Âm, thì hào sơ quẻ 1 phải là hào Âm, rồi tiếp hào nhị của quẻ 2 và hào tam của quẻ 3 là hào Âm, v.v... chót hết là hào Thượng của quẻ đó là hào Âm (quẻ Thiên Phong Cấu = 5 Dương, 1 Âm). Nhớ phải tính bắt đầu từ hào Sơ.
B. Bát Quái trình bày theo toán học
( A + B )3 = A3 + 3A2B + 3AB2 + B3

Như vậy ta có:

- 1 quẻ 3 Dương là Kiền ( A3 )

- 3 quẻ 2 Dương, 1 Âm ( 3A2B ) = Tốn, Ly, Đoài

- 3 quẻ 1 Dương, 2 Âm ( 3AB2 ) = Chấn, Khảm, Cấn

- 1 quẻ 3 Âm là Khôn ( B3 )
☰ ☴ ☲ ☱ ☳ ☵ ☶ ☷
Kiền Tốn Ly Đoài Chấn Khảm Cấn Khôn 
C. Tứ Tượng trình bày theo toán học
( A + B )2 = A2 + 2AB + B2

Như vậy ta có:

- 1 quẻ 2 Dương là Thái Dương ( A2 )

- 1 quẻ 1 Dương, 1 Âm là Thiếu Dương ( AB )

- 1 quẻ 1 Âm, 1 Dương là Thiếu Dương ( AB )

- 1 quẻ 2 Âm là Thái Âm ( B2 )

  
Thái Dương Thiếu Dương Thiếu Âm Thái Âm

D. Âm Dương trình bày theo toán học
( A + B ) Như vậy ta có A là Dương, B là Âm.
        
Âm           Dương
10. Văn Vương Lục Thập Tứ Quái đồ

     11. Lưỡng đồ áo bí của Huyền không đại quái  


Lưỡng đồ này đồ hình vòng tròn ngoài là chu thiên dịch Phục Hy . Ở trong chính là Quy tàng dịch  đã thất truyền ! Thực ra là nó bị giấu đi và lý của nó không ngoài kinh dịch , nghịch đảo với chu dịch , bạn nào tinh ý quan sát đồ hình sẽ ngộ ra !

  12. Nội tầng phương đồ hòa viên ( Trích từ sách Huyền không đại quái )
Tầng ngoài chính là chu thiên dịch , nội tầng chính là quy tàng dịch !
Đồ hình tương tự đơn giản hơn !
B/  
1 Sách lý thuyết Huyền Không đại quái line tại đây 
2  Một số hình ảnh , văn tự sưu tầm ở các sách khác không có line 
3  Hy vọng bài viết có ích cho bạn đọc . Bài này mở đầu và tôi còn viết tiếp khi có thời gian !

Các hồi của THIÊN ĐỊA CHÂN THẦN :

THIÊN ĐỊA CHÂN THẦN (Huyền không đại quái ) Hồi 2 (còn tiếp )

THIÊN ĐỊA CHÂN THẦN (Huyền không đại quái ) Hồi 3 (còn tiếp )