Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

PHƯỚC DUYÊN CỦA NGƯỜI ĐƯỢC ĐẤT KẾT

PHƯỚC DUYÊN CỦA NGƯỜI ĐƯỢC ĐẤT KẾT 
( Trích từ địa lý Tả-ao )

(85) Ngôi đế vương mặt trời chẳng giám
(86) Huyệt công khanh không kiếm ai cho
(87) Đất khai hoa nhìn xem cho kỹ
(88) Thấy thì làm chớ để lưu tâm
(89) Trên sơn cước xa xăm cũng táng
(90) Dưới bình dương nửa tháng cũng đi
(91) Minh sinh ám tử vô di
(92) Coi đi coi lại quản chi nhọc nhằn
(93) Quả nhiên huyệt chính long chân
(94) Tiêu sa nạp thủy chớ lầm một ly
(95) Táng thôi phúc lý tuy chi
(96) Trâm anh bất tuyệt thư thi gia truyền Những kiểu đất quá lớn sinh được Thánh Vương đã đành không dám nghĩ đến, mà ngay những kiểu đất Đế vương những người ít đức cũng nên làm ngơ để đó cho Trời sắp đặt.
(85) Ngôi đế vương mặt trời chẳng dám Tuy nhiên ngôi Công hầu, Khanh, Tướng không phải là không có; những vị phúc đức có thể hy vọng lắm. Ngay những người phúc đức vừa phải nếu được ngôi đất Công hầu, Khanh, Tướng mà biết tu thân tạo đức thì chỉ gặp gian truân trắc trở một thời gian đầu rồi sau cũng được hưởng đất đó.
(86) Huyệt công khanh không kiếm ai cho Ở những tay Long Hổ, Án. Sa những ngôi đất Đế Vương có rất nhiều đất kết Công hầu, Khanh, Tướng. Nó là kiểu bàng của kiểu chính.

(87) Đất khai hoa nhìn xem cho kỹ
(88) Thấy thì làm chớ để lưu tâm
(89) Trên sơn cước xa xăm cũng táng
(90) Dưới bình dương, nửa tháng cũng đi Hoa là phần tinh túy của cây do nhựa cây tạo ra thì đất có tú khí ở bên trong cũng có thể tụ kết ở đâu để hiện ra huyệt kết: Oa, Kiềm, Nhũ, Đột, những huyệt kết này là tinh hoa của đất hay là hoa địa của đất. Đất khai hoa là kiểu đất kết, nếu thấy thì nên làm tùy duyên, tùy đức, cho những ai có duyên có đức.
(87) Đất khai hoa nhìn xem cho kỹ
(88) Thấy thì làm chớ để lưu tâm Đã làm thì có ngại gì xa xăm mệt nhọc, ngại gì sơn cước hay bình dương:
(89) Trên sơn cước xa xăm cũng táng
(90) Dưới bình dương nửa tháng cũng đi Kiếm được đất tốt rồi muốn để mả phải điểm huyệt. Điểm huyệt là kiếm chỗ nào tụ khí ở huyệt tràng mà chôn xương người chết xuống đó. Khi điểm huyệt phải phân kim làm sao thu được cái sáng, cái sinh của Sa lẫn Thủy và tiêu được khí xấu khí ác của sa, thủy đi. Làm như vậy gọi là: thu minh sinh, phóng ám tử. Những sách địa lý viết tiếp của chúng tôi sẽ nói đến phân kim
(91) Minh sinh ám tử vô di Việc phân kim, tức thu minh sinh phòng ám tử rất khó khăn nhọc nhằn, vì phải cân nhắc cho thật kỹ. Càng kỹ càng tốt, cần chỉ làm một lần xong tác phẩm đó chứ không thể để mả xuống rồi thấy sai lại đào lên làm hai.

(92) Coi đi coi lại quản chi nhọc nhằn Nếu có huyệt tốt mà tiên sa nạp thủy rất đúng không lầm lẫn gì cả thì:
(93) Quả nhiên huyệt chính long chân
(94) Tiêu sa nạp thủy chớ lầm một ly Và sau khi táng xong ta phải mừng là phúc nhà đã giúp cho được đất có một phần và nhờ sự tận tâm của thầy địa lý một phần nửa. Bởi vì được đất rồi dù gia thế trước kia có hèn kém cũng có thể trở nên trâm anh, thế phiệt, con cháu gần xa đều được hưởng. Đất phát văn thì làm quan văn, đất phát võ thì hiển đạt về võ nghiệp và đất phát phú thì giầu có đời đời.

(95) Táng thôi phúc lý tuy chi
(96) Trâm anh thế phiệt thư thi gia truyền .
Trong truyện Kiều, Nguyễn Du nói nhà Kim Trong được đất phát văn như sau: Nền phú quý bậc tài danh Văn chương nếp đất thông minh tính trời Phong tư tài mạo tuyệt vời Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa Việc để đất quan trọng là như thế, cho nên những ai muốn có đất tốt cho ông cha, chớ nên coi thường, muốn kiếm một ngôi đất lớn không phải là dễ. Trước tiên phải kiếm thầy giỏi; sau nữa thầy địa lý phải kỳ công kiếm đất rồi điểm huyệt, phân kim cho thật chu đáo, mới có hy vọng. Vì vậy thiếu chi người xin để đất mà đã mấy người được toại nguyện Một thầy địa lý có khi phải dụng công học hỏi, nghiên cứu cả đời người cũng chưa chắc đã làm toàn vẹn được, nếu họ không phải là học được phép địa lý chính tông. Thầy chính tông hiện nay rất khó kiếm nhưng địa đạo diễn ca của cụ Tả Ao mà chúng tôi trình bày đây đều được các cụ giỏi địa lý công nhận là căn bản chính tông địa lý. Chúng ta chỉ cần phát huy cho biết dụng ý của nó cũng là lợi ích lắm rồi.
( Trích trong địa lý TẢ - AO )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét