Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

Đãi cát tìm vàng .

Có lẽ người xưa không có internet như chúng ta bây giờ . Thời gian chiêm nghiệm cuộc sống nhiều. Khi viết khi nói ra điều gì thì đã rõ lý rồi nên rất cô đọng súc tích . Lời lẽ rõ ràng không dư chẳng thiếu . Mỗi câu mỗi ý . Nói một phải hiểu mười mới thông rõ được đạo thánh nhân . Nay hậu học chẳng rõ điều này có chút chữ nghĩa , một vài văn bằng , đọc vài cổ thư với hai ba ý tưởng rồi viết một bài vài ngàn chữ cho rằng đạo địa lý ta bắt chước tàu mê hoặc lòng người . Nay tôi rỗi rãi sưu tầm lại lời người xưa mong giúp được những người có duyên . Làm sáng tỏ mối đạo
 VỀ LA KINH 

Tiền nhân chế tạo ra la kinh để xem xét, về thể chất rất tinh vi, về dụng sự rất rộng rãi.

Mỗi chữ đều huyên vi, mỗi nét đều bí ẩn , trong đó mổ xẻ ra được tinh chất về thư hùng giao

cấu của lòng; diễn thấu được sự bí ẩn về nhị ngũ, thái cực của huyệt; hiểu cùng tận về bí ẩn

của sa, thấu triệt được sự thần diệu của thủy. Phân tích được sự sai khác, không vong, sát

diệu. Phát giác được những điều bưng bít từ trước tới nay chưa rõ. Phân biệt rõ ràng được

hành độ của tinh tú cát hung. Định được cơ khí động tĩnh của 4 mùa. Các tầng thứ của la tinh

minh bạch, được xúc tượng và biến hóa vô cùng ! Tín thực thay ! Dọc, ngang cả trời đất; bao

gồm cả muôn vật đầy đủ cả thể, dụng; muôn đời xác nhận không thể di dịch; mà sao những

người đời học về nghệ thuật địa lý, không biết lấy la kinh để tính theo thứ tự của mỗi tầng, đã

ghi chép phân minh để mà vận dụng ? Tôi thiết nghĩ: không phải là bậc thánh nhân không thể

làm ra la kinh ! Không phải là bậc thông minh không thể giải thích nổi ý nghĩa thâm thúy, cao

siêu như vậy. Thánh hiền xưa đã phát minh rõ ràng, mọi bản có thể suy xét, đều sử dụng thích

hợp, tại người ta không biết dùng ? mà coi như vật bỏ quên ! Thánh hiền đời xưa đã xét kỹ,

những điều đáng chép mới chép, những gì nên bỏ thì bỏ. Nếu ngày nay ta bỏ 1 điều nào đó mà

không dùng, há chẳng lầm lẫn lắm sao ? Tôi sợ rằng, đêm tối mập mờ, 1 mắt tự đui, nên tôi

không cần màn vẽ nho học, chẳng kịp đợi thầy truyền khẩu dạy nữa. Hơn 30 năm sưu tập địa

lý, mặc dầu tôi chưa tiết lộ được huyền bí ẩn, phơi bày được thân cơ của địa lý, khám phá

được kỳ diệu của quỷ thần, nhưng tôi cũng chiết trung các lý thuyết, để có thể bên trong biết

được thế nào là loan đầu, ngũ cát, tứ hung; bên ngoài xét biết được lòng thế nào là tiên thai,

hậu phục. Xét không sót 1 điều nào về sinh, tử của sa rành rõ hết những sự minh ám của thủy.

Lại hơn 10 năm lo nghĩ làm sao cho khoa âm, dương học được vắn tắt thích hợp với những

hình ảnh sách vở, bản đồ. Tôi có đọc cuốn thơ Bạch Phương Tiên thấy rằng đã phát giác nhiều

điều mà các sách chưa biết. Tôi đã khổ công nghiên cứu, nhưng vẫn còn hoài nghi, nên sớm

hôm, tôi dãi nắng dầm mưa, nằm sương gió, dằm giày cỏ, lặn lội, vượt suối qua đèo, đến khắp

các ngôi mộ danh tiếng ở các làng xa xôi để nghiên cứu không còn sót chỗ nào và sau đó mới

gom góp sách vở của Thánh hiền, viết thành cuốn La kinh thấu giải, diễn giải từng tầng, từng

chữ của La kinh, để phổ biến ra khắp mọi nơi mong rằng mọi người lấy đó có thể sử dụng mà

không sai lầm và để tinh thần địa lý không bị mai một đi.
BẠCH PHƯƠNG THÔN THI
Phiên âm:
Giả am sơn thủy, Mậu la kinh
Phương thôn ninh tri, hữu giám lâm
Khí mạch điều vô, long khứ viên
Tinh thần không chỉ nghĩ nê xâm
Hoàng tuyên ảm ảm bị thanh cốt

Hồng nhật chiều chiều ân hắc tâm
Nhược vị cơ hàn, hành đạo thuật
Tối lân, tố đức họa do thâm
Giải nghĩa:
 Dẫu am tường vẽ sơn thủy, mà sai lầm về cách sử dụng la kinh, chỉ độ 1 tấc
vuông thôi, là đấng tối cao đã soi tới như gương chiếu ! Nếu táng vào nơi long còn đi xa, khí
và mạch phẳng lặng, không khoáng, sơn, sa là chỉ dẫn cho mối, kiến, bùn vào huyệt. Vong
hồn người ở chốn suối vàng, thê thảm về nắm xương tàn ! Mặt trời đỏ chói sẽ in vào quả tim
đen của con người làm càn. Nếu chỉ vì cơm áo, mà làm thầy địa lý tác hại người ta ! Rất
thương hại cho thấy thật thất đức đó, tội lỗi còn nào bằng.
Thầy Chu tử nói rằng: có thiên lý thì hẳn có địa lý; có tâm địa thì hẳn có âm địa. Lại nói
khi chưa táng mộ ở đất đầu núi, trước hãy xem người trong nhà đã; người trong nhà mà vô
phúc, thì đất ở đầu núi kia cũng bất linh. Sơn xuyên có linh, mà không có chủ, hài cốt có chủ
mà không linh, nếu không gặp thầy địa lý tinh thông thì cũng không tìm thấy, ngôi đất lớn sẽ
đợi người có phúc.
Ngày 1 tháng 5 năm Quý Mùi, đời vua Đạo Quang năm thứ 3
Tại Thái Nguyên tứ hợp đường
Âm, dương học, huân thuật: Vương – Đạo – Hanh, đã tự thích sơn phòng
Trích trong la kinh thấu giải !

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

Âm lịch Việt Nam và Trung Hoa tương đồng và dị biệt !
































MỞ
: Trên một cuốn lịch chúng ta thường dùng hiện nay luôn có 4 loại lịch .
  1.  Đó là dương lịch tính  theo chu kỳ quay của trái đất xung quanh mặt trời .
  2.  Đó là âm lịch tính theo chu kỳ quay mặt trăng xung quanh trái đất 
  3.  Đó là lịch tiết khí một loại lịch cổ chia thời tiết một năm thành 24 khí 72 thời hậu .
  4.  Đó là lịch can chi , lịch này chia một năm chỉ có 360 ngày coi như  một hệ đo hay một công cụ  để đo thời tiết của cổ nhân thì sẽ dễ hiểu hơn .
Vậy nói về  âm lịch thì đầu tiên ta phải biết chu kỳ quay của mặt trăng xung quanh trái đất là 29 rưỡi gần 30 ngày . Số liệu tham khảo tại đây !
Ai cũng biết sự ảnh hưởng của trăng đối với trái đất lên sức khỏe con người  . Nên người xưa làm lịch riêng về nó để áp dụng vào cuộc sống . Cách làm lịch âm theo trăng cũng tham khảo  ở đây !
NHẬP:  

Ngày 8/8/1967 chính phủ VNDCCH ra quyết định cải cách âm lịch. Qua sự cải cách đó tết Mậu Thân ở miền Bắc tới sớm hơn ở miền Nam (theo lịch cũ) một ngày ( 29/1/68 và 30/1/68).( Trích ở đây )
Do sự cải cách này này mà từ đó đến nay , âm lịch Việt Nam và Âm lịch Trung Quốc có lúc ngày tháng giống nhau , có lúc khác biệt . Mà thực chất hoàn toàn khác biệt .
 Để làm rõ sự khác biệt đó ở đây lấy thời điểm tết Mậu Thân năm 1968 ra phân tích chúng ta sẽ thấy rõ .
Lịch pháp có 1 nguyên tắc cứ ngày sóc là ngày mùng 1 . Vậy ngày mùng 1 miền nam và miền bắc khác nhau như thế nào ?
 Theo lịch ông Hồ Ngọc Đức thời điểm sóc để căn cứ tính ngày mùng 1 âm lịch là ngày 29/1 lúc 23:29 Dương Lịch  ( số liệu ở đây )
Một số liệu khác của nước ngoài đó là thời điểm trăng non ( New moons) năm 1968 . Ngày trăng non chính là ngày sóc . Âm lịch qui định ngày đó chính là ngày mùng một của mỗi tháng .


Và hình cuối cùng này chứng minh ta hay tàu tính lịch chuẩn hơn .

























Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Hướng dẫn lấy quẻ Phuc Hy

Vào line nàyhttp://ww.xemtuong.net/boi/que_dich_phuc_hy/index.php
Sau đó thực hiện các bước :

  • 1




  • 2 Nó như hình dưới 


  • 3 Tiếp tục klick lần lượt vào chữ gieo sáu lần ta có như sau :


  • 4 Cuối cùng ta được line ảnh quẻ như dưới đây ! Ta chụp lại ảnh quẻ hoặc copy line ảnh dán vào bài viết và nhờ bốc sư giải !  (chỉ cần hình ảnh ở bước thứ 4  này để xem  thôi . Và cũng phải nhớ ghi rõ ngày tháng làm việc này )
  



Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Hướng dẫn lấy quẻ kỳ môn .

A)Những yêu cầu cần có để xem được một quẻ kỳ môn .

  1. Phải thành tâm khấn vái thiên địa sau đó !
  2. Muốn xem gì ? Ghi rõ .
  3. Cho biết giới tính và năm sinh âm lịch ( tốt nhất là ghi rõ ngày tháng năm dương lịch , tránh trường hợp lẫn lộn giữa  năm này năm kia )
  4. Ghi rõ ngày giờ động tâm hỏi quẻ .
    Vậy là đủ chúc các bạn may mắn !
B)Những bạn nào thích  tự lấy quẻ cho mình luôn thì làm theo các bước sau đây .
  1. Vào line này http://pp.qg108.com/qimen/
  2. Sau đó sẽ thấy hình này ( đây là công cụ lấy quẻ kỳ môn online của người Trung Hoa  ( Việt Nam chúng ta vì quá thông minh nên cái công cụ đơn giản này mà làm chẳng được , Vì kiếm muốn nát cái google nhưng chẳng thấy hoặc có chăng chỉ là những dòng chú thích công cụ này là nội bộ hạn chế   người dùng  . Vâng VN chúng ta vừa thông minh vùa đáo để ,luôn theo chiến kế , sách lược của các chính trị gia hàng đầu thế giới là : DÂN NGU DỄ DẠY     )  Xem hình và theo hướng dẫn trong hình )


Sau khi bấm vào hai chữ hiện quẻ trên nó sẽ ra tiếp hình dưới đây !
Nếu bạn nào làm theo bước B thì cám ơn các bạn đỡ phần nào công sức giải quẻ của bốc sư .
Một lần nữa chúc các bạn may mắn lấy được quẻ như ý cho mình !


Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

Hướng dẫn lấy line lá số tử bình !


  • Vào các trang web này lấy hình ảnh hoặc line lá số mà dán vào bài viết 
  • Trang web này không được thì vào trang khác . 
  • Sau khi lấy được lá số ,  dán line cho cẩn thận . Dán xong bấm kiểm tra line xem thử lá số có hiện ra không .
  1. http://www.phongthuymenhly.com/LasoTuTru.aspx
  2. http://tracuu.tuvisomenh.com/tu-tru/la-so-tu-tru
  3. http://dichvu.lyso.vn/lasotutru.php



Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

Người xưa chọn xếp như thế nào !


Vì sao Gia Cát Lượng chỉ chọn Lưu Bị mà không phải Tào Tháo?
Vì sao Gia Cát Lượng chỉ chọn Lưu Bị mà không phải Tào Tháo?
Vì sao Gia Cát Lượng chỉ chọn Lưu Bị mà không phải Tào Tháo?
Tam cố thảo lư

Trong khi Tào Tháo, Tôn Quyền đều có thực lực hùng mạnh, vì sao Lưu Bị trở thành lựa chọn duy nhất trong cuộc đời nhà quân sự tài ba Gia Cát Lượng vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi.
Có nhiều ý kiến cho rằng, Khổng Minh - Gia Cát Lượng - lựa chọn phò tá Lưu Bị không chỉ vì phù hợp với lý tưởng chính trị Nho gia của ông, mà còn bởi Lưu Bị cho Gia Cát Lượng đầy đủ không gian phát huy "sở học bình sinh" của mình.
Tuy nhiên, một luồng quan điểm khác tại Trung Quốc cho rằng, việc Lưu Bị trở thành "đáp án cuối cùng" của Gia Cát Lượng hoàn toàn không đơn thuần chỉ là vấn đề "không gian thăng tiến".
1800 năm qua, các học giả Trung Quốc vẫn luôn đi tìm lời giải đối với vấn đề này.
Một bài phân tích đăng trên trang Phượng Hoàng nêu ra 4 luận điểm để giải thích cho việc Gia Cát Lượng chịu về dưới trướng Lưu Bị, chứ không phải Tào Tháo - người khi đó nắm danh nghĩa "triều đình Đông Hán" trong tay.
Con người của Gia Cát Lượng




Gia Cát Khổng Minh là nhà quân sự tài ba. Chính sách lược "thế chân vạc" - tam phân thiên hạ - của ông đã tạo nên cục diện Tam Quốc Ngụy, Thục, Ngô.
Gia Cát Lượng là chính trị gia và quân sự gia được giới trí thức Trung Quốc sùng bái suốt hàng nghìn năm.
Một lý do quan trọng chính là việc Gia Cát Khổng Minh "là một nhà trí thức cơ bản và kiểu mẫu". Khuôn mẫu này chủ yếu chỉ đạo đức cao thượng và sự nghiệp hiển hách.
Theo đó, "tam bất hủ" mà cổ nhân Trung Quốc đề ra - gồm lập đức, lập công, lập ngôn - đều được thể hiện ở "hình mẫu" Gia Cát Lượng.
Xét về "lập đức", tức tiêu chuẩn hành vi của phần tử trí thức, mà theo Nho gia là trung, hiếu, nhân, nghĩa.
Là một nhà trí thức tiêu biểu và khắt khe, đương nhiên Khổng Minh hiểu rõ chính quyền trung ương mà Tào Tháo thao túng, thực chất đã không còn là chính phủ Hán triều.
Như vậy, nếu muốn "lập đức", giữ trọn trung - nghĩa, Gia Cát Lượng không thể đầu quân dưới cờ Tào Tháo. Thay vào đó, ông lựa chọn Lưu Bị - nhân vật thực tế có huyết thống hoàng gia và được gọi là "Lưu hoàng thúc".
Lý tưởng của Gia Cát Lượng
Theo phân tích của Phượng Hoàng, lý tưởng trị quốc của Gia Cát Lượng là chính trị Nho gia - đề cao chữ "Nhân".
Trong khi đó, Tào Tháo thi hành chính sách bá quyền, thực hiện thể chế chính trị dựa trên cường quyền.
Có thể nói, Khổng Minh và Tào Tháo dù là 2 nhân vật xuất sắc, song cũng là 2 thái cực từ trong tư tưởng cốt lõi, dẫn đến việc 2 người này không thể bước chung một con đường.
Gia Cát Lượng là người tôn sùng Nho giáo, và ông cũng trung thành tuyệt đối với tư tưởng của mình. Đây là nguyên nhân căn bản nhất khiến ông không theo Tào Ngụy.
Sức hút của Lưu Bị

Lưu Bị là một hình mẫu "đạo đức" phù hợp với tư tưởng Nho giáo mà Gia Cát Lượng tôn sùng.
Trong xã hội Trung Quốc cổ đại, đạo đức được đề cao hơn tất cả, đặc biệt là phẩm hạnh của bậc quân chủ.
Theo quan niệm này, chỉ cần vị lãnh tụ là nhân vật hiền đức thì có thể khiến trên dưới một lòng, triều đình kỷ cương, đi tới hiện thực hóa một xã hội hòa hợp.
Xét trên phương diện đạo đức, lịch sử Trung Quốc đã công nhận đây là "thế mạnh áp đảo" của Lưu Bị.
Lưu Bị vốn đã mang thân phận hoàng tộc, lại tham gia hành động ám sát Tào Tháo, thể hiện lòng trung thành đối với chính quyền Hán triều.
Về mặt cảm quan, những hành động của Lưu Bị đã "vô tình" đồng điệu với lý tưởng của Gia Cát Lượng - một đệ tử Nho gia sùng bái tư tưởng trung - hiếu.
Bên cạnh đó, trong thời kỳ Lưu Bị nắm quyền ở Thái Nguyên, Từ Châu, đã thi hành chính sách cai trị "nhân nghĩa".
Điều này cũng khiến tiếng tốt của Lưu đồn xa, hiển nhiên không nằm ngoài sự quan sát của Gia Cát Lượng.
Như vậy, về mặt công tác tuyên truyền, Lưu Bị đã xây dựng tốt hình ảnh của một "lãnh tụ kiểu mẫu" trong mắt các nhân sĩ Nho giáo nói chung và Khổng Minh nói riêng.
Lưu Bị cho Khổng Minh không gian phát triển
Trở thành quân sư của Lưu Bị, Khổng Minh được phát huy hết khả năng và được hàng loạt tướng tài quân Thục phò trợ.
Cũng theo phân tích của Phượng Hoàng, mặc dù Lưu Bị tạo lập được danh vọng, song trước khi có được Gia Cát Lượng, thì Lưu không có nhiều quân sư xuất chúng bên mình.
Nếu Khổng Minh về phò tá Lưu Bị, thì toàn bộ quá trình từ thoát ly khó khăn, ổn định lực lượng, phát triển hùng mạnh cho tới thống nhất thiên hạ, ông có thừa "sân khấu" để phô diễn hết tài năng của mình.
Đồng thời, tuy không có quân sư xuất sắc, nhưng ngược lại, Lưu Bị sở hữu một dàn võ tướng hàng đầu như Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân... Gia Cát Lượng trở thành quân sư của Lưu, những hổ tướng này đều thuộc quyền sai khiến của ông.
Khổng Minh theo Lưu Bị chỉ vì "tiền đồ sự nghiệp"?

Tại Trung Quốc, có quan điểm cho rằng Gia Cát Lượng lựa chọn Lưu Bị chủ yếu nhằm vào "không gian thăng tiến".
Sở dĩ có ý kiến này, bởi khi Gia Cát Lượng đi sứ Đông Ngô trước trận đại chiến Xích Bích, ông từng được Trương Chiêu dụ dỗ "nhảy việc" sang phò tá Tôn Quyền.
Tuy nhiên, Khổng Minh khước từ Trương, nói rằng - "Tôn Quyền là một chủ nhân tốt, nhưng không thể phát huy hết tài năng của ta".
Câu nói này được cho là đã lộ ra "tham vọng" của Gia Cát Lượng.
Song luận điểm trên cũng vấp phải nhiều sự phản đối, bởi vào thời điểm đó Gia Cát Lượng ở vào vị thế "thỉnh cầu" sự giúp đỡ của Tôn Quyền, do đó ông buộc phải tìm những lý do "tế nhị" để từ chối lời đề nghị của Đông Ngô.
Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu Trung Quốc vẫn cho rằng, thực chất Gia Cát Lượng "không màng đến Tôn Quyền" nhưng vẫn phải tỏ ra "lịch sự" như vậy mà thôi.
Các nhà sử học cũng đánh giá, quan điểm Khổng Minh "không có đất dụng võ" dưới trướng Tào Tháo chỉ là cách nhìn của người đời sau.
Nếu theo Tào Tháo, Khổng Minh hoàn toàn có thể đạt được sự nghiệp hiển hách, nhưng ông vẫn lựa chọn Lưu Bị.
Đứng từ góc nhìn của Gia Cát Lượng, có thể thấy ông là người luôn tin bản thân có thể sánh ngang các bậc cao nhân trong lịch sử Trung Quốc như Quản Trọng, Nhạc Nghị.
Chính Gia Cát Lượng cũng có biệt hiệu "Ngọa Long tiên sinh", cho thấy ông xem trọng bản thân và không lép vế so với nhóm quân sư Tuân Úc, Giả Hủ, Quách Gia của Tào Tháo.
Do đó, bài phân tích của Phượng Hoàng cũng bác bỏ khả năng Khổng Minh không theo Tào Tháo vì không thể phát triển.
Đồng thời, nếu chỉ xét về con đường sự nghiệp, thì thế lực Lưu Bị chắc chắn kém xa so với Tào Tháo.
Vào thời điểm Gia Cát Lượng đầu quân cho Lưu Bị, lực lượng của Lưu yếu kém, tương lai cũng không rõ ràng.
Ngược lại, Tào Tháo khi đó đã có thế lực mạnh và vững vàng. Nếu nói Khổng Minh chỉ nhìn vào tiền đồ sự nghiệp thì theo logic, Tào Tháo mới là phương án tối ưu.
Lưu Bị là lựa chọn ngay từ đầu
Là một thanh niên trí thức ôm nhiều hoài bão và lý tưởng, việc lựa chọn chủ nhân của Gia Cát Lượng sẽ không đơn giản chỉ phụ thuộc vào "miếng cơm".
Gia nhập lực lượng của Lưu Bị, đồng nghĩa với Gia Cát Lượng đem toàn bộ "vốn liếng" của bản thân đặt vào Lưu.
Nếu Lưu Bị hùng mạnh, lý tưởng của Khổng Minh sẽ thành hiện thực. Ngược lại, tất cả tư tưởng của ông cũng sẽ tiêu vong và trở nên vô danh trong lịch sử.
"Tam cố thảo lư" - 3 lần tới lều cỏ thỉnh Gia Cát Lượng xuống núi, điển tích tô đậm hình tượng "trọng hiền tài" của Lưu Bị.

Sự lựa chọn của Gia Cát Lượng cho thấy, ông sẵn sàng bước vào cuộc đấu tranh để thực hiện lý tưởng của mình bên cạnh Lưu Bị, bất chấp khả năng thất bại rất lớn.
Điều thú vị là, nhiều học giả Trung Quốc cho hay, mặc dù Khổng Minh đã quyết tâm theo Lưu Bị ngay từ khi còn ở ẩn, song ông cũng không vội vàng "xuất sơn".
Nguyên nhân do ông vẫn còn những hoài nghi, rằng liệu Lưu Bị có "nhìn trúng" ông hay không?
Lưu Bị sẽ đối đãi với ông như một mưu sĩ bình thường, hay trọng dụng ông như bậc quốc sĩ?
Liệu Lưu Bị có chấp nhận sách lược trị quốc của ông?
Xuất phát từ những "nghi vấn" trên, cho nên mặc dù bản thân đã có đáp án, nhưng Gia Cát Lượng vẫn phải "nằm im chờ thời".
Ở thời điểm đó, Khổng Minh chỉ mới ngoài 20, và ông có đủ thời gian để chờ đợi ngày Lưu Bị "tam cố thảo lư".

Khi ấy, con đường của Gia Cát Lượng mới thực sự bắt đầu.
Nguồn st

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

Tướng do tâm sinh, tướng tùy tâm diệt


Trong cuộc sống của một người, mặc dù vận mệnh của cả một đời đã được định trước, nhưng người ấy vẫn được vận tốt nếu anh ta làm điều tốt và tốt bụng, ngược lại sẽ gặp vận xấu nếu anh ta làm những điều xấu. Vận mệnh của một người có thể thay đổi bất cứ lúc nào, phụ thuộc vào tâm tính của người ấy tốt hay xấu. Trời, đất và Thần giám sát rất kỹ, và không thiên vị. Nếu tâm của một người luôn tập trung vào điều tốt, người đó sẽ tích được đức và vận may, và thậm chí khi họ đối mặt với nguy hiểm, Thần sẽ có thể giúp chuyển vận rủi thành phúc lành. Ngược lại, nếu một người làm những điều xấu, mưu tính những điều xấu xa thì thậm chí nếu anh ta có vận mệnh tốt đi nữa anh ta vẫn kết thúc trong sự đau khổ. Đó là cái mà chúng ta gọi là quy luật nhân quả. Với tâm tính tốt, một người sẽ có vận mệnh tốt, và với tâm tính xấu, một người sẽ có vận mệnh xấu. Có rất nhiều ví dụ trong các cổ thư. Dưới đây là một số từ cuốn sách “Thái thượng cảm ứng thiên hối biên”.

Hai anh em sinh đôi có hai số phận khác nhau, mặc dù họ có cùng mệnh

Trong triều đại nhà Tống, có hai anh em sinh đôi tên là Cao Hiếu Tiêu, và Cao Hiếu Tích, cả hai giống nhau cả về hành vi, trí tuệ và sự thông minh. Năm 16 tuổi, họ cùng đỗ Tú tài. Cùng năm đó, họ lập gia đình, bố mẹ của họ bảo họ mặc quần áo và giày khác nhau để vợ của họ có thể nhận ra.
Một ngày họ gặp Đạo nhân Trần Hy Di, người sau khi nhìn tướng mạo của cả hai, và nói: “Cả hai người đều rất tuấn tú, sống mũi thẳng, môi có sắc hồng. Tai trắng mà có đường viền đỏ, khí thanh thần triệt, đều sẽ đậu vòng trong. Hơn nữa, cả hai đều có hào quang trong mắt, sẽ rất thành công trong kỳ thi!”.
Khi kỳ thi đến vào mùa thu, cả hai đến kinh đô để dự thi và ở với một người họ hàng thân thuộc. Hàng xóm là một quả phụ đẹp. Cao Hiếu Tiêu dốc lòng học tập, không động tư tình. Tuy nhiên, Cao Hiếu Tích đã không kiềm lòng, đã tán tỉnh và tư thông với người quả phụ. Sau đó bị người ta phát giác, nói cho dòng họ của người quả phụ. Người quả phụ sợ tội, đã trầm mình xuống sông tự sát.
Sau kỳ thi, cả hai đến thăm Đạo nhân một lần nữa. Khi Đạo nhân Trần Hy Di nhìn thấy họ, ông khá sốc và nói: “Đã có một sự thay đổi lớn trong tướng mạo. Một đã trở nên thậm chí tốt hơn và một trở nên rất xấu. Hiếu Tiêu có hào quang màu tía trên lông mày, và mắt thì sáng như sao. Cậu sẽ chắc chắn đỗ cao. Lông mày của Hiếu Tích cũng đã thay đổi. Mắt anh ta phù lên, chóp mũi đỏ và tối tăm. Thần sắc đã tiêu tan và biến mất. Sự thay đổi này phải là do đạo đức bị tuột dốc. Cậu sẽ không chỉ trượt kỳ thi, mà còn có dấu hiệu sẽ chết yểu”. Sau đó kết quả kỳ thi được công bố, quả thật Cao Hiếu Tích bị rớt, rồi chết trong thất vọng.
Sau đó, Cao Hiếu Tiêu làm một đại quan và có thanh danh hiển hách, con và cháu của ông cũng có tài năng, phẩm giá. Khi ông tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi, Đạo nhân Trần Hy Di cũng đến chúc mừng. Trong bàn tiệc ông nói, “Thật là khá dễ dàng để xem tướng cho một người bình thường, tuy nhiên sẽ không dễ biết kết quả được. Bởi vì vận mệnh được quyết định bởi thiên thượng, trong khi đó tướng mạo được quyết định bởi những việc mà người ấy làm. Nếu một người có thể thuận theo các nguyên lý của thiên thượng và sống hài hòa với xã hội, thì người đó sẽ chắc chắn thịnh vượng. Thiên thượng rất phân minh công bằng, vận mệnh có thể xuống dốc vì làm việc xấu, và người ta có thể chuộc lỗi bằng cách làm điều tốt. Sự thăng hoa trong tâm tính của một người có thể thể hiện qua gương mặt, và không điều gì có thể tránh khỏi con mắt của người khác. Đó là tại sao chúng ta nói rằng không có cánh cửa của vận may hay vận rủi, bởi vì nó đến và đi căn cứ theo đức hạnh của người ấy”.

Định Thực đỗ vị trí thứ sáu

Trong triều đại nhà Thanh, có một học giả tên là Định Thực. Anh là một người rất thông minh lanh lợi và rất có tài năng, tính cách phóng khoáng. Vì anh ta thích đánh bạc, anh ta thường bị cha nhắc nhở, nhưng anh ta không sửa. Cha anh ta trở nên tức giận và đuổi anh ra khỏi nhà. Định Thực phiêu bạt đến kinh đô, và bằng nhiều cách khác nhau, anh ta được nhận vào trường Thái học.
Một ngày Định Thực đi qua chùa Tướng Quốc, ở đây anh gặp một thầy tướng số bảo anh: “Thần sắc anh trông rất tốt! Ta đã xem tướng mạo cho nhiều người, và ta thấy tướng mạo của anh là tốt nhất”.Sau khi thầy tướng số hỏi tên anh, ông ta viết vào một mảnh giấy và dán lên tường: “Định Thực sẽ đỗ đầu trong năm nay.” Sau đó, Định Thực rất vui vẻ và bắt đầu trở nên kiêu ngạo, anh ta đánh bạc thậm chí còn nhiều hơn. Khi anh ta nghe rằng có hai thí sinh giàu có từ Tứ Xuyên tới, anh ta mời họ đánh bạc. Định Thực liên tục thắng, và cuối cùng anh ta thắng sáu triệu lạng bạc.
Vài ngày sau đó, Định Thực tới chùa Tướng Quốc một lần nữa, thầy tướng số ngạc nhiên nhìn anh ta và hỏi: “Tại sao trông anh kinh khủng thế? Anh không có hy vọng vượt qua kỳ thi, nói chi là đậu Trạng Nguyên”. Vừa nói ông ta vừa gỡ mảnh giấy ông ta từng viết dán lên tường kia xuống. Ông ta thở dài nói: “Nó đã làm hoại danh tiếng của ta. Ta đã đoán sai lần này.” Định Thực ngạc nhiên hỏi ông ta tại sao ông làm thế. Người thầy bói nói: “Khi nhìn tướng mạo, chúng tôi đầu tiên nhìn trán. Nếu màu vàng và sáng bóng, nó là dấu hiệu của điềm lành. Bây giờ, trán của anh trông rất khô và tối. Anh chắc hẳn đã có suy nghĩ xấu hay thu lợi bất chính. Anh đã làm chư Thần nổi giận”.Định Thực hoảng sợ và bảo người thầy bói chuyện đã xảy ra. Anh ta hỏi trong bối rối: “Tôi chỉ vui một chút. Có gì là nghiêm trọng đâu?”. Thầy tướng số phản đối, nói: “Đừng nói với tôi là anh chỉ vui một chút. Bất cứ việc gì bao gồm cả tiền bạc đều được kiểm soát bởi Thiên thượng. Khi một người đã nhận của cải bất chính, thì ông ta sẽ tự nhiên mất đi phúc đức”. Định Thực rất hối hận về những gì đã làm và lo lắng hỏi: “Tôi có thể hoàn lại tiền chăng?”. Thầy tướng số nói: “Nếu anh thật tâm muốn sửa chữa lỗi lầm và trở thành tốt hơn, anh vẫn có thể đỗ thứ 6 trong kỳ thi”. Định Thực vội vàng trả lại tiền cho hai thí sinh giàu có, và thề rằng sẽ không bao giờ đánh bạc một lần nữa.
Quả nhiên, khi danh sách thí sinh thi đậu được công bố, một người tên là Từ Đạt đã đỗ đầu còn Định Thực thì đỗ thứ 6.
Sưu tầm ở đây !

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

Bắt bài kẻ đối diện qua ngôn ngữ chát .





Làm thế nào để bắt bài kẻ đối diện qua ngôn ngữ chát .
Tôi thường online chát với mọi người . Do nhu cầu của công việc hay giải trí nên rõ ràng nhu cầu này là vấn đề quan trọng hàng đầu được đặt ra .
Nhiều bạn từng đặt câu hỏi với tôi rằng :
Làm thế nào mà anh biết được tâm tư cũng như ý đồ người khác đối với anh qua internet trong khi anh chưa thấy mặt họ hay gặp họ ngoài đời . Tôi trả lời :
Với tôi vấn đề này rất đơn giản . Và nó đơn giản như thế nào ? Thì những học thuật kiến thức sau đây sẽ trả lời cho bạn rõ .
Thông thường muốn bắt bài người khác bạn phải có vốn sống nhất định . Hơn nữa phải có kiến thức phong phú để biết tầm của người khác . Quan trọng nhất là bạn phải có thành quả công năng tu dưỡng đạo đức cũng như trí tuệ một chừng mực nào đó thì cái kiến thức của bạn nó mới không lừa gạt chính con người của bạn .
Sau đó tôi dùng những kiến thức sau đây để biết người .
  • Kinh dịch viết rằng :

Kẻ sắp làm phản lời nói có hổ thẹn , kẻ trong lòng ngờ vực thì lời nói tán loạn , lời người tốt thì ít , lời người nóng nảy thì nhiều , lời người không có điều lành mà làm như có thì lông bông bất định , kẻ không giữ được chí hướng lời nói quanh co .
  • Thông qua Hàn Phi viết chương Thuyết Nan mà dùng nó suy luận về con người cũng rất hiệu quả và súc tích , nội dung thuyết nan được Tư Mã Thiên tóm tắt như sau: 
Cái khó trong việc du thuyết không phải là ở chỗ biết những điều cần phải đưa ra nói. Nó cũng không phải ở chỗ mình không biết biện luận. Cũng không phải ở chỗ không trình bày được rõ ràng ý nghĩ của mình. Cũng không phải ở chỗ không dám nói ngang nói dọc cho hết cái ý của mình. Phàm cái khó trong việc du thuyết chính là ở chỗ làm thế nào biết được cái tim của con người mình muốn thuyết phục để dùng cái thuyết của mình mà đối phó.Nếu con người mình muốn du thuyết chỉ nghĩ đến cái danh cho cao, mà mình lại đem cái lợi lớn ra thuyết với họ, thì họ sẽ cho mình là bọn hèn hạ, và đối xử như với bọn ti tiện. Thế là thế nào họ cũng vất bỏ ta thật xa. Nếu con người mình muốn du thuyết chỉ nghĩ đến cái lợi cho lớn, mà mình lại đem cái danh cao ra thuyết với họ thì họ sẽ cho ta không chú ý gì đến thế sự, nói chuyện viễn vông, và thế nào họ cũng không dùng. Nếu con người mình muốn du thuyết trong bụng nghĩ đến cái lợi cho lớn nhưng bên ngoài làm ra vẻ muốn cái danh cho cao, mà ta đem chuyện danh cao ra thuyêt thì bên ngoài họ làm ra vẻ dung nạp cái thân ta, nhưng thực ra thì bỏ rơi ta. Nhưng nếu ta đem chuyện lợi lớn ra nói với họ, thì trong bụng họ dùng lời nói của ta, nhưng bên ngoài họ sẽ vất bỏ cái thân của ta. Đó là những điều không biết không được.
Phàm việc làm mà thành là do chỗ bí mật; lời nói mà thất bại là do chỗ bị tiết lộ. Bản thân mình chưa chắc đã tiết lộ ra, nhưng chỉ cần nói đến cái mà người ta giấu thì đã nguy đến thân rồi. Nhà vua có điều sai mà người du thuyết lại dùng những lời sáng tỏ, dùng cái nghĩa lý hay để suy luận ra sai lầm của nhà vua thì nguy đến thân.
Nếu ta chưa được ân huệ nhà vua tưới đến mà lại đem hết những điều ta biết ra nói thì hoặc là cái thuyết của ta sẽ được dùng đem đến kết quả, nhưng ta chẳng được ơn đức; hoặc là cái thuyết không được dùng xảy ra thất bại, thế là ta bị nghi ngờ. Như thế thì nguy đến thân. Phàm nhà vua được cái kế của ta, nhưng muốn xem đó là công lao của mình, mà người du thuyết lại muốn cùng biết, thế thì nguy đến thân. Nếu nhà vua rõ ràng muốn làm một việc gì và cho đó là công lao của mình mà kẻ du thuyết lại cùng biết điều đó thì nguy đến thân. Nếu mình cưỡng ép nhà vua bắt làm những điều nhà vua quyết không làm, bác bỏ những điều nhà vua quyết không bỏ, thì nguy đến thân.Cho nên nói: Nếu ta đem những người tôn quý trong triều ra nói với nhà vua, thì nhà vua sẽ cho là ta ly gián; nếu ta đem những người thấp hèn ra nói với nhà vua, thì nhà vua sẽ cho ta muốn bán quyền. Ta bàn đến cái nhà vua thích, thì nhà vua sẽ cho là ta nịnh hót; ta bàn đến cái vua ghét, thì nhà vua sẽ cho ta thăm dò nhà vua.
Nếu ta nói tóm tắt, ít lời, thì nhà vua sẽ cho ta không có kiến thức gì và khinh ta. Nếu ta nói mênh mông, lời lẻ phu phiếm, thì nhà vua sẽ thấy là nhiều quá và chán. Nếu ta cứ trình bày sự việc theo ý muốn nhà vua, thì nhà vua sẽ bảo ta "nhút nhát không dám nói hết sự lý". Nếu ta suy nghĩ sự việc và nói rộng, thì nhà vua sẽ bảo ta "thô lỗ và ngạo mạn". Tất cả những điều khó này trong việc du thuyết không thể không biết đến.
Phàm việc thuyết phục là cốt ở chỗ biết tô điểm cho cái mà nhà vua quý trọng, từ bỏ cái mà nhà vua ghét. Hễ nhà vua tự cho cái kế mình là sai, thì ta chớ nêu chỗ nó sai lầm mà bắt bẻ đến cùng.
Nếu nhà vua tự cho mình dũng mãnh ở chỗ quyết đoán một việc gì, thì ta chớ đưa ý của ta ra chống lại để làm cho nhà vua nổi giận. Nếu nhà vua cho sức lực mình đủ để làm một việc gì, thì ta chớ đem chuyện khó khăn ra cản trở. Nếu nhà vua muốn mưu việc gì cùng với một người khác, hay khen một người mà nhà vua cùng bàn mưu với họ, thì ta nên tô điểm cho họ và chớ nói gì có hại cho họ. Nếu nhà vua và người ấy thất bại, thì hãy cố gắng tô điểm làm như họ không sai lầm.
Kẻ đại trung không dùng lời lẽ làm phất ý nhà vua, lời can gián cũng không cốt đả kích bài bác gì ai, lời can ngăn hợp lẽ thì thế nào cũng được nghe. Người làm tôi phải biết kiên nhẫn và lựa lời. Sau đó mới đem cái tài biện luận và cái khôn của mình ra. Như thế cho nên gần gũi với nhà vua, không bị nhà vua ngờ vực.
Biết hết cái đạo thờ vua là khó. Phải chờ đến khi nào quen biết đã lâu, đã được ân huệ nhiều, bày mưu kế sâu mà không bị nghi, cãi lại ý nhà vua mà không bị tội, lúc bấy giờ mới bày rõ điều lợi hại, để lập được công, nói thẳng điều phải điều trái để cho cái thân mình được sung sướng. Khi nào vua và tôi đối với nhau được như vậy lúc đó là lúc việc du thuyết thành công.
  • Hoặc dùng cách đầu tiên trong 7 cách nhìn người của Gia Cát Khổng Minh ta cũng biết được đối phương là người như thế nào . 7 cách đó đây :
Đem điều phải lẽ trái hỏi họ để biết “chí hướng”.Lấy lý luận dồn họ vào thế bí để biết “biến thái”.Lấy mưu trí trị họ để trông thấy “kiến thức”.Nói cho họ những nỗi khó khăn để xét “đức dũng”.Cho họ uống rượu say để dò “tâm tính”.Đưa họ vào lợi lộc để biết tấm lòng “liêm chính”.Hẹn công việc với họ để đo “chữ tín”....

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Mặt trăng máu

Nguồn
Theo Kinh Phật, hiện tượng ‘Mặt trăng máu’ là điểm gở bởi nó báo hiệu sẽ xuất hiện dịch bệnh, động đất, chiến tranh. Không những thế trong Kinh Thánh cũng có đề cập những điều tương tự.



Hiện tượng mặt trăng máu

Theo «Đại Chính Tàng Kinh» ghi lại: “Nếu có nhật nguyệt bạc thực, hoặc ngũ tinh hình sắc biến dị, hoặc sao chổi bùng phát, thì là báo hiệu tai họa, dịch bệnh hoành hành, quỷ thần bạo loạn, quân giặc dị quốc xâm lược”. “Nhật nguyệt bạc thực” ở đây chính là nhật thực toàn phần hoặc nguyệt thực toàn phần hay “Mặt trăng máu” mà nhiều người nói tới, khi ấy hoặc là đại ôn dịch lưu hành, hoặc là con người sẽ gặp họa binh đao.


Trong kinh Phật «Nhân vương hộ quốc Bát Nhã Ba La Mật Đa kinh» cũng có ghi chép như sau:

Phật nói: “Đại vương! Đại thiên thế giới chúng ta có bách ức Tu Di, bách ức nhật nguyệt, mỗi một Tu Di có bốn thiên hạ. Thiệm Bộ Châu này có thập lục đại quốc, ngũ bách trung quốc, thập vạn tiểu quốc, trong các nước lại có bảy nạn. Hết thảy quốc vương để trừ tai nạn, thì giảng thuyết Bát Nhã Ba La Mật Đa này, bảy nạn liền diệt, quốc thổ an lạc”.

Vua Ba Tư Nạc hỏi: “Bảy nạn thế nào?”

Phật nói: “Một, nhật nguyệt thất độ. Nhật sắc thay đổi—màu trắng, màu đỏ, màu vàng, màu đen, hoặc hai ba bốn năm mặt trời cùng chiếu; nguyệt sắc thay đổi: màu đỏ, màu vàng; nhật nguyệt bạc thực, hoặc có trùng luân, tức một hai ba bốn năm bánh xe hiện trùng nhau. Hai, các sao thất độ. Sao chổi, Mộc tinh, Hỏa tinh, Kim tinh, Thủy tinh, Thổ tinh, v.v. các chư tinh, đều thay đổi hoặc hiện ban ngày. Ba, long hỏa, quỷ hỏa, nhân hỏa, thụ hỏa, đại hỏa tứ khởi thiêu hủy vạn vật. Bốn, thời tiết thay đổi, nóng lạnh bất thường. Mùa đông mưa sấm sét, mùa hạ băng sương tuyết, mưa đất đá núi cho tới cát vụn, mưa đá bất thường, mưa đỏ sông đen, sông ngòi ngập lụt, núi lở đá rơi. Năm, cuồng phong nổi dậy, che lấp nhật nguyệt, cuốn nhà nhổ cây, cát bay đá chạy. Sáu, thiên địa kháng dương, ao hồ khô cạn, thảo mộc chết khô, ngũ cốc không thành. Bảy, bốn phương giặc đến cướp nước trong ngoài, chiến tranh nổi dậy, bách tính tử vong”.


Hiện tượng 3 mặt trời xuất hiện ngày 17/02, ở phía Đông Chelyabinsk, Nga

Hiện giờ “bốn năm mặt trời” đã xuất hiện nhiều nơi trên thế giới, đồng thời màu sắc Mặt trăng biến thành đỏ hoặc vàng cũng đã xuất hiện. Nếu như những điều trong Kinh Phật là đúng thì thế giới sẽ có đại nạn: đó là long hỏa, quỷ hỏa, nhân hỏa, thụ hỏa, đại hỏa gây nguy hiểm cho vạn vật; hoặc là thời tiết thay đổi, nóng lạnh bất thường. Mùa đông mưa sấm sét, mùa hạ có tuyết rơi, mưa đá bất thường, sông ngòi ngập lụt, hoặc bốn phương giặc đến cướp nước trong ngoài, chiến tranh nổi dậy, bách tính tử vong…
Xuất hiện mưa đá kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ ở Nghệ An
Mưa đá kèm lốc xoáy mạnh ở Đà Lạt làm hư hại hàng chục hecta hoa màu


Bão tuyết rơi bất ngờ tại Berlin vào tháng 4/2015.

“Khải Huyền” của Thánh Kinh, tiết 12 chương 6 cũng mô tả: “Khi Chiên Con mở ấn thứ sáu, tôi thấy một trận động đất khủng khiếp xảy ra, mặt trời trở nên tối đen như một bao tải làm bằng lông đen, cả mặt trăng trở nên đỏ như máu”. “Cựu Ước” của Thánh Kinh, tiết 1 chương 7 cũng nói: “Trước ngày tận thế là mặt trăng đỏ máu…”


Quảng Trị: Lụt bất thường giữa mùa khô gây thiệt hại gần 100 tỷ đồng

Cổ ngữ có câu: “Nguyệt hữu huy hoàng, ám sắc thỉ quang, thiên tai hàng chỉ”.

Nghĩa là địa cầu bình thường thì Âm Dương, Ngũ hành quân bình, như vậy vạn vật mới có thể sinh trưởng, phát dục; tuy nhiên khi phát sinh hiện tượng nguyệt thực toàn phần, Ngũ hành trên địa cầu chịu ảnh hưởng, trường khí của địa cầu bị đảo loạn, như vậy tai họa sẽ phát sinh.

Địa cầu sẽ có các biến hóa mới nữa, động đất, sóng thần, hồng thủy, sấm chớp, mưa bão, núi lửa, cuồng phong, các loại ôn dịch, tai họa, v.v. Giữa các quốc gia, giữa con người với nhau sẽ chinh chiến bất đoạn. Mặt trăng nguyên là thuộc Âm, chính là chủ sát, màu đỏ đại biểu tia máu ngút trời, tương lai thế giới sẽ xảy ra chiến tranh gây tử vong rất nhiều người.

«Khai Nguyên Chiêm Kinh» cũng đề cập: “Mặt trăng đỏ” đại biểu chiến tranh và việc binh, lại có người lớn trong nước tử vong. Cũng là nói “Quốc gia đổi chủ, đại thần tương vong, khi ấy tất có binh họa phát sinh”.
Những lời tiên đoán kinh hoàng của người xưa về hiện tượng “Mặt trăng máu”


Trong thời gian vừa qua, trên thế giới xảy ra rất nhiều hiện tượng bất thường, chiến tranh và dịch bệnh xảy ra ở nhiều nơi. Thiên tai ngày một bất thường và nghiêm trọng. Do đó những điều được nêu trong Kinh Phật, Kinh Thánh cũng như các thư tịch của người xưa không phải là không có cơ sở.

Khai Nguyên (tổng hợp)
Nguồn

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Những nơi chôn cất tốt theo phong thủy

Người xưa coi trên mặt đất là dương, dưới mặt dất là âm. Nơi ở của người sống gọi là dương trạch, nơi chôn người chết gọi là âm trạch.



Linh hồn của người chết yên ổn thì con cháu thịnh vượng, vì vậy các thầy phong thủy coi trọng âm trạch hơn dương trạch rất nhiều lần, nội dung chủ yểu của phong thủy là âm trạch, sách vỡ viết về âm trạch cũng nhiều hơn.

Ở giai đoạn đầu, con người chưa có hành vi mai táng. “Mạnh Tử, Đằng Văn Công thượng” viết “… không chôn người thân… chồn cáo ăn xác”. Sau này dần dần mới có hành vi chôn cất, nhưng chưa chú ý đến thời gian, địa điểm, hình dáng mộ.

Đến xã hội nguyên thủy, hưởng chôn người có xu hướng nhất trí: 114 ngôi mộ thời đồ đá mới. phát hiện được ở Hà Nam(Trung Quốc) đều hướng về nam hơi lệch về tây, 250 ngôi mộ Văn hóa Ngưỡng Thiều đều hơi lệch về tây…



Cùng với việc chôn cất được quy hoạch hóa, đã xuất hiện tình huống xây mộ cho người sống, chọn đất mà chôn với mong muốn tạo phúc cho đời sau. Mồ mả do vậy có nhiều tên gọi:

– Phần, vốn là đống đất, sau này được dùng để gọi mồ mả.

– Mộ, là tên gọi đất chôn bậc vương giả ngày xưa.

– Gò, vốn là đất núi. Thời Xuân Thu gọi mộ là Gò (khưu).

– Chủng (mộ). vốn nghĩa là đỉnh núi. Sau này gọi mộ cao là chủng.

– Lăng, vốn nghĩa là núi đất lớn. đời sau gọi mộ đế vương là lăng.

Những người thống trị các đời nước, nói chung đều xây dụng lăng tẩm rất đồ sộ. Như Kim tự tháp ở Ai Cập. hoặc như Lăng mộ Tần Thủy Hoàng huy động tới 70 vạn dân phu, xây dựng trong 40 năm. Thứ nữa là dùng các loại hình thức trang sức mồ mả, như khắc động vật bằng đá, làm cột đá, bia đá, khắc tượng người bằng đá, khắc động vật bằng đá có các con sư tử, ngựa, lợn, rùa, voi, dê, hổ, hươu, bò, kỳ lân, lạc đà, tê giác…

Đến thời Đông Hán, khắc đá trước mộ đã rất phổ biến trở thành một loại mộ chế. Vật khắc đá được bày hai bên thần đạo, thể hiện rõ sự tôn nghiêm.

Tẩm vốn là nơi nhà vua và gia tộc ăn uống cư trú. Ðến đời Tần Hán đã đưa vào trong lăng mộ, vì người xưa cho rằng, linh hôn người chết vẫn ăn ở trong lăng tẩm.

Trong lăng tẩm có trồng cây, khắc bia đá.

Bia vốn dùng để quan sát bóng mặt trời. Sau dùng để khi hạ huyệt, kéo lôi quan tài xuống. Rồi có người khắc chữ trên hìn, và thế là thành bia mộ. Trên bia quần thần, con cháu thường khắc chữ ca ngợi công đức của vua, cha nhằm để cho đời sau biết.

Trước mộ thiên tử trồng cây thông, mộ chư hầu trồng cây bách, mộ đạo phu trồng cây loan, mộ sĩ phu trống cây hòe. mộ dân thường trồng cây liễu.

Theo các nhà phong thủy thì dựa vào ngày sinh, ngày mất ta có thể tra cứu Trạch Quẻ để xác định 4 hướng tốt, 4 hướng xấu, chọn các ngày tốt giờ tốt để di quan, hạ huyệt, để mong người chết lưu phúc lại cho con cháu.

1. Những trường hợp chôn mộ nơi xấu:

– Không chôn mộ nơi có nước đọng lại, có nghĩa là long mạch phải chảy, không bị cắt đứt, con cháu sẻ bị thận, hư răng, đau lưng, những bệnh không vận động sẽ phát sinh, chết bất đắc hay tuyệt tự, không con trai nối dõi.

– Không chôn mộ gần các cây lớn để rễ cây đâm vào hài cốt thì con cháu bị động, đau ốm có thể năm này thì rể cây chưa ăn vào nhưng các năm tiếp theo có thể bị,

– Không chôn gần các nơi công cộng, khu vui chơi, bến xe, bến tàu, khu công nghiệp nặng, phần âm trạch sẽ bị nhiễu, con cái hư hỏng, học hành không đến nơi đến chốn, tù tội.

– Không nên đóng đinh, sắc thép vào quan tài, hoặc nếu nút áo của người chết bằng xương thú hay kim khí, cũng phải cắt bỏ, chứ không để nguyên như vậy mà chôn theo người chết. Con cháu điên khùng, ung thư.

– Mộ xây bằng bê tông cốt sắt mà bít kín mặt nấm sẽ tạo ra áp lực của nước, của khí. khi nhục thể bắt đầu thối rữa, phát sinh ra nhiệt, khiến con cháu bị huyết áp cao, tiểu đường, hay cholesterol.

– Bia mộ để dưới chân, Con cháu ngu đần, vất vả cơ hàn, nghèo đói.

– Long hổ giao nhau, núi đồi bên trái mộ và những gò đồi bên tay phải mộ, đụng vào nhau ở tiền án hay minh đường thì loạn luân, anh em dòng họ lấy nhau. (Như ngôi mộ nhà Trần kết phát 200 năm, nhưng gia tộc ruột thịt lấy nhau, vì sợ mất ngôi).

– Mộ nghịch long, tức là đầu mộ để dưới thấp, chân hướng về tổ sơn trên cao, con cháu loạn thần tặc tử, bất hiếu, bất trung.

– Mộ đang kết khí, kết thủy, kết mối mà bốc mộ dời đi: Con cháu suy sụp, chết bất đắc




– Trùng táng hay trùng huyệt, tức là chôn nhằm chỗ mà trước đây đã có người chôn rồi; hoặc có xương thú như voi, trâu, bò: Con cháu bị bệnh nan y và chết trùng tang liên táng. Nghĩa là nhiều người chết liên tục trong vòng 3 năm.

– Trong gia đình có người chết trôi, chết nước phải lo đoạn nghiệp , vì sợ về sau sẽ có người chết chìm nữa.

Địa lý âm trạch (về mồ mả) những trường hợp đặt sai hướng mộ, đặt sai huyệt vị, đặt sai ngày giờ, hoặc phạm xung sát… đều phát tác rất nhanh, có trường hợp phạm nặng, phát tác ngày trong vòng 3 ngày sau khi đặt mộ, chậm nhất sau 3 năm cũng đã phát tác.

Trường hợp mộ bị động do thay đổi địa chất, rễ cây đâm vào, trâu bò đánh phá hoặc do nhiều tác nhân khác, chỉ cần tu sửa lại, sắm bát cơm quả trứng, chai rượu, vàng mã, quần áo mã và con ngựa mã, trầu nước hương đăng (có điều kiện thì lễ lớn hơn) tạ lễ thổ thần là được.

Nếu muốn đổi vận phát tài phát phúc cho gia đình, phải chọn được ngôi đất mới thích hợp, Chú ý nhận biết nơi khởi đầu và kết thúc, dừng tụ của sơn mạch, thủy lưu điểm trúng kết huyệt, tìm kiếm phát hiện hình mạo hướng bối của long hổ triều ứng, để định huyệt vị tọa hướng, lại phải biết tuổi người chết có hợp để phù hộ lưu phúc cho con cháu hay không.

Tuyệt đối không nên động chạm nếu không gặp trường hợp phải di dời cho dự án chẳng hạn, không nên “Ma ngủ lại rủ ma dậy”.

2. Lựa chọn những nơi đất chôn mộ tốt:

Dấu hiệu nhận biết huyệt cát:

– Nhập thủ đầy đặn: nhập thủ là nơi long mạch vào mộ. Nếu nơi đó hơi lồi như mu con rùa, đầy đặn, cỏ cây tươi tốt thì nên chọn để đặt mộ, gia chủ và con cháu sẽ phú quý.

– Màu sắc đất: sau khi đào thấy đất ở dưới mịn, có màu ngũ sắc, màu hồng vàng, màu son đậm, màu hồng có vân. Đất này gọi là ” Thái cực biên huân”.

– Đồi đất và dòng nước bao bọ: huyệt mộ nằm trong thế này được xem là huyệt quý.Để đảm bảo huyệt cát, khi đào huyệt thường dùng đất ngũ sắc, hoặc đất hồng sắc để chôn mộ, chôn tiểu quách. Ngoài ra, đất ngũ sắc và đất hồng sắc có tác dụng kết dính thành một khối khi gặp nước, đảm bảo huyệt mộ yên vị và không ngấm nước và trong quan.

– Gia chủ và con cháu sẽ gặp đại cát, đại lợi.

– Kỵ nhất là huyệt là nơi đất đá, có chứa nhiều rác rưởi, hoặc có nguồn nước thải bị ô nhiễm. Đào lên ở đáy huyệt phải có mạch nước ngầm chảy dưới huyệt. Màu sắc của nước trong xanh, mùi thơm, tránh nước bị ô nhiễm hoặc nước có mùi hôi. Những huyệt ở đồng bằng, ruộng thì kỵ không có nước ở dưới huyệt.

– Ở các vùng nghĩa trang nơi quy tập nhiều mộ, thường bị tình trạng quá tải về diện tích, các mộ chen lấn nhau. Tránh huyệt bị các mộ xung quanh lấn chiếm, hoặc nằm án ngữ ngay trước phần mộ, hoặc đâm xuyên vào 2 bên cạnh mộ. Nếu chọn được huyệt phía trước rộng thoáng, lại nhìn ra ao hồ hay sông suối là đắc cách(tốt). Trường hợp đất đai quá hiếm không chọn được huyệt có phía trước thoáng rộng thì tối thiểu cũng phải có một khoảng đất trống nằm ngay phía trước huyệt mộ.

Quan sát cẩn thận hệ thống đường đi xung quanh huyệt. Nếu huyệt có đường đi đâm thẳng vào giữa hoặc đâm xuyên sang hai bên thì gia chủ bị bại không thể dùng. Đường đi sát ngay phía sau huyệt cũng tối kỵ chủ tổn hại nhân đinh. Tốt nhất chọn huyệt nơi yên tĩnh xa cách với đường đi lối lại quanh khu vực mộ.

Ở vùng núi non thì cần thẩm định huyệt theo những tiêu chí của địa lý chính tông. Huyệt cần được bao bọc có long hổ hai bên ôm lấy huyệt(hai đồi núi ôm lấy nhau, mộ ở phần giữa), phía sau có cao sơn che chắn, phía trước có minh đường thuỷ tụ…

Các bạn lưu ý rằng, nên nhờ một thầy chuyên gia có kinh nghiệm Phong Thuỷchính tông tiến hành xem xét cẩn thận trước khi chôn, nếu không biết mà tự ý tiến hành thì sẽ dẫn đến những hậu qủa khó lường.

Nếu đã có nghĩa trang của dòng họ được thiết kế sẵn từ trước thì việc này rất đơn giản vì khi lập nghĩa trang đã có các Phong thủy sư tính toán cho rồi.

– Tầm Long tróc mạch- Xác định Huyệt Khí-Mua cuộc đất đã tìm được- Tính toán, phân kim sẵn, bao gồm các bước như xác định Loan đầu,Thiên Môn, Địa hộ, xác định vị trí kết Huyệt- Tính toán thời gian đặt mộ, độ sâu và phương đặt để đạt được Huyệt Khí Bảo Châu…

– Nhiều khu vực vì đã có đất hay nghĩa trang từ trước nhưng không tụ đủ Khí phải thực hiện việc dẫn Long về để tụ Khí tại cuộc đất đã chọn. Nói tóm lại những điều nói trên rất phức tạp và là chuyên môn của các Phong Thủy Sư. Một việc rất quan trọng là phải cân được phúc đức của dòng họ của mình. Phúc phận của dòng họ đó như thế nào phải đặt vào khu Địa Huyệt có năng lượng tương đồng mới có kết quả. Không vì khu đất kết Huyệt quá to , quá mạnh, quá nhiều đời mà đặt vào khi phúc phận của dòng họ chưa đủ.Thông thường những gia đình bình thường về phúc phận chỉ cần một con giun cũng đủ cho một cuộc sống bình an, ổn định, đâu có cần tới những con Long, những Huyệt kết đắc địa.Những Huyệt lớn chỉ sử dụng cho những vị to lớn, những dòng họ đã đủ phước báu do Thiên định mà thôi(như Võ Nguyên Giáp chẳng hạn).

– Phù Địa: Là mạch đất chỗ chôn mộ ngày càng nổi lên cao, do thủy tụ làm cho đất nở trương ra. ( Khác với phù sa là đất bồi do hiện tượng xâm thực của cuồng lưu.)

– Đất xốp: Nhẹ và mịn màng gần ao hồ, sông, bể. Huyệt đào lên thấy đất đỏ mịn như tròng đỏ hột gà.

– Mộ kết: là mộ đã thụ được Linh Khí của Long mạch, tụ khí lại trong mộ và làm cho con cháu trong dòng họ đó làm ăn thuận lợi, gia đình , dòng họ thuận hòa và mạnh khoẻ. Có nhiều cách để kiểm tra mộ kết như bằng các phương pháp Cảm xạ, ngoại cảm, cảm nhận trường Khí…Có thể quan sát bằng mắt thường sẽ thấy ngôi mộ đó càng ngày càng nở ra do được tích tụ Linh khí của Long mạch, giống như những cái gò thường nổi lên do hiện tượng dư khí của Long mạch trên cánh đồng. Trên các ngôi mộ kết thường cỏ mọc rất nhanh và xanh tốt. Tại Hà Tĩnh, có ngôi mộ kết khi người nhà đi thăm mộ, khi về vứt bỏ những đoạn thân của bó hoa cúc ra ven mộ, vài ngay sau những đoạn thân đó đã mọc ra những cây cúc hết sức tươi tốt. Người xưa cũng dùng phương pháp này để xác định Huyệt kết. họ cắm những cành cây khô vào những cuộc đất nghi có mộ kết, nếu những cành khô đó nẩy mầm xanh tốt thì gần như chắc chằn nơi đó có Huyệt kết. Một quan sát khác nữa là nhìn những viên đá , bia mộ tại Huyệt, nếu mộ kết tức là làm cho những viên đá, bia mộ đó bóng loáng lên như được lau chùi bằng dầu bóng.Khi gặp trường hợp Mộ kết, tốt nhất là để nguyên không được dịch chuyển vì sẽ gây ra vô vàn rắc rối trong cuộc sống của dòng họ.

– Kết mối: Là mối (termite) tập hợp, tạo thành một lớp tường bảo vệ hài cốt kiên cố khỏi bị xâm phạm của tà khí.(Tin đồn rằng mộ ông nội của tổng thống Thiệu ở làng Tri-Thủy ở Phan-Rang kết mối)

– Kết thủy: Hay thủy tụ là hài cốt được một lớp nước trong bảo vệ qua nhiều chục năm như một thứ nước ướp xác. Nếu bốc mộ thì nước sẽ nhanh chóng hóa đục và hài cốt tức khắc ngã nàu đen. (Thầy địa lý cho rằng mộ ông nội của tiến sĩ Lê-qúi-Đôn ở huyện Duyên-Hà, tỉnh Thái-Bình, kết thủy?)

3. Thời gian cải táng và quy tập mộ:

Theo tất cả các sách từ xưa để lại, thời gian tốt nhất trong năm là từ cuối Thu đến trước ngày Đông Chí của năm. Không ai cải táng , quy tập mộ đầu năm cũng như sau Đông Chí . “Chọn lựa thời điểm để cải táng là một việc vô cùng quan trọng. Theo phong tục của người Việt Nam, người mất sau 3 năm thì cải táng, cũng là lúc con cháu mãn tang, tức là hoàn toàn hết để tang vong linh. Vì thế, việc cải tháng thường được tiến hành sau 3 năm chôn hung táng. Tuy nhiên, hiện nay thực tế môi trường địa lý và khí hậu có nhiều thay đổi, các hoá chất được sử dụng nhiều trong đất để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hiện tượng sau 3 năm xác người chết chưa phân huỷ diễn ra khá phổ biến, nên nhiều gia đình lựa chọn giải pháp là để thời gian cải tháng lâu từ 4 đến 5 năm để tránh hiện tượng trên.Năm để tiến hành cải táng phải lựa chọn theo tuổi của vong, tránh những năm xung sát. Ngoài ra còn phải căn cứ theo tuổi của trưởng nam trong nhà, vì khi vong đã mất thì mọi sự may rủi đều gánh trên vai của người trưởng nam. Năm để tiến hành cải táng cũng phải được phù hợp với tuổi của người trưởng nam.
Sưu tầm ở đây !