Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

Đãi cát tìm vàng .

Có lẽ người xưa không có internet như chúng ta bây giờ . Thời gian chiêm nghiệm cuộc sống nhiều. Khi viết khi nói ra điều gì thì đã rõ lý rồi nên rất cô đọng súc tích . Lời lẽ rõ ràng không dư chẳng thiếu . Mỗi câu mỗi ý . Nói một phải hiểu mười mới thông rõ được đạo thánh nhân . Nay hậu học chẳng rõ điều này có chút chữ nghĩa , một vài văn bằng , đọc vài cổ thư với hai ba ý tưởng rồi viết một bài vài ngàn chữ cho rằng đạo địa lý ta bắt chước tàu mê hoặc lòng người . Nay tôi rỗi rãi sưu tầm lại lời người xưa mong giúp được những người có duyên . Làm sáng tỏ mối đạo
 VỀ LA KINH 

Tiền nhân chế tạo ra la kinh để xem xét, về thể chất rất tinh vi, về dụng sự rất rộng rãi.

Mỗi chữ đều huyên vi, mỗi nét đều bí ẩn , trong đó mổ xẻ ra được tinh chất về thư hùng giao

cấu của lòng; diễn thấu được sự bí ẩn về nhị ngũ, thái cực của huyệt; hiểu cùng tận về bí ẩn

của sa, thấu triệt được sự thần diệu của thủy. Phân tích được sự sai khác, không vong, sát

diệu. Phát giác được những điều bưng bít từ trước tới nay chưa rõ. Phân biệt rõ ràng được

hành độ của tinh tú cát hung. Định được cơ khí động tĩnh của 4 mùa. Các tầng thứ của la tinh

minh bạch, được xúc tượng và biến hóa vô cùng ! Tín thực thay ! Dọc, ngang cả trời đất; bao

gồm cả muôn vật đầy đủ cả thể, dụng; muôn đời xác nhận không thể di dịch; mà sao những

người đời học về nghệ thuật địa lý, không biết lấy la kinh để tính theo thứ tự của mỗi tầng, đã

ghi chép phân minh để mà vận dụng ? Tôi thiết nghĩ: không phải là bậc thánh nhân không thể

làm ra la kinh ! Không phải là bậc thông minh không thể giải thích nổi ý nghĩa thâm thúy, cao

siêu như vậy. Thánh hiền xưa đã phát minh rõ ràng, mọi bản có thể suy xét, đều sử dụng thích

hợp, tại người ta không biết dùng ? mà coi như vật bỏ quên ! Thánh hiền đời xưa đã xét kỹ,

những điều đáng chép mới chép, những gì nên bỏ thì bỏ. Nếu ngày nay ta bỏ 1 điều nào đó mà

không dùng, há chẳng lầm lẫn lắm sao ? Tôi sợ rằng, đêm tối mập mờ, 1 mắt tự đui, nên tôi

không cần màn vẽ nho học, chẳng kịp đợi thầy truyền khẩu dạy nữa. Hơn 30 năm sưu tập địa

lý, mặc dầu tôi chưa tiết lộ được huyền bí ẩn, phơi bày được thân cơ của địa lý, khám phá

được kỳ diệu của quỷ thần, nhưng tôi cũng chiết trung các lý thuyết, để có thể bên trong biết

được thế nào là loan đầu, ngũ cát, tứ hung; bên ngoài xét biết được lòng thế nào là tiên thai,

hậu phục. Xét không sót 1 điều nào về sinh, tử của sa rành rõ hết những sự minh ám của thủy.

Lại hơn 10 năm lo nghĩ làm sao cho khoa âm, dương học được vắn tắt thích hợp với những

hình ảnh sách vở, bản đồ. Tôi có đọc cuốn thơ Bạch Phương Tiên thấy rằng đã phát giác nhiều

điều mà các sách chưa biết. Tôi đã khổ công nghiên cứu, nhưng vẫn còn hoài nghi, nên sớm

hôm, tôi dãi nắng dầm mưa, nằm sương gió, dằm giày cỏ, lặn lội, vượt suối qua đèo, đến khắp

các ngôi mộ danh tiếng ở các làng xa xôi để nghiên cứu không còn sót chỗ nào và sau đó mới

gom góp sách vở của Thánh hiền, viết thành cuốn La kinh thấu giải, diễn giải từng tầng, từng

chữ của La kinh, để phổ biến ra khắp mọi nơi mong rằng mọi người lấy đó có thể sử dụng mà

không sai lầm và để tinh thần địa lý không bị mai một đi.
BẠCH PHƯƠNG THÔN THI
Phiên âm:
Giả am sơn thủy, Mậu la kinh
Phương thôn ninh tri, hữu giám lâm
Khí mạch điều vô, long khứ viên
Tinh thần không chỉ nghĩ nê xâm
Hoàng tuyên ảm ảm bị thanh cốt

Hồng nhật chiều chiều ân hắc tâm
Nhược vị cơ hàn, hành đạo thuật
Tối lân, tố đức họa do thâm
Giải nghĩa:
 Dẫu am tường vẽ sơn thủy, mà sai lầm về cách sử dụng la kinh, chỉ độ 1 tấc
vuông thôi, là đấng tối cao đã soi tới như gương chiếu ! Nếu táng vào nơi long còn đi xa, khí
và mạch phẳng lặng, không khoáng, sơn, sa là chỉ dẫn cho mối, kiến, bùn vào huyệt. Vong
hồn người ở chốn suối vàng, thê thảm về nắm xương tàn ! Mặt trời đỏ chói sẽ in vào quả tim
đen của con người làm càn. Nếu chỉ vì cơm áo, mà làm thầy địa lý tác hại người ta ! Rất
thương hại cho thấy thật thất đức đó, tội lỗi còn nào bằng.
Thầy Chu tử nói rằng: có thiên lý thì hẳn có địa lý; có tâm địa thì hẳn có âm địa. Lại nói
khi chưa táng mộ ở đất đầu núi, trước hãy xem người trong nhà đã; người trong nhà mà vô
phúc, thì đất ở đầu núi kia cũng bất linh. Sơn xuyên có linh, mà không có chủ, hài cốt có chủ
mà không linh, nếu không gặp thầy địa lý tinh thông thì cũng không tìm thấy, ngôi đất lớn sẽ
đợi người có phúc.
Ngày 1 tháng 5 năm Quý Mùi, đời vua Đạo Quang năm thứ 3
Tại Thái Nguyên tứ hợp đường
Âm, dương học, huân thuật: Vương – Đạo – Hanh, đã tự thích sơn phòng
Trích trong la kinh thấu giải !

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

Âm lịch Việt Nam và Trung Hoa tương đồng và dị biệt !
































MỞ
: Trên một cuốn lịch chúng ta thường dùng hiện nay luôn có 4 loại lịch .
  1.  Đó là dương lịch tính  theo chu kỳ quay của trái đất xung quanh mặt trời .
  2.  Đó là âm lịch tính theo chu kỳ quay mặt trăng xung quanh trái đất 
  3.  Đó là lịch tiết khí một loại lịch cổ chia thời tiết một năm thành 24 khí 72 thời hậu .
  4.  Đó là lịch can chi , lịch này chia một năm chỉ có 360 ngày coi như  một hệ đo hay một công cụ  để đo thời tiết của cổ nhân thì sẽ dễ hiểu hơn .
Vậy nói về  âm lịch thì đầu tiên ta phải biết chu kỳ quay của mặt trăng xung quanh trái đất là 29 rưỡi gần 30 ngày . Số liệu tham khảo tại đây !
Ai cũng biết sự ảnh hưởng của trăng đối với trái đất lên sức khỏe con người  . Nên người xưa làm lịch riêng về nó để áp dụng vào cuộc sống . Cách làm lịch âm theo trăng cũng tham khảo  ở đây !
NHẬP:  

Ngày 8/8/1967 chính phủ VNDCCH ra quyết định cải cách âm lịch. Qua sự cải cách đó tết Mậu Thân ở miền Bắc tới sớm hơn ở miền Nam (theo lịch cũ) một ngày ( 29/1/68 và 30/1/68).( Trích ở đây )
Do sự cải cách này này mà từ đó đến nay , âm lịch Việt Nam và Âm lịch Trung Quốc có lúc ngày tháng giống nhau , có lúc khác biệt . Mà thực chất hoàn toàn khác biệt .
 Để làm rõ sự khác biệt đó ở đây lấy thời điểm tết Mậu Thân năm 1968 ra phân tích chúng ta sẽ thấy rõ .
Lịch pháp có 1 nguyên tắc cứ ngày sóc là ngày mùng 1 . Vậy ngày mùng 1 miền nam và miền bắc khác nhau như thế nào ?
 Theo lịch ông Hồ Ngọc Đức thời điểm sóc để căn cứ tính ngày mùng 1 âm lịch là ngày 29/1 lúc 23:29 Dương Lịch  ( số liệu ở đây )
Một số liệu khác của nước ngoài đó là thời điểm trăng non ( New moons) năm 1968 . Ngày trăng non chính là ngày sóc . Âm lịch qui định ngày đó chính là ngày mùng một của mỗi tháng .


Và hình cuối cùng này chứng minh ta hay tàu tính lịch chuẩn hơn .