Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2020

THIÊN ĐỊA CHÂN THẦN Huyền không đại quái ( hồi 5 ) còn tiếp

THIÊN ĐỊA CHÂN THẦN Huyền không đại quái ( hồi 5 ) còn tiếp 
Lưu ý : Các dòng chữ màu vàng , màu tím là những dòng chữ tôi giải rõ ý nghĩa và phản biện lý thuyết của môn phái Huyền không đại quái này 


CHƯƠNG 4: NHÂM KHÔN ẤT QUYẾT VỚI CÁC LOẠI
AI TINH
Nhất: Sơn thượng cửu tinh định cục
Giáp quý thân tham tinh
Khôn nhâm ất cự môn
Tý mùi mão lộc tồn
Tuất càn tị thị văn
Thìn tốn hợi vũ khúc
Cấn bính tân phá quân
Dần canh đinh tả phụ
Ngọ dậu sửu bật tinh
Phân chia ra làm sơn đáo hướng, hướng đáo sơn nhị bàn. Ai tinh khởi ở thông căn quyết.
Dương thuận âm nghịch luân chuyển, ngũ nhập trung cung.
Theo đó sơn thượng đáo hướng, hướng thuỷ cần được đồng nguyên hợp long tọa.
Theo đó hướng thượng đáo sơn, long sơn cần được đồng nguyên hợp hướng thuỷ.
Bình Giải : Khôn Nhâm Ất quyết mà họ nói chẳng qua là họ dùng tên các ngôi sao của chòm sao Bắc Đẩu thay thế các con số của Hà Lạc mục đích là dễ phân biệt khi nó phân tầng của la kinh , hay để thành lập công thức kiểu như bên toán học người ta không thể chỉ dùng số để lập công thức mà phải dùng cả chữ và chữ cái lập công thức . Chứ chẳng có bí quyết gì như họ nói cả , các bạn cứ theo hướng của tôi viết để nhìn nhận và tư duy sẽ hiểu ngay vấn đề . Để thuận  tiện cho việc nghiên cứu tôi vẽ lại hình và ghép nó vào La Kinh các bạn xem hình vẽ dưới .

Nhâm sơn bính hướng
Nhâm ai là Cự môn, Nhâm thông Thìn, khởi Cự môn tại Thìn, Nhâm dương nên thuận ai,
Lộc tại Bính, Văn tại Mùi, Liêm nhập trung, Vũ tại Canh… Theo đó sơn thượng đáo hướng đồ:
CỰ TỐN _ LỘC LI _ VĂN KHÔN
THAM CHẤN _ TRUNG CUNG _ VŨ ĐOÀI
BẬT CẤN _ PHỤ KHẢM _ PHÁ CÀN
Bính thượng đắc lộc tồn tinh.
Bính ai là Phá quân, Bính thông Tuất, khởi Phá quân tại Tuất, Bính dương nên thuận ai,
Phụ tại Nhâm, Bật tại Sửu… Theo đó hướng thượng đáo sơn đồ:
CỰ TỐN _ LỘC LI _ VĂN KHÔN
THAM CHẤN _ TRUNG CUNG _ VŨ ĐOÀI
BẬT CẤN _ PHỤ KHẢM _ PHÁ CÀN
Nhâm sơn thượng đắc tả phụ 
Bình Giải bằng hình 
CHƯƠNG 4: NHÂM KHÔN ẤT QUYẾT VỚI CÁC LOẠI
AI TINH Tôi chỉ giải bằng hai hình này đã đủ các bạn tự nghiên cứu thêm , họ đưa ra cho nhiều làm hoa mắt chứ 2 hình tôi giải đã tóm tắt hết rồi !


Tý sơn ngọ hướng:
Tý ai là Lộc tồn, Tý thông Ngọ, khởi Lộc tồn tại Ngọ, Tý âm nên nghịch ai, Văn tại
Tốn, Liêm nhập trung, Vũ tại Mão… Theo đó sơn thượng đáo hướng đồ:

VĂN TỐN _ LỘC LI _ CỰ KHÔN
VŨ CHẤN _ TRUNG CUNG _ THAM ĐOÀI
PHÁ CẤN _ PHỤ KHẢM _ BẬT CÀN


Ngọ hướng thượng đắc lộc tồn tinh
 Ngọ ai là Hữu bật, Ngọ thông Tý, khởi Bật tại Tý, Ngọ âm nên nghịch ai, Tham tại
Càn, Cự tại Dậu… Theo đó hướng thượng đáo sơn đồ
VŨ TỐN _ VĂN LI _ LỘC KHÔN
PHÁ CHẤN _ TRUNG CUNG _ CỰ ĐOÀI
PHỤ CẤN _ BẬT KHẢM _ THAM CÀN


Tý sơn thượng đắc hữu bật tinh.

Quý sơn Đinh hướng

Sơn thượng đáo hướng đồ


Đinh hướng thượng đắc hữu bật

Hướng thượng đáo sơn đồ :


LỘC TỐN _ CỰ LI _ THAM KHÔN
VĂN CHẤN _ TRUNG CUNG _ BẬT ĐOÀI
VŨ CẤN _ PHÁ KHẢM _ PHỤ CÀN

Quý sơn thượng đắc phá quân.

Sửu sơn mùi hướng:
  

Sơn thượng đáo hướng đồ :
LỘC TỐN _ CỰ LI _ THAM KHÔN

VĂN CHẤN _ TRUNG CUNG _ BẬT ĐOÀI

VŨ CẤN _ PHÁ KHẢM _ PHỤ CÀN






Sửu Sơn Thượng Đắc Văn Khúc

Các sơn khác cũng quyền như vậy.


Nhị thập tứ sơn triều nghênh thuỷ lộ khởi tham lang thuận nghịch quyết:

1. Thiên nguyên thuỷ lộ khởi tham lang thuận nghịch quyết

Tý khởi bản cung nghịch hành,

Tốn càn càn tốn thuận hành,

Ngọ mão dậu tham tốn nghịch,

Khôn cấn khởi ngọ hành thuận

2. Địa nguyên thuỷ lộ khởi tham lang thuận nghịch quyết

Nhâm canh bính khởi tuất thuận,

Sửu mùi canh thượng nghịch luân,

Thìn tuất tuất thìn giai nghịch hành,

Giáp khởi bản cung thuận ứng

3. Nhân nguyên thuỷ lộ khởi tham lang thuận nghịch quyết

Ất tân đinh khởi tị nghịch,

Hợi tị tị hợi thuận hành,

Thân dương quý âm khởi bản cung,

Dần khởi ất hề đại thuận

Quyết này dùng phối hợp tam nguyên linh chính. Thượng nguyên và 30 năm đầu

trung nguyên lấy Tham Cự Lộc Văn Vũ 5 phương này có thủy là ngũ cát thủy, Hạ nguyên

và 30 năm sau của trung nguyên thì lấy Vũ Phá Phụ Bật Tham 5 phương này có thủy là ngũ

cát.

Đặc biệt 30 năm sau của trung nguyên và hạ nguyên thì dùng Tham lang là thôi

chiếu thần, phương vị của Tham lang nếu có thủy thì thôi tài lộc đại phát. Tại thượng

nguyên và 30 năm đầu của trung nguyên thì dùng Tả phụ là thôi chiếu thần, phương vị

của Tả phụ tinh nếu có thủy thì thôi tài lộc đại phát.
Như tý sơn ngọ hướng, dùng khẩu quyết trên khởi tham lang tại bản cung nghịch
hành, tức là Tý khởi Tham, cự tại càn, lộc tại dậu, văn tại khôn, liêm trinh tinh nhập trung
ngũ bất động, vũ đến ngọ, phá đến tốn, phụ đến mão, bật đến cấn. Trong thời gian thượng
nguyên và 30 năm đầu trung nguyên thì các phương khảm càn đoài khôn li có thuỷ là ngũ
cát thuỷ, riêng phương Mão nếu kiến thủy thì đại phát tài lộc. Trong thời gian 30 năm sau
trung nguyên và hạ nguyên thì các phương li tốn chấn cấn khảm có thuỷ là ngũ cát thuỷ,
riêng phương Tý nếu kiến thủy thì đại phát tài lộc.
Tý sơn ngọ hướng triều nghênh thuỷ lộ khởi tham lang đồ:
TỐN PHÁ _ LI VŨ _ KHÔN VĂN
CHẤN PHỤ _ LIÊM TRINH _ ĐOÀI LỘC
CẤN BẬT _ KHẢM THAM _ CÀN CỰ
Nam Phong Chú thích thêm để giải khẩu quyết:
Phần Thôi chiếu thần:
Thôi chiếu thần thượng nguyên và 30 năm đầu trung nguyên dùng Phụ tinh, hạ
nguyên và 30 năm sau của trung nguyên dùng Tham tinh, chính là kinh văn viết:
Tham Phụ bất đồng luận” (Tham tinh và Phụ tinh thì luận không giống nhau),
đúng vậy, vì Tham tinh là thượng nguyên tinh lại dùng làm cát thủy ở hạ nguyên, Phụ tinh
là hạ nguyên tinh lại dùng làm cát thủy ở thượng nguyên.
Thủ đắc Phụ tinh thành ngũ cát, sơn trung hữu thủy thị chân long” (giữ lấy Phụ
tinh để thành ngũ cát, trong núi mà có nước thì đấy là chân long), đúng như vậy, nếu
thượng nguyên mà phương Phụ tinh có nước, lại là cục thế sơn long chứ không phải bình
dương long thì có thể chắc đó là dấu tích chân long.
Phần khẩu quyết:
Tý khởi tham lang ở tại bản cung nghịch hành: Tý Tham, Càn Cự, Dậu Lộc…
Tốn tham lang khởi ở càn thuận hành: Càn Tham, Tý Cự, Cấn Lộc, Mão Văn, Liêm quy
trung cung, Tốn Vũ
Càn khởi tham lang ở tốn thuận hành: Tốn Tham, Ngọ Cự, Khôn Lộc, Dậu Văn, Liêm quy
trung, Càn Vũ
Ngọ Mão Dậu khởi tham lang ở tốn nghịch hành: Tốn Tham, Mão Cự, Cấn Lộc, Tý Văn,
Liêm quy trung, Càn Vũ, Dậu Phá, Khôn Phụ, Ngọ Bật
Khôn Cấn khởi tham lang ở ngọ thuận hành: Ngọ Tham, Khôn Cự, Dậu Lộc, Càn Văn, Liêm
quy trung, Tý Vũ, Cấn Phá
Nhâm Canh Bính khởi tham lang ở tuất thuận hành: Tuất Tham, Nhâm Cự, Sửu Lộc, Giáp
Văn, Liêm quy trung, Thìn Vũ, Bính Phá, Mùi Phụ, Canh Bật.
Sửu Mùi khởi tham lang ở canh nghịch hành: Canh Tham, Mùi Cự, Bính Lộc, Thìn Văn,
Liêm quy trung, Giáp Vũ, Sửu phá
Thìn khởi tham lang ở tuất nghịch hành: Tuất Tham, Canh Cự, Mùi Lộc, Bính Văn, Liêm
quy trung, Thìn Vũ[/B]…
Tuất [/B]khởi tham lang ở thìn nghịch hành: Thìn Tham, Giáp Cự, Sửu Lộc, Nhâm Văn,
Liêm quy trung, Tuất Vũ[/B]…
Giáp [/B]khởi tham lang ở bản cung thuận hành: Giáp Tham…
Ất Tân Đinh khởi tham lang ở tị nghịch hành: Tị Tham, Ất Cự,Dần Lộc, Quý Văn, Liêm quy
trung, Hợi Vũ, Tân Phá[/B], Thân Phụ, Đinh Bật[/B].
Hợi khởi tham lang ở tị thuận hành: Tị Tham, Đinh Cự, Thân Lộc, Tân Văn, Liêm quy trung,
Hợi Vũ[/B]…
Tị khởi tham lang ở hợi thuận hành: Hợi Tham, Quý Cự, Dần Lộc, Ất Văn, Liêm quy trung,
Tị Vũ [/B]…
Thân khởi tham lang ở bản cung thuận hành: Thân Tham[/B]…
Quý khởi tham lang ở bản cung nghịch hành: Quý Tham[/B]…
Dần khởi tham lang ở ất thuận hành: Ất Tham, Tị Cự, Đinh Lộc, Thân Văn, Liêm quy trung,
Tân Vũ, Hợi Phá, Quý Phụ, Dần Bật[/B]
Xếp lại toàn bộ sẽ thấy các sơn ai tinh lần lượt được như sau:
Tý Quý Giáp Thân: Tham lang
Nhâm Mão Ất Mùi Khôn: Cự môn
Càn Hợi Thìn Tốn Tị Tuất: Vũ khúc
Dậu Tân Sửu Cấn Bính: Phá quân
Dần Ngọ Canh Đinh: Hữu bật
Vừa trùng khớp với Thế quái ca quyết của Thẩm là huyền không phi tinh, thực ra
đây chính là khẩu quyết của Đại quái, họ Thẩm hiểu nhầm và dùng nhầm, Phi tinh thực
vẫn lập bằng bàn hạ quái, kiêm ngoài 7 độ thì tạp loạn không dùng được mà thôi, dùng
thế quái lập bàn thì không nghiệm 

VH chú giải thêm phần ai tinh

Thí dụ: Ai sơn của Nhâm hướng Bính

Nhâm ai là Cự môn, Nhâm thông Thìn, khởi Cự môn tại Thìn, Nhâm dương nên

thuận ai, Lộc tại Bính, Văn tại Mùi, Liêm nhập trung, Vũ tại Canh…

Theo đó sơn thượng đáo hướng đồ:

cự tốn _ lộc li _ văn khôn

tham chấn _ trung cung _ vũ đoài

bật cấn _ phụ khảm _ phá càn

Nhâm sơn Bính hướng là 3-8 cuộc đại kị 1-6

Ta xét ai tinh sẽ thấy cung Chấn ai sơn là tham lang (1), cung Đoài ai tinh là Vũ

khúc (6). Hai cung này gọi là ngoại cung của Nhâm sơn Bính hướng. Nếu bố trí sơn (nhà

cao, cây cao,...) thì đại bại

Tương tự như vậy

Sửu sơn mùi hướng :

Sơn thượng đáo hướng đồ :

lộc tốn _ cự li _ tham khôn

văn chấn _ trung cung _ bật đoài

vũ cấn _ phá khảm _ phụ càn

Đây là 1-6 cuộc kị 3-8, hai cung Tốn và Càn ai tinh là 3-8 nên Tốn Càn là ngoại

cung của Sửu sơn Mùi hướng không được có sơn

Các cung khác cũng tương tự như vậy

Các bạn coi phần nghiệm chứng nhà Bính hướng Nhâm 347 độ


Tiên thiên mệnh quái bí thuật Liên Thành phái

1-6 kỵ 3-8 do không hợp thư hùng-Thuần dương bất sinh, dương thịnh thì âm suy nên bất

lợi đặc biệt cho nữ nhân.

4-9 kỵ 2-7 do không hợp thư-hùng-Thuần âm bất trưởng, âm thịnh thì dương suy, nên có

bất lợi đặc biệt cho nam nhân.
Dùng Cung mệnh của người so với cục của nhà và các hình thế chung quanh nhà để tìm
cát hung.
Thí dụ: Nhà Tọa Nhâm hướng Bính là cục 3-8 tức hợp với những người có cung mệnh là 3
- 8 - 2 - 7 Khắc người có cung mệnh là 1 – 6 

Bình Giải : 
Về phần Tiên thiên mệnh quái bí thuật Liên Thành phái họ ghi cái tựa đề như vầy và viết đại vào mấy câu như trên rồi thôi ý rằng muốn biết thêm phải trả tiền . Tôi không ngại khó giải rõ qua những hình ảnh tôi tổng hợp dưới đây và vạch mặt cái sai của họ cho các bạn thấy là :
TẤT CẢ NHỮNG GÌ HỌ HIỂU BIẾT VỀ MỆNH QUÁI CỦA HKĐQ NÀY ĐỀU SAI . HỌ NÓI HỌ DẪN CHỨNG ĐỀU NẰM Ở LÝ THUYẾT . CẢ CÁI LA KINH VÀ CẢ BỘ SÁCH NÀY . HỌ KHÔNG CÓ SỐ LIỆU THIÊN VĂN HỌC CỔ ĐỂ CHỨNG MINH VÀ CÁC BẠN CŨNG ĐỪNG TỰ LÝ LUẬN VỚI TÔI LÀ VÌ NGHỀ NGHIỆP HAY BÍ QUYẾT NHÉ . ( Các bạn nào trình cao sẽ nhận thấy tôi nói đúng điều này )
 Gợi ý : Một vòng chu thiên vũ trụ theo lịch cổ là 360 năm hay hai lần thượng trung hạ nguyên , hoặc sáu nguyên hay đi được sáu vòng Hoa Giáp . Các bạn nào có trình về kỳ môn hay về lịch pháp đều biết rằng mỗi một Can Chi hoa giáp trong tam nguyên đều mang một quẻ tượng , quẻ số  khác nhau cả .
 Ví Dụ : Kỳ Môn thượng nguyên giáp tý , độn cục 1 , trung nguyên giáp tý , độn cục 4 và hạ nguyên giáp tý , độn cục 7 . Hay phi tinh bát trạch thượng nguyên Giáp Tý mệnh nam nhất bạch phi , trung nguyên giáp tý tứ lục , hạ nguyên giáp tý thất xích . 
     Nhưng chỉ có một mình cái tên HKĐQ của Việt Nam này là lấy 60 hoa giáp đổi thẳng ra 64 quẻ mệnh quái và phi luôn . Công nhận chỉ có một mình một bóng , muốn dẫn đi đâu thì dẫn vậy mà 500 thí sinh của Huyền Không lý số .com vẫn cúi đầu gật gù hùa nhau khen hay ... khà khà !
Đây là ( line ) quyển sách có số liệu tôi lấy ra làm dẫn chứng !

Hướng thượng kiến sơn kiến thuỷ quyết 
Toạ sinh hướng thời nghi tú thuỷ,
Hướng khứ sinh toạ yếu cơ phong.
Toạ sinh hướng là hướng thượng tốt nhất được trống thóang hoặc có thuỷ.
Hướng sinh toạ là hướng thượng cần có thủy phía trước và sau đó lại có sơn phía sau
thủy.

Bài đọc thêm
Liên Thành Phái Huyền Không
Sự sinh tồn của nhân loại trong vũ trụ từ xưa đến nay đã có vô số lần khảo nghĩa như kiến
trúc nhà ở phải cầu được những hoàn cảnh lợi ích, che mưa tránh gió, phương tiện môn lộ, có
thủy, có quang, từ đó mà phát sinh thuyết Phong thủy như Bốc lạc của Chu Công, Thiên U của Lưu
Công đều chọn Sơn Thủy tương phối; Đến đời Tấn có Táng Kinh của Quách Phác thì đều trọng âm
dương nhị trạch. Đạo Phong thủy rất chú trọng ý nghĩa về hình thế và lý khí, cũng có sách chuyên
trọng hình thế mà không chú trọng lý khí. Ngày xưa phong thủy chân nghĩa bị Hoàng gia cất giữ
trong cung điện do sợ người vận dụng làm bất lợi cho ngôi vị, đến khi Hoàng Sào vào Trường An,
Dương Quân Tùng mới truyền bá cho dân gian chân nghĩa Phong thủy. Tuy nhiên, do người được
truyền thụ có kiến thức bất đồng từ đó mà ra phân phái hình thế, lý khí, tam hợp, huyền không
tam pháp.
Hình thế thì theo nhãn lực mà xét tới Sơn thủy,
Lý khí thì xét hình thế hợp Sơn thủy để thẩm nguyên vận mà biện cát hung;

Tam hợp là pháp xét hình thế hợp sơn thủy lấy can chi sinh vượng mộ;
Huyền không là cái thuật xét hình thế hợp Sơn thủy mà thẩm định nguyên vận hợp tiên
hậu thiên quái lý; Quái lý là cái huyền cơ thâm tạng (?) của thiên địa nên chẳng phải ai cũng có
thể thẩm thấu được, cho nên từ Dương Công về sau trong dân gian thuyết về hình thế và luận tam
hợp là rất nhiều, chiếm địa vị chủ đạo trong giới phong thủy. Đến đời Minh Thanh, Tưởng Đại
Hồng do không chịu làm việc cho ngoại di nên công danh thất chí bèn lấy Kham Dư làm tiêu khiển,
sau được Vô Cực Tử truyền cho Huyền không thuật rồi soạn bộ “Địa lý biện chính”, chú giải Thanh
nang Kinh Áo ngữ, Thiên ngọc Kinh, Đô thiên bảo chiếu kinh. Nhưng văn cú trong sách quá nhiều
ẩn ngữ, bởi cho rằng thiên cơ không dám tiết lộ cho nên hậu nhân chỉ đắc được Thư mà không
đắc được Quyết, từ đó huyền không học phát sinh nhiều môn phái vậy.
Có câu hỏi rằng: anh phong thủy, tôi phong thủy, mọi người nói phong thủy, cuối cùng thì
thế nào là phong, thế nào là thủy? Hay câu: Đại huyền không, tiểu huyền không, ai cũng nói huyền
không vậy ai là huyền, ai là không? Ở đây không nói ai đúng ai sai mà chỉ câu trong các loại học
thuyết đó, thuyết nào có lý, có chứng cứ hợp được thực dụng và có ứng nghiệm thì là loại học
thuyết nên theo, bất kể là dùng bát trạch hay tam hợp, huyền không hoặc những phương pháp
nào khác, miễn là có lợi đối với nhân loại.
Đồng một thời với Tưởng Đại Hồng (đời Minh Thanh) có Triệu Liên Thành ở Vũ Ninh thâm
đắc huyền không chân quyết, dân gian thời đó thường nói Nam Tưởng Bắc Triệu; Do Triệu Liên
Thành đơn truyền ít có người biết nên hậu thế chỉ biết Tưởng Đại Hồng là người đắc được huyền
không pháp quyết mà không biết Triệu Liên Thành.
Người được Triệu Liên Thành truyền thừa là Lưu Nguyệt Tuyền, Lưu Nguyệt Tuyền lại
truyền cho Thái Lương Tài; Thái lương Tài lại truyền cho Đông Duy Sở người Hồ Bắc; Đông Duy Sở
truyền cho Tiền Dư Anh người Vũ Ninh; Tiền Dư Anh truyền cho Trịnh Ngọc Phân và Lưu Chỉ An;
Lưu chỉ An là cháu đích tôn 5 đời của Lưu Nguyệt Tuyền, 
thông triệt Liên Thành tinh yếu, kết bạn
thân thiết với Vương Yêu Đạt, Vương Yêu Đạt sinh năm 1886 mất năm 1976, Ông là một danh y
nổi tiếng của Trung quốc và cũng là minh sư địa lý; Ông soạn quyển “ngưỡng quán phủ sát” và
quyển “Địa lý biện chính yết ẩn”, là tinh túy của Liên thành phái. Ông không sợ tiết lộ thiên cơ mà
công khai những điều Tưởng Công không dám làm nên gọi là Yết ẩn.
Ngày nay có nhiều sách viết về Liên Thành Huyền Không. Nhưng chủ yếu vẫn dựa trên 2
quyển
- Huyền Không đại Quái Ai Tinh Mật Chỉ là di thư của Triệu Liên Thành trước khi mất
- Huyền Không đại Quái Địa lý biện chính yết ẩn của Vương Yêu Đạt
Chúng ta may có cơ duyên được cao tăng hậu ái ban truyền chân quyết, nên cố gắng trau
dồi yếu nghĩa của Huyền Không Liên Thành mà đem sở học giúp đời ngõ hầu tạo phước cho dân
gian để khỏi phụ cái đại tâm của Tiên Thánh.

Không vị lưu thần
Không vị lưu thần quyết
Thủy thần suy vượng hữu quyền hành lập hướng na di yếu biện minh
Không vị lưu thần tối dịch phạm nhất ti thất sát tiện vô tình
Cự môn phiên hướng phi lâm cấn dần vị khước xưng không vị danh
Nhâm cự phiên lâm lai đáo Bính, Đinh cung không ngoại thị môn trướng
Nhược hoàn xoa cảng chi hà nhiễu trùng pha âm dương đa thụ kinh
Trùng phá dương cung nam bất dục âm cung trùng phá nữ vô thành
Đan cung trùng trứ nhân tài giảm song vị trùng lai tiện thiểu đinh
Canh lự vi quan đa bác lạc triêu đường nhất đáo họa căn sinh
Công động hách liệt minh chung đỉnh chích phạ trung đồ tẩu cẩu phanh
Mạc vị loạn lưu như chức cẩm nhất phùng thử kiếp phúc chung khinh

Xét 2 cung bên cạnh đầu hướng nếu có thủy, xem có phạm sát là không vị .
1. Nhâm sơn Bính hướng
+ Tốn tối kỵ, cung tốn thủy vi khảm (thủy lý 1 – Xem đồ hình), Nhâm sơn chấn (Sơn
thượng 3) chi sát [không hợp thư hùng, cô dương bất trưởng],

+ Tị là tứ tốn (thủy lý 4), bính hướng địa quái/thủy lý là nhị (2) khôn, khôn (2) - tốn (4)
là sát. Nhâm sơn bính hướng tị tốn thủy trùng phá giả, chủ nam nữ cụ hung. Trùng
tọa sơn quái giả khắc đinh. Trùng hướng thủy quái giả khắc đinh bại tài.
bính hướng
khôn (2 thủy lý),
+ Ngọ vị thị không vị, ai càn (6), Chấn (3)- càn (6) Tam -bát ; nhất - lục vi sát, vi khắc bại
đinh tài. 
+ Đinh vị diệc diệc thị không vị, ai ly (9), khôn (2)- ly (9) nhị cửu vi sát, vi khắc bại đinh
tài. 

Bình Giải : Cũng chẳng qua là Nhị Phiến ( 16 & 49 không hợp 27 & 38 )  chẳng còn gì khác nữa 


2. Tý sơn ngọ hướng.
Tý sơn ngọ hướng lấy bính là không vị [/B], tý sơn cửu (sơn thượng 9), ngọ
hướng lục 6, bính thủy lý nhị (2), giao phối tọa sơn (9) là sát [không hợp thư hùng, thuần
âm bất sinh hại nữ nhân], Tị thủy lý vi tứ (4), giao phối với tọa sơn (9) hướng thượng (6)
hợp.
Các cung khác cũng quyền như vậy.
CHƯƠNG 5: ĐẠI QUÁI AI TINH VỚI THÂU SƠN XUẤT SÁT
Nhất: Nhị thập tứ sơn đại quái ai tinh pháp
Tại thông căn quyết cầu thiên quái, dương sơn thì dùng nghịch ai, âm sơn thì dụng
thuận ai. Dùng để xét sơn phong sa thuỷ để thủ tài.



Bên trái là địa quái bên phải là thiên quái, các sơn còn lại cũng theo đó mà suy ra.
Xem sơn thượng bài thiên quái bên trên, đó là địa quái, thiên quái là đối cung tầm, tức
lấy đối diện lại là thiên quái vậy.
Nam Phong chú:
Đây là một phần của một trong 4 Tâm Ấn Phong thủy lý khí (khi học phong thủy
lý khí đến một mức nào đó sẽ bắt đầu tự ngộ các tâm ấn này): Điên đảo tâm ấn. Sơn
thượng thông căn bài quái bên trên chính là địa quái, lấy đối cung sẽ là số thiên quái, thiên
địa quái số hợp lại không ngoài 1 6, 2 7, 3 8, 4 9. Nếu ngoài các tổ hợp này là sai.

NVhieu chú:
Đồ hình trên để dùng để phân tích, luận tứ đại cục sát.
Nhất lục (1-6) cục vượng nhất lục vận, tam bát (3-8) là sát vận [thuần dương bất
sinh, sát nam đinh].
Tứ cửu (4-9) cục vượng tứ cửu vận, nhị thất (2-7) là sát vận [thuần âm bất trưởng,
sát nữ nhân].
Nhị thất (2-7) cục vượng nhị thất vận, tứ cửu (4-9) là sát vận.
Tam bát (3-8) cục vượng tam bát vận, nhất lục (1-6) là sát vận.
Nhập tứ sơn ai tinh chi thu sơn xuất sát.
Nhất lục (1-6) kỵ tam bát (3-8); tam bát (3-8) kỵ nhất lục (1-6).
Tứ cửu (4-9) kỵ nhị thất (2-7); nhị thất (2-7) kỵ tứ cửu (4-9).

Bình Giải bằng hình ảnh


VH: Phần này sẽ được diễn giải ở một trình độ cao hơn hoặc người có "thiên cơ"
sẽ hiểu được
Nhị: Đại quái ngũ hành.
Khảm mộc; tốn thuỷ; li đoài kim.
Cấn chấn khôn thổ; càn là hoả.
Li là nhật hề khảm là nguyệt.
Đại quái ngũ hành tiêu tai hoạ.
Cho đến nay vẫn chưa lý giải được tại sao LT lại tính như vậy
.Tam: Nhị thập tứ sơn ngũ hành (hay còn gọi Túc độ ngũ hành)


Do Nhật Nguyệt biến đổi với thời gian, vị trí Thái dương (mặt trời) và Địa cầu khi
chuyển động trong không gian qua thời gian thực tế có sự biến động, ngũ hành 24 sơn khi
xưa so với nay do đó mà có thay đổi, tuy nhiên vẫn ghi chép ra cả ở đây để người học có
thể chiêm nghiệm và đối chứng.

Nam Phong chú: như ngũ hành đại quái bên trên, căn nguyên 24 sơn ngũ hành
của Liên Thành rất khó hiểu.


 Bình Giải : Khi người ta đưa ra vấn đề gì người ta phải nói rõ đầu đuôi . Không rõ đưa ra làm gì ? Để huyễn hoặc à cho rằng mình là cao thâm huyền bí ? Toàn lừa bịp đã quen !
  Gợi ý : Ngũ hành tuy có năm nhưng do chỗ hệ thống lý luận cấu thành  ra nó lại cực kỳ rộng lớn. Riêng bảng này  đã có 3 loại ngũ hành cho 24 sơn rồi  . Ngoài thế ra,  còn có tam hợp ngũ hành , ngũ hợp hóa khí ngũ hành, nạp âm ngũ hành, chính ngũ hành, Hồng phạm ngũ hành, trung châm song sơn ngũ hành, phùng châm tam hợp ngũ hành... Thuật số truyền thống  nói về cát hung nghi kị, theo vào, tránh đi, theo hay bổ, đại thể do thế phát sinh ra. Nhân thế việc quy nạp của ngũ hành cực kỳ suy diễn  là không hợp với khoa học, thực tại là một vấn đề đáng được là đề tài lớn để  thâm nhập vào nghiên cứu.

Tứ: Sinh nhập khắc nhập quyết
Thuận giả hỉ kì sinh,
Nghịch giả hỉ kì khắc...

Cần nhất là được sinh nhập khắc nhập, tỉ hoà cũng là cát. kị sinh xuất và khắc xuất,
Sinh nhập chính là theo đó ngoại sinh nhập nội, là tiến thần,
Sinh xuất chính là theo đó nội sinh ngoại là sinh xuất, là thoái thần.
Như thuận bài thì sinh nhập là vượng, sinh xuất cũng là vượng, sinh nhập chủ cao
quan, sinh xuất chủ phú nhưng lại không quý.
Nghịch bài thì khắc nhập là tài, khắc xuất cũng là tài, chủ phú nhưng lại không
quý.
Lấy sơn bàn làm chủ với hướng thượng thuỷ thượng để luận sinh khắc.

(Nam Phong chú:
Dùng tinh tại tọa sơn làm chủ để luận, dùng tinh tại hướng và tinh tại thủy khẩu
làm khách để luận, khách sinh chủ hoặc khắc chủ là cát, chủ sinh khách hoặc khắc khách
là hung.)


Bình Giải : Quyết này trái với thực tế ,  VD : Người khóe mạnh thì cần rèn luyện dãi nắng dầm mưa để khỏe hơn nữa . Đó là khắc nhập thì tốt , cần dùng nhiều sức lực rèn thân đó là sinh xuất thì tốt . Và ngược lại kẻ yếu đuối cần nghỉ ngơi bồi dưỡng ấy là sinh nhập thì tốt sinh xuất thì xấu .
Cứ đưa ra một câu rồi gọi là quyết vậy là chẳng phải khoa học . Cần làm rõ .


Ngũ, Huyền không tam hợp yếu nghĩa
Nhất, hợp vận, hợp nguyên, hợp sinh thành (1-6, 2-7, 3-8, 4-9); hợp 5, hợp 10,
hợp 15.
Nhị, [Tọa-Long, Tọa-Hướng, Hướng-thủy]: Tọa khứ hợp long đệ nhất nghĩa, Tọa
hướng tương hợp vị nhị yếu; Hướng dữ thủy hợp thị tam chân.
Huyền không chi Long Sơn Hướng Thủy: Tọa sinh hướng thì nghi (cần phải) tú
thủy, hướng khứ sinh Tọa yếu (yêu cầu) kỳ phong.


Chương 6: Kiêm sơn và kiêm thuỷ
Kiêm sơn kiêm thuỷ:
Long Sơn Hướng Thuỷ có cái có thể kiêm dùng cũng có cái không thể kiêm dùng,
hợp ngũ (5) hợp thập (10), hợp thập ngũ (15) thì có thể kiêm dùng với nhau. Không hợp
thì không thể kiêm dùng, không thể kiêm dùng mà cố cưỡng cầu kiêm dùng thì không
tránh được hung họa, xuất quái kiêm thì đều là hung. Kiêm dùng chia ra rõ ràng: sơn có
thể kiêm hoặc không thể kiêm; thủy có thể kiêm hoặc không thể kiêm; hai cái riêng biệt
không được lẫn lộn.

Sơn thượng kiêm có: long, sơn, tọa, phong, sa tương kiêm.
Hướng thượng kiêm có: hướng, thuỷ, môn, lộ, khí khẩu tương kiêm.

Sơn thượng tý (9) quý (6)=[hợp 15] có thể kiêm dùng nhưng thuỷ lí tý (4) quý (8)
[không hợp 5, 10, 15] không thể kiêm dùng, sơn thượng tý là cửu quý là lục thành thập
ngũ khả kiêm, thuỷ lí tý tứ quý bát không hợp nên không thể kiêm dùng.

Nhâm sơn là tam (3) chấn, tý sơn là cửu (9) li, là thập nhị nên không thể kiêm
dùng, hợi sơn là nhất (1) khảm cùng với Nhâm sơn tam (3) chấn là tứ cũng không thể kiêm
dùng. Nhâm thuỷ là nhất (1) khảm, tý thuỷ là tứ lục (4), hợp ngũ nên có thể kiêm dùng,
hợi thuỷ là tam bích (3) với nhâm thủy là nhất (1) khảm, là tứ không hợp nên không thể
kiêm dùng.

CHƯƠNG 7: LONG-SƠN-TỌA-HƯỚNG-THUỶ
Nhất: Quan hệ giữa Long Toạ Hướng Thuỷ:
Lấy toạ huyệt là chủ là nội, hướng với sa thuỷ là khách là ngoại.
Lấy long là chủ, lấy toạ sơn là khách.
Lấy toạ sơn là chủ, hướng thuỷ là khách.
Lấy lai thuỷ là chủ, khứ thuỷ là khách,
Long hợp toạ, toạ hợp hướng và lai thuỷ, hướng hợp khứ thuỷ.
 

Dương Long (+) cần phải lập âm Chi (-) tọa hướng, dương tọa (+) thì tất cần âm
hướng (-).
Như Càn long lập tý sơn ngọ hướng vậy,
+ Càn tứ (4), Tý cửu (9), tứ âm (4-) cửu dương (9+). Long với tọa nhất âm
(-) nhất dương (+),
+ Tý sơn cửu (9), ngọ thuỷ lục (6), cửu dương (9+) lục âm (6-) hướng thuỷ
cũng vậy là nhất âm (-) nhất dương (+).
(Nam Phong chú:
Phần này tuy ngắn nhưng rất quan trọng chớ nên khinh xuất xem nhẹ, sách Thiên
Ngọc viết: “Càn sơn Càn hướng thủy lưu Càn, Càn thượng cao phong xuất trạng nguyên,
Khôn sơn Khôn hướng Khôn thủy lưu, phú quý vĩnh vô hưu”. Cẩn thận mà xem xét thì đều
nằm trong cái quan hệ long tọa hướng thủy này hết. Dương tất cần Âm phối, Âm tất cần
Dương phối, mới có giao cấu sinh thành, đó mới là chân chính pháp. Tịnh âm tịnh dương
(âm long lập âm hướng thu âm thủy, dương long lập dương hướng thu dương thủy) thực
sự là ngụy pháp Tam hợp.
Quan hệ chủ khách là quan trọng trong luận sinh khắc tiết sát, Bảo Chiếu viết:
“Chủ nhân hữu lễ khách tôn trọng, khách tại Tây hề chủ tại Đông”, như tọa Mão hướng
Dậu, tọa Đông hướng Tây, chủ Đông khách Tây, chính là khách tại Tây hề chủ tại Đông).

Nhị : Khai khiếu phát tú

Sơn long mà không phát tú, thì có quý mà không vinh hiển, không khai khiếu, thì nhân đinh sẽ không phồn vượng.
Dùng tiên hậu thiên hỗ Tham. Long ở hậu thiên phương có phong là khiếu, Tiên thiên phương có thuỷ là tú.
Nhâm Tý Quý long, tất cần mùi khôn thân phương kiến phong, canh dậu tân phương hội thuỷ. Do Nhâm Tý Quý là tiên thiên khôn vị, canh dậu tân là tiên thiên khảm vị.

Bính ngọ đinh long, lấy tuất càn hợi là khiếu, tất cần tuất càn hợi phương có phong, lấy giáp mão ất là tú, giáp mão ất phương có thuỷ. Do bính ngọ đinh là tiên thiên càn vị, giáp mão ất phương là tiên thiên li vị. Dụng hậu thiên ứng tiên thiên, cho nên tuất càn hợi phương cần phong, giáp mão ất phương cần thuỷ.

Khai khiếu phát tú biểu :


Tam: Hướng thượng kiến sơn kiến thuỷ quyết

Toạ sinh hướng thời nghi tú thuỷ,

Hướng khứ sinh toạ yếu cơ phong.

Toạ sinh hướng là hướng thượng tốt nhất được trống thoáng hoặc có thuỷ.

Hướng sinh toạ là hướng thượng cần có thủy phía trước và sau đó lại có sơn phía

sau thủy.

Đã đăng trong chương Đặc Biệt

Tứ: Tự khố thuỷ tá khố thuỷ quyết

Đương nguyên thuỷ chính là tự khố, hợp với nguyên vận thì là tá khố.

Đương vận chi thuỷ thì lực đại.hợp vận chi thuỷ thì lực tiểu.

Lấy thuỷ lí bài quái để mà luận.

Như nhất vận đắc nhất khảm thuỷ là tự khố thuỷ, nhất vận đắc tứ tốn, lục càn,

cửu li chi thuỷ là tá khố thuỷ.

Nam Phong chú: nói hợp nguyên vận ở đây chính là 1 6, 4 9 vận cùng hợp với

nhau (Kim Thủy tương sinh); 2 7, 3 8 vận cùng hợp với nhau (Mộc Hỏa tương sinh), chứ

không phải là thượng, trung, hạ nguyên hợp nhau.

Ngũ: Đắc thời đắc vị quyết

Đương vận chi thuỷ thì xưng là đắc thời, hợp vận chi thuỷ thì xưng là đắc vị. Đắc

thì đắc vị dần táng mão phát, phú quý cửu trường.

Cũng như trên lấy thuỷ lí bài quái để luận.

Lục: Đồng tôn thuỷ sổ tiền thuỷ

Đồng toạ lai thuỷ xưng đồng tôn,
Hợp hướng khứ thuỷ hào sổ tiền.
CHƯƠNG 8: THÀNH MÔN VÀ THÀNH MÔN AI TINH
Nhất: Thành môn
Chia ra làm thành môn sơn và thành môn thủy.
Nơi khuyết khẩu là thành môn, lấy Sơn Là Thành Khuyết Khẩu Xứ Là Môn (hình tựa như
tòa thành trì có một cửa mở ra)

Nơi thủy bao ba bên bốn bề, có nơi xuất thủy là thành môn, lấy Thuỷ Là Thành và nơi 
Thủy Xuất Là Môn. 
Thành môn chủ yếu cần đồng nguyên hợp quái hoặc hợp ngũ hợp thập hợp
thập ngũ.
 

Thí dụ:
Tý sơn bài quái tại cửu, ngọ hướng tại lục[thuỷ lí bài quái], có càn tốn là thành môn, thành
môn chủ yếu phải hợp lai khứ, do thuỷ lí càn bài cửu, nếu như là thuỷ lai thì với tý sơn đồng vận;
nếu là thuỷ khứ ngọ, ngọ hướng là lục, với càn cửu hợp thập ngũ. Tốn thuỷ bài tại nhất, lai thuỷ
với tý sơn nhất cửu hợp thập, ngọ hướng khứ thuỷ, ngọ hướng lục là nhất lục cộng tôn.
Trong trường hợp lai khứ thuỷ không nhất định, thành môn thì lại không thể di chuyển,
cho nên nếu khả lai thì lại bất khả khứ vậy, nếu là khả khứ thì lại là bất khả lai vậy, nói chung lại
thì 
lai thủy cần phải hợp tọa, khứ thuỷ cần phải hợp hợp hướng, đây là nguyên tắc chung để
định thủy lai khứ
.
CHƯƠNG 9: KINH THIÊN NHẤT QUYẾT TỐI VI CƠ
Kinh thiên nhất quyết [/B]
Càn sơn càn hướng thuỷ lưu càn, càn phong xuất trạng nguyên.
Mão sơn mão hướng mão nguyên lưu, sậu phú thạch sùng tỉ.
Ngọ sơn ngọ hướng ngọ lai đường, đại tướng trị biên cương.
Khôn sơn khôn hướng thuỷ khôn lưu, phú quý vĩnh vô hưu.

Tý, cấn, tốn, dậu tứ sơn hướng thuỷ cũng là như nhau. Đây chính là sơn, hướng, thuỷ đồng tại nhất quái chi nghiệm.
CHƯƠNG 10: LUẬN HÌNH
Nhất:
Ngũ tinh: lấy theo sơn hình mà nói:
Đắc vị là: trung thổ, đông mộc, nam hoả, tây kim, bắc thuỷ.
Đắc sinh: kim sinh thuỷ, thuỷ sinh mộc, mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim.
Nam Phong chú:
Liên Thành bí bản rất nhiều chổ chỉ ghi vắn tắt, vốn là mật truyền trong môn phái
nên nếu người đọc không rõ có thể không hiểu hoặc dùng nhầm. Đắc vị như trên chính là
như tại phương Đông thấy sơn hoặc nhà cửa cao tầng hình Mộc là đắc vị, nếu sơn mộc
tinh uy nghi (dương mộc) mà tại phương giáp thì dương mộc đắc vị và hiển cách, nếu tại
phương mão ất thì đắc vị mà không hiển cách(âm dương sai lệch), nếu sơn mộc hình thô
ác thì đắc vị nhưng sinh người hiểm ác. Đắc sinh như trên là ví dụ tại phương Dậu có sơn
hình thủy mềm mại thì đắc sinh do được Tây kim sinh thủy, nếu hình thủy như thô ác thì
đắc sinh nhưng lại có hậu họa về sau hoặc có người yểu mệnh.
Nhị:Cao đê (nơi cao và nơi thấp)Nếu đắc lệnh thì cần cao, nếu thất lệnh thì cần thấp.
Như thổ tinh kết huyệt, mộc tinh sơn phong cao là sát, nhưng nếu là hoả tinh cao
thì lại tốt do thụ được khí, hoả tinh thấp thì thổ tinh không thụ được khí lại phải luận là
sát.
Tam: Quỷ diệu
Quỷ là tử khí, diệu là sinh khí.
Sau huyệt sa quay đầu mà đi là quỷ, nếu sa ở lại chầu về huyệt là diệu; thuỷ khúc
khúc chiết chiết, nhất quái thuần thanh đi mà như lưu luyến muốn ở lại là diệu, đi thẳng
một mạch chẳng quay đầu là quỷ.
Tứ:
Tam dương lục tú nhị thần
Tý sơn lấy ngọ là tam dương, khôn tốn là lục tú, cấn càn là nhị thần. Dụng bài quái
pháp, sơn thượng tý tại cửu, thuỷ lí khôn bài tại tam, đắc sơn cửu thuỷ tam là li (cửu là li,
tam chấn tiên thiên cũng là li, chấn tiên hậu thiên đại hoàn nguyên). Khôn thông cấn, cấn
bài tại thất, sơn đắc cửu, thuỷ đắc thất(là tiên thiên càn đoài đồng cung), tốn bài tại nhất,

đắc sơn cửu, thuỷ đắc nhất, là hợp thập, tốn thông càn, càn bài tại cửu (thuỷ lí) đắc sơn
cửu là đồng quái.
Nhâm sơn lấy bính là tam dương, mùi thìn là lục tú nhâm canh là nhị thần, sơn
thượng nhâm là tam, thuỷ lí mùi tại cửu, đắc sơn tam thuỷ cửu, là li (chấn tam hoàn
nguyên) mùi thông nhâm, do nhâm là mùi thuỷ lí thông căn, thìn thuỷ lí bài tại thất, đắc
sơn tam thuỷ tứ là phong lôi tương phổ.
Quý sơn lấy đinh là tam dương, thân tị là lục tú quý tân là nhị thần, sơn thượng
quý lục, thuỷ lí thân thất, đắc sơn lục thuỷ thất (là hậu thiên càn đoài đồng cung) thân
thông quý do quý thân thuỷ lí thông căn. Tị thuỷ lí bài tại tứ, đắc sơn lục, thuỷ tứ, là hợp
thập, tị thông tân, tân thuỷ lí bài tại nhị, đắc sơn lục thuỷ nhị là càn khôn định vị.
Tam dương lục tú nhị thần phương tốt nhất là có thuỷ.
Phần cuối
Địa là khí thượng hành nên thành là chất, thiên là chất hạ trầm nhi thành ra khí,
cố địa lí lấy hình làm đầu, khí tắc sau đó theo hình mà thành, hình khí giao thì thành cái
thật, chất là cái hình thành nên hình dáng sơn xuyên trên địa cầu này, mỗi cái đều có hình
thủ nhất định. Khí là cái vô hình được phóng thích ra từ sự lưu chuyển của nhật nguyệt,
tuỳ thời mà động, tùy thời mà biến đổi. Khí vốn là biến động mà không cố định, vì vậy mà
cát hung cũng theo đó mà thay đổi, họa phúc theo đó mà thay đổi. Đây là sự luân chuyển
của thiên thời, không phải là việc ma quỷ gì cả. Con người cư trú và sinh sống, phải theo
hình thế của địa và thụ khí của thiên, từ đó mà có cát hung sự việc. Dưới chân là đất đã là
như vậy, trên đầu thiên khí đã là như vậy, con người ở giữa chịu lấy cái cát hung. Ngày
vốn bắt đầu ở phương đông, đến nam thì nóng nhất, đến tây bắt đầu dịu mát, đến bắc thì
tối tăm và lại kết thúc ngày, vì lẽ đó mà tựa lưng vào bắc mặt hướng về nam chính là để
thụ được cái tinh quang của nhật nguyệt, tuy nhiên do con người sinh sống 8 phương lập
cực bất đồng, không hiểu cái lý của thiên địa, đông tây loạn cả, làm sao không hung?
“Lân chi tây nãi ngô chi đông
Ngã thị nam li tiền chi khảm
Khảm địa phản vi hậu chi li “
Chính do việc nhận định điểm lập cực khác nhau mà cùng một hướng có sự khác
nhau, nếu hiểu rằng lập cực điểm là trung tâm thì 8 phương tức thời có thể minh định. 8
phương đã định thì họa phúc sẽ rõ ràng.
Tiên thiên tương hợp thụ kì hình,
Hà lạc sinh thành dĩ cấu tinh.
Nhất sơn nhất thuỷ thục vi tình,
Nguyên lai chỉ vi hợp thiên tâm.

Âm dương 2 trạch nói về lí thì chỉ có một mà thôi, chủ yếu là hình khí tương hợp,
nếu chỉ hợp hình mà không hợp khí thì cũng không thể cát, chỉ có hợp cả hình và khí (lý
khí) mới chính là sinh thành hợp thiên tâm. Hình khí trung hoà thì phúc ngược lại thì hung.
Khí của Dương trạch theo chính môn mà nhập nội, do đó chính môn rất trọng yếu,
khí ngoài trạch thì theo lộ hoặc nơi thông thoáng mà nhập, do đó lộ và nơi thông thoáng
cũng là trọng yếu. Đời sống con người không thể tách rời khỏi thủy, thuỷ là yếu tố không
thể thiếu, đứng đầu trong tất cả các tài nguyên của cuộc sống, do đó thủy cũng là hết sức
trọng yếu với dương trạch. Bày ra tam yếu: môn, lộ, thủy để người đừng nhầm lẫn, họa
phúc dương trạch do Tam yếu này thống lĩnh và quyết định cả.
Cát hung của Trạch thì chia 3 mức: nhất là cát, nhị là bình, tam là hung, bình thì
rất nhiều còn cát và hung thì ít. Đắc nguyên vận, đắc sơn hướng khí thuỷ thì là cát, bất
đắc vận đắc sơn hướng khí thuỷ thì là bình, đắc vận bất đắc sơn hướng khí thuỷ thì là bình.
Bất đắc vận bất đắc sơn hướng khí thuỷ thì là hung. Đây là đại cương mà nói, vì thế gian
vạn sự vạn vật biến hóa đa đoan bất nhất. Sơn thượng thiên quái luận nguyên vận, toạ và
kiệu tinh, thuỷ lí địa quái luận chính môn, bàng môn (cửa phụ hoặc cửa sổ), hạng lộ, khí
khẩu, thuỷ lộ chi cát hung. Đây là cái lí không bao giờ thay đổi khi quán xét âm dương nhị
trạch.
Nhị thập tứ sơn sơn thượng thiên quái và thuỷ lí địa quái
Chủ yếu là hình thế cao xung quanh như cao ốc, cầu… cần tại sơn thượng thiên
quái vượng. Chính môn, bàng môn, khí khẩu, đạo lộ, lai khứ thuỷ cần tại thuỷ lí địa quái
vượng.
Thí dụ: Trạch Nhâm sơn bính hướng.

Nhâm sơn là tam chấn, thượng nguyên tam bát cục, bính hướng địa quái tại nhị
khôn, nhị, tam là hợp ngũ. Tại thượng nguyên lập cục, thiên quái tam bát nhị thất phương
cần có hình thế cao như nhà cao tầng, cầu, đất cao…, địa quái tam bát nhị thất phương
cần có môn, lộ, khí khẩu hoặc thuỷ. Tổng lại là toạ hợp nơi cao hoặc lai thuỷ, hướng hợp
môn, lộ, khí khẩu hoặc khứ thuỷ, như vậy là thượng cát.
Như nguyên vận không phải là thượng nguyên, hạ nguyên thất bát nhị vận cũng
có thể dùng, chủ yếu thiên quái tam bát nhị thất phương phải kiến sơn, địa quái tam bát
nhị thất phương có môn lộ khí khẩu hoặc thuỷ. Tổng yếu toạ hợp nơi cao hoặc lai thuỷ,
hướng hợp môn, hạng lộ, khí khẩu hoặc khứ thuỷ, như vậy cũng là cát.
Nếu như giới hạn địa hình, chính môn không thể ở tại thất bát nhị tam địa quái
xứ, thì miễn cưỡng cũng có thể mở tại tứ cửu phương, tổng yếu môn, lộ, khí khẩu hoặc
thuỷ lộ tương hợp tứ cửu thì cũng được bình an. Nhất thiết không được dùng nhất lục
vận hoặc khai chính môn tại nhất lục, hoặc nhất lục địa quái phương có lộ, thuỷ đạo xung
xạ, hoặc trong nhất lục vận tại thiên quái nhất lục phương có lầu cao hoặc hình thế cao.
Tất cả đều chủ hung hoạ thoái tài, thất đinh ngoài ý muốn.
Còn lại theo đó mà suy ra.
Hiện thời dương trạch hình tuy vạn biến, tuy nhiên lí chỉ có một, tổng lại không
ngoài toạ, hướng, môn, lộ, khí khẩu, nội ngoại lai khứ thuỷ, chỉ cần phù hợp là có thể dùng,
hợp chính là hợp nguyên vận thiên địa quái vậy, tổng tại h
uyền không âm dương, hình
khí, thiên địa, nội ngoại giao cấu.

THIÊN ĐỊA CHÂN THẦN Huyền không đại quái ( hồi 6 ) còn tiếp 

THIÊN ĐỊA CHÂN THẦN Huyền không đại quái ( hồi 4 ) còn tiếp 


THIÊN ĐỊA CHÂN THẦN Huyền không đại quái ! ( Hồi 3 ) Còn Tiếp 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét