Thứ Ba, 2 tháng 6, 2020

THIÊN ĐỊA CHÂN THẦN (Huyền không đại quái ) Hồi 1 (còn tiếp )

 Tôi khi đăng bài về Huyền không phi tinh thì bị người của phái Huyền không đại quái cà khịa ,  HK Phi Tinh là ngụy pháp , HK Phi tinh là tiểu huyền không .
Ta đây mới là chính pháp nè ,  là đại pháp nè , rất chi là láu cá , lưu manh . Bực mình thật , tại vì mình không biết nó ( HKĐQ) thế nào nhưng nó thì lại biết mình .
Đành phải bỏ ra chút thời gian xem nghiên cứu Huyền không đại quái xem nó thế nào !
 Thì nó cũng như các phái phong thủy khác thôi . Chẳng qua phái này ở Việt Nam bị lưu manh hóa quá nhiều .
 Bài này là mở đầu chuyện về Huyền không đại quái , dĩ nhiên còn nhiều chương nữa , các bạn từ từ đợi xem .  ( Tôi vừa kể chuyện , vừa dẫn giải nền tảng lý thuyết của Huyền không đại quái từ thấp đến cao , từ nông cạn nhất đến sâu xa nhất . Bằng phương pháp khoa học nhất . Chứ không phải theo cái kiểu lưu manh của mấy người phái này ở Việt Nam đã dẫn giải , vừa lưu manh (Nói không rõ ràng , đánh đố , nói đầu giấu đuôi ...vv Tạo sự tò mò  kích thích người nghe để trục lợi )  lại thêm nữa yếu kém kiến thức , không đủ trình để trình bày chân nghĩa của vạn pháp qua ngôn từ !

THIÊN ĐỊA CHÂN THẦN (Huyền không đại quái ) .
Thiên địa chân thần ( Tên này tôi đặt , chính cái tên cũng đã đại khái rồi  ) . Bài này rất quan trọng vì học Huyền không đại quái các bài sau như hợp thập , đồng nguyên long ...vv  . Có thể bỏ qua chứ bài này không nắm được chân tủy coi như anh chẳng biết gì về đại quái cả .

A/ Các môn cổ học đông phương huyền bí không nằm ngoài ĐỒ - THƯ  Tiên-Hậu bát quái . Âm - Dương thuận nghịch . Đây cũng chính là Chân Thần là Tâm Dịch là Vô tự thiên thư được hình tượng khái quái hóa qua quan sát vũ trụ của người xưa .

       1 . Hà Đồ :
Hà đồ có thể tóm tắt như sau :
 
Số 5/10 tức 15, tượng trưng cho Thái Cực, cho Thượng Đế. Bốn cặp số bên ngoài tượng trưng cho Tứ Tượng, tức Vạn Hữu.

Nên ghi nhận:
             

1 + 4 = 5

6 + 9 = 15

3 + 2 = 5

8 + 7 = 15
2. Lạc Thư
Lạc Thư thường được trình bày thành ma phương như sau:

         3. Phục Hi Bát Quái thứ tự đồ 



 

Ta trông hình này như một cái cây. Thái Cực là gốc, Âm Dương là hai cành chính, vạn vật là Bát Quái, là những cành con phía trên.

Chấn, Ly, Đoài, Càn là chiều Âm tiêu, Dương trưởng, nên ta thấy Chấn chỉ có 1 Dương, Ly 2 Dương cách, Đoài 2 Dương liền, Càn 3 Dương.

Tốn, Khảm, Cấn, Khôn là chiều Dương tiêu, Âm trưởng, nên ta thấy Tốn có 1 Âm, Khảm 2 Âm cách, Cấn 2 Âm liền, Khôn 3 Âm.

Càn ở chính Nam, Khôn chính Bắc, Ly chính Đông, Khảm chính Tây, Tốn Tây Nam, Cấn Tây Bắc, Đoài Đông Nam, Cấn Đông Bắc.
5. Phục Hi Lục Thập Tứ Quái thứ tự đồ 

Ta trông hình này Thái Cực như là gốc cây; còn 64 quẻ hay vạn hữu như là những cành cây nhỏ. Như vậy Thái Cực hay Trời chẳng xa lìa vạn hữu.
6. Phục Hi Lục Thập Tứ Quái phương vị đồ
Muốn vẽ đồ bản phía dưới, trước hết ta ghi nhận:
a) Kiền là 1, Đoài là 2, Ly là 3, Chấn là 4, Tốn là 5, Khảm là 6, Cấn là 7, Khôn là 8.
b) Đoạn ta vẽ 1 vòng tròn, và chia vòng tròn làm 8 phần.
c) Ta viết xuống phía dưới sát vòng tròn mỗi quẻ 8 lầnVí dụ: 11111111 22222222 v.v...Người xưa gọi thế là nhất trinh bát hối  nghĩa là một quẻ nằm, 8 quẻ chạy.
   
  d) Trên mỗi con số, ta viết chồng lên 8 con số theo thứ tự: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.
Như vậy ta sẽ có: 
Nghĩa là ta sẽ có:
Và hình Phục Hy chu thiên dịch sau :
Phục Hy Chu dịch
7. Văn Vương Bát Quái thứ tự đồ 
8. Văn Vương Bát Quái phương vị đồ 
9. Quái biến đồ
A. 64 quẻ Dịch trình bày theo toán học

Đồ bản sau cùng xếp các quẻ theo tổng số hào Âm Dương.

Ta biết: Các quẻ Dịch được phân phối theo công thức sau đây:
(A + B)6 = A+ 6A5B + 15A4B2 + 20A3B3 + 15A2B4 + 6AB5 + B6

Ta biết A là Dương và B là Âm. Như vậy ta có:

- 1 quẻ lục Dương = Kiền ( A6 )

- 6 quẻ ngũ Dương, nhất Âm ( 6A5B )

- 15 quẻ tứ Dương, nhị Âm ( 15A4B2 )

- 20 quẻ tam Dương, tam Âm ( 20A3B3 )

- 15 quẻ nhị Dương, tứ Âm ( 15A2B4 )

- 6 quẻ nhất Dương, ngũ Âm ( 6AB5 )

- 1 quẻ lục Âm = Khôn (B6)
Ghi chú: Ví dụ 2: 6 quẻ ngũ Dương, nhất Âm, thì hào sơ quẻ 1 phải là hào Âm, rồi tiếp hào nhị của quẻ 2 và hào tam của quẻ 3 là hào Âm, v.v... chót hết là hào Thượng của quẻ đó là hào Âm (quẻ Thiên Phong Cấu = 5 Dương, 1 Âm). Nhớ phải tính bắt đầu từ hào Sơ.
B. Bát Quái trình bày theo toán học
( A + B )3 = A3 + 3A2B + 3AB2 + B3

Như vậy ta có:

- 1 quẻ 3 Dương là Kiền ( A3 )

- 3 quẻ 2 Dương, 1 Âm ( 3A2B ) = Tốn, Ly, Đoài

- 3 quẻ 1 Dương, 2 Âm ( 3AB2 ) = Chấn, Khảm, Cấn

- 1 quẻ 3 Âm là Khôn ( B3 )
☰ ☴ ☲ ☱ ☳ ☵ ☶ ☷
Kiền Tốn Ly Đoài Chấn Khảm Cấn Khôn 
C. Tứ Tượng trình bày theo toán học
( A + B )2 = A2 + 2AB + B2

Như vậy ta có:

- 1 quẻ 2 Dương là Thái Dương ( A2 )

- 1 quẻ 1 Dương, 1 Âm là Thiếu Dương ( AB )

- 1 quẻ 1 Âm, 1 Dương là Thiếu Dương ( AB )

- 1 quẻ 2 Âm là Thái Âm ( B2 )

  
Thái Dương Thiếu Dương Thiếu Âm Thái Âm

D. Âm Dương trình bày theo toán học
( A + B ) Như vậy ta có A là Dương, B là Âm.
        
Âm           Dương
10. Văn Vương Lục Thập Tứ Quái đồ

     11. Lưỡng đồ áo bí của Huyền không đại quái  


Lưỡng đồ này đồ hình vòng tròn ngoài là chu thiên dịch Phục Hy . Ở trong chính là Quy tàng dịch  đã thất truyền ! Thực ra là nó bị giấu đi và lý của nó không ngoài kinh dịch , nghịch đảo với chu dịch , bạn nào tinh ý quan sát đồ hình sẽ ngộ ra !

  12. Nội tầng phương đồ hòa viên ( Trích từ sách Huyền không đại quái )
Tầng ngoài chính là chu thiên dịch , nội tầng chính là quy tàng dịch !
Đồ hình tương tự đơn giản hơn !
B/  
1 Sách lý thuyết Huyền Không đại quái line tại đây 
2  Một số hình ảnh , văn tự sưu tầm ở các sách khác không có line 
3  Hy vọng bài viết có ích cho bạn đọc . Bài này mở đầu và tôi còn viết tiếp khi có thời gian !

Các hồi của THIÊN ĐỊA CHÂN THẦN :

THIÊN ĐỊA CHÂN THẦN (Huyền không đại quái ) Hồi 2 (còn tiếp )

THIÊN ĐỊA CHÂN THẦN (Huyền không đại quái ) Hồi 3 (còn tiếp )