Thứ Hai, 2 tháng 3, 2015

Lịch tiết khí


Dùng vào mọi môn học thuật cổ truyền , để xác định ngày giờ cho chính xác !
Tra cứu ở đây ! Hoặc ở đây


CÁCH XÁC ĐỊNH GIỜ TÝ LƯỢM NHẶT TRÊN MẠNG .
Là người làm dự đoán, học theo sách nào, Thầy nào thì trung thành với Sách-Thầy đó, không phải cứ “đứng núi này trông núi nọ“, rốt cuộc không rút ra được kinh nghiệm trong dự đoán.

Trong sách ”DỰ ĐOÁN THEO TỨ TRỤ” và “DỰ ĐOÁN THEO CHU DỊCH” của Thiệu Vĩ Hoa, người đang rất nổi tiếng của Trung Tâm Tham Dự Học Trung Quốc, đã khảo nghiệm qua hàng ngàn trường hợp, thì cho biết rằng cho dù sinh tại bất cứ Quốc Gia nào, đều phải chuyển đổi thành Giờ Bắc Kinh để lấy lá số, hoặc là lấy Tứ trụ thì dự đoán mới chính xác.

Chúng tôi trong dự đoán thường kết hợp nhiều phương pháp để bổ sung cho nhau: TỬ BÌNH-TỬ VI-CHU DỊCH-HÀ LẠC…mỗi phương pháp đều có những ưu điểm cũng như sự hạn chế của nó…Nếu chỉ dùng một phương pháp dự đoán thì không khai thác được hết những dữ kiện của cả một đời người.

Chúng tôi cũng đã kiểm nghiệm rất nhiều trường hợp người sinh ở nước ngoài, chuyển đổi thành Giờ Bắc Kinh để lấy Tứ trụ và lá số, dự đoán độ chính xác cao (chủ yếu là theo thông tin phản hồi của khách hàng).

Bàn về 12 giờ âm lịch
Có rất nhiều khách hàng gởi thông tin hỏi chúng tôi về việc lấy giờ sinh như thế nào để xem lá số TỬ VI chính xác.

Để đáp ứng nhu cầu của nhiều người muốn tự mình lấy lá số trên mạng được chính xác, cũng như khi khách hàng đóng phí và gửi thông tin giờ sinh cho TuviGLOBAL để xem tử vi XXX , thì chúng tôi phải xử lý như thế nào trước khi an sao luận đoán.

Sau đây chúng tôi xin giải đáp một số vướng mắc xung quanh việc lấy giờ theo ngày tháng âm lịch như sau:

- Tất cả các lập trình lấy lá số trên mạng thường lấy giờ TÝ từ 23h00 đêm ngày hôm trước đến 01h00 giờ sáng ngày hôm sau, (các giờ khác cứ tuần tự nối tiếp 2 giờ đồng hồ/1 giờ âm lịch). Như vậy nên đa phần đều sai, dẫn đến bình giải sai theo.

- Vì trái đất tự quay xung quanh nó theo một trục nghiêng nên sự chuyển giờ của 12 tháng không thể " đồng loạt" giống nhau được.

- Phải xác định giờ sinh theo tháng âm lịch, có nghĩa là theo sự chuyển tiết khí.

Ví dụ: Năm 2006 LẬP XUÂN lúc 13h14' ngày 17 tháng 12 âm lịch. Như vậy, tuy còn là năm BÍNH TUẤT nhưng nếu ai sinh từ giờ phút ngày tháng trên thì đã tính là sinh tháng giêng năm ĐINH HỢI. Cho đến 07h24’ ngày 17 tháng 1 âm lịch năm 2007 chuyển tiết khí KINH TRẬP thì tính là tháng 2 âm lịch. Cứ tương tự như vậy mà tính các tháng tiếp theo.

Căn cứ theo cách tính trên để áp dụng tính giờ trong rất nhiều lĩnh vực như an số Tử Vi, Bói Dịch, cất nhà, khai trương v.v…

- Cụ thể sự chuyển giờ của các tháng (lấy giờ TÝ làm mốc), các giờ kế tiếp thì cứ cộng thêm 2 giờ đồng hồ là được:

+ Tháng 1 âm lịch giờ TÝ từ 23h30 (hôm trước) đến 1h30

-------- 2 ------------------------ 23h40 ----------------- 1h40

-------- 3 ------------------------ 23h50 ----------------- 1h50

-------- 4 ------------------------ 00:00 (ngày đó) đến 02h00

-------- 5 ------------------------ 00:10 ----------------- 02h10

-------- 6 ------------------------ 00:00 ----------------- 02h00

-------- 7 ------------------------ 23h50 (hôm trước) -- 1h50

-------- 8 ------------------------ 23h40 ----------------- 1h40

-------- 9 ------------------------ 23h30 ----------------- 1h30

-------- 10 ---------------------- 23h20 ----------------- 1h20

-------- 11 ---------------------- 23h10 ----------------- 1h10

-------- 12 ---------------------- 23h20 ----------------- 1h20

(Cách tính giờ như trên theo môn phái “Bốc Phệ" mà chúng tôi nghiên cứu, đã lưu truyền nhiều đời, thấy ứng nghiệm đúng.
Ví dụ: khi còn trong giờ ”không vong*” thì không thể gieo quẻ được).

- Chúng tôi trong quá trình dự đoán chủ yếu ứng dụng Tử Bình (dự đoán theo Tứ trụ), và Bát Quái (dự đoán theo Chu Dịch), là chính. Chúng tôi chỉ ứng dụng những tổ hợp SAO đặc biệt (những sao an theo ngày-tháng-năm) trong Tử Vi, vì lý do sau:

- Nhiều lá số giờ sinh không rõ ràng nên khi an các cung trên lá số có thể bị sai địa chỉ. Các SAO ở các cung quan trọng như PHÚC-MỆNH-THÂN đã bị di chuyển sai chỗ thì toàn bộ lá số đã đều là “của ai đó”. Các tiêu chí thông tin không đúng với mình, không dùng được. Nếu gặp trường hợp giờ sinh không rõ ràng thì chúng tôi chỉ xem việc an sao Tử Vi như một tài liệu để tham khảo.

- Gặp tháng nhuần, thì cứ sau ngày 15 âm lịch của tháng nhuần sau được tính là tháng kế tiếp. Chúng tôi thấy rất phiến diện, vô căn cứ, không có cơ sở khoa học. Các nhà nghiên cứu Tử Vi cũng khẳng định đây là một sự hạn chế của khoa Tử Vi.

- Những ai sinh ở Miền Nam trước giải phóng 30/4/1975 hoặc ở bất cứ nước nào, khi muốn xem Tử Vi cần nói rõ nơi sinh để chuyển đổi thành giờ Bắc Kinh** hoặc giờ Hà Nội mới xem được chính xác.

Có những khách hàng cung cấp cho chúng tôi thông tin giờ sinh đúng vào giao điểm chuyển giờ. Gặp trường hợp này rất khó khẳng định giờ sinh. Vì vậy khi dự đoán có phần hơi “chung chung", bởi vì muốn định được giờ sinh chính xác thì phải căn cứ vào hàng loạt sự kiện chính mà đương số đã trải qua, (mà chúng tôi lại không biết), ví dụ: đau bệnh nặng, tai nạn, cưới vợ hoặc chồng, sinh con, xuất ngoại v.v…Vì vậy người nào muốn xem Tử Vi mà lại không nhớ chính xác giờ sinh (trúng vào giờ giao điểm chuyển giờ), thì nên cung cấp những thông tin chính của cuộc đời mà mình đã trải qua để chúng tôi cân nhắc nghiên cứu trong dự đoán, tìm xác suất cao nhất.

xxx

Chú thích:
* Giải nghĩa giờ "không vong": giờ không vong tính theo Can Ngày. Ví dụ hôm nay ngày GIÁP DẦN, can GIÁP VÀ KỶ bị TRIỆT tại THÂN-DẬU. Vì vậy, 2 GIỜ Thân-Dậu gọi là giờ 'không vong'.

**Giờ Bắc Kinh: Theo kinh nghiệm của những nhà nghiên cứu Mệnh lý Trung Quốc, nhất là theo Thiệu Vĩ Hoa, người đang nổi tiếng không những ở Trung Quốc mà còn có uy tín trên lĩnh vực dự đoán Mệnh số của nhiều Quốc gia. Theo kinh nghiệm của ông Hoa thì đều phải chuyển đổi thành ra giờ Bắc Kinh, mới dự đoán chính xác. Ông Hoa đã thử nghiệm rất nhiều trường hợp, và nghiệm thấy đúng.
BÀN VỀ 12 GIỜ ÂM LỊCH
Có rất nhiều khách hàng gởi thông tin hỏi chúng tôi về việc lấy giờ sinh như thế nào để xem lá số TỬ VI chính xác.
Để đáp ứng nhu cầu của nhiều người muốn tự mình lấy lá số trên mạng được chính xác, cũng như khi khách hàng đóng phí và gửi thông tin giờ sinh cho TuviGLOBAL để xem tử vi trọn đời và trọn năm (xem Hạn), thì chúng tôi phải xử lý như thế nào trước khi an sao luận đoán.

Sau đây chúng tôi xin giải đáp một số vướng mắc xung quanh việc lấy giờ theo ngày tháng âm lịch như sau:

- Tất cả các lập trình lấy lá số trên mạng thường lấy giờ TÝ từ 23h00 giờ đêm ngày hôm trước đến 01h00 giờ sáng ngày hôm sau, (các giờ khác cứ tuần tự nối tiếp 2 giờ đồng hồ/1 giờ âm lịch). Như vậy nên đa phần đều sai, dẫn đến bình giải sai theo. (Quý khách hàng có thể tham khảo thêm Cách Xác Định giờ Chính Ngọ của Hồ Ngọc Đức để biết thêm chi tiết).

- Vì trái đất tự quay xung quanh nó theo một trục nghiêng nên sự chuyển giờ của 12 tháng không thể " đồng loạt" giống nhau được.

- Phải xác định giờ sinh theo tháng âm lịch, có nghĩa là theo sự chuyển tiết khí.

Ví dụ: Năm 2006 LẬP XUÂN lúc 13h14' ngày 17 tháng 12 âm lịch. Như vậy, tuy còn là năm BÍNH TUẤT nhưng nếu ai sinh từ giờ phút ngày tháng trên thì đã tính là sinh tháng giêng năm ĐINH HỢI. Cho đến 07h24’ ngày 17 tháng 1 âm lịch năm 2007 chuyển tiết khí KINH TRẬP thì tính là tháng 2 âm lịch. Cứ tương tự như vậy mà tính các tháng tiếp theo.

Căn cứ theo cách tính trên để áp dụng tính giờ trong rất nhiều lĩnh vực như an số Tử Vi, Bói Dịch, cất nhà, khai trương v.v…

- Cụ thể sự chuyển giờ của các tháng (lấy giờ TÝ làm mốc), các giờ kế tiếp thì cứ cộng thêm 2 giờ đồng hồ là được:
(Cách tính giờ như trên theo môn phái “Bốc Phệ" mà chúng tôi nghiên cứu, đã lưu truyền nhiều đời, thấy ứng nghiệm đúng.
Ví dụ: khi còn trong giờ ”không vong*” thì không thể gieo quẻ được).

- Chúng tôi trong quá trình dự đoán chủ yếu ứng dụng Tử Bình (dự đoán theo Tứ trụ), và Bát Quái (dự đoán theo Chu Dịch), là chính. Chúng tôi chỉ ứng dụng những tổ hợp SAO đặc biệt (những sao an theo ngày-tháng-năm) trong Tử Vi, vì lý do sau:

- Nhiều lá số giờ sinh không rõ ràng nên khi an các cung trên lá số có thể bị sai địa chỉ. Các SAO ở các cung quan trọng như PHÚC-MỆNH-THÂN đã bị di chuyển sai chỗ thì toàn bộ lá số đã đều là “của ai đó”. Các tiêu chí thông tin không đúng với mình, không dùng được. Nếu gặp trường hợp giờ sinh không rõ ràng thì chúng tôi chỉ xem việc an sao Tử Vi như một tài liệu để tham khảo.

- Gặp tháng nhuần, thì cứ sau ngày 15 âm lịch của tháng nhuần sau được tính là tháng kế tiếp. Chúng tôi thấy rất phiến diện, vô căn cứ, không có cơ sở khoa học. Các nhà nghiên cứu Tử Vi cũng khẳng định đây là một sự hạn chế của khoa Tử Vi.

- Những ai sinh ở Miền Nam trước giải phóng 30/4/1975 hoặc ở bất cứ nước nào, khi muốn xem Tử Vi cần nói rõ nơi sinh để chuyển đổi thành giờ Bắc Kinh** hoặc giờ Hà Nội mới xem được chính xác.

Có những khách hàng cung cấp cho chúng tôi thông tin giờ sinh đúng vào giao điểm chuyển giờ (ví dụ: 6h00 sáng, 15h00 chiều,…) gặp trường hợp này rất khó khẳng định giờ sinh âm lịch. Và đa phần khách hàng phải đóng thêm phí Xác định giờ sinh để chuyên gia tìm giờ sinh trước khi chấm tử vi.

Hoặc là có khách hàng chỉ nghe cha mẹ nhớ lại mang máng là sinh khoảng mấy giờ gì đó, tức là giờ sinh không rõ ràng nên khi lập lá số là sẽ không dám chắc chắn rằng đó có phải là lá số của mình (khách hàng) hay không, nếu lập sai giờ sinh thì toàn bộ các tiêu chí thông tin trên lá số là của ai đó không đúng với các tiêu chí thông tin về vận số của người cần xem, không dùng được.

Nếu gặp trường hợp giờ sinh không rõ ràng thì nên cung cấp cho chúng tôi biết rõ (càng cụ thể càng tốt), những sự kiện chính đã xảy ra với mình như những may mắn hay rủi ro đã xảy ra năm nào, được khen thưởng, bị kỷ luật…kết hôn, ly hôn (nếu có) vào năm nào. Tuổi của người phối hôn, tuổi của hào con út (tính đến thời điểm hiện tại), hoàn cảnh kinh tế, công việc làm ăn của đương số trong những năm gần đây xem năm nào có sự kiện may mắn hay thuận lợi hay trở ngại gì để chúng tôi so sánh với giờ Sinh trước, hoặc sau đó xem lá số nào có nhiều điểm phù hợp với các thông tin cá nhân của đương số cung cấp thì làm dự đoán theo giờ sinh đó.

Nói chung khi đã tốn tiền để làm lá số tử vi thì ai cũng muốn nắm rõ được vận số của mình sẽ như thế nào qua các vận tốt-xấu mà có định hướng ứng phó cho phù hợp.

Chẳng hạn như với người Tiểu thương gặp vận tốt thì cố gắng đầu tư phát triển làm ăn để thu lợi, rơi vào bại vận thì thủ thường để tránh thất bại. Nhưng nếu sai giờ sinh thì có thể nhầm tưởng vận xấu thành tốt, và tốt thành xấu (do sai giờ sinh). Lỡ gặp vận xấu mà bỏ số lớn tiền bạc ra đầu tư kinh doanh để chuốc lấy thất bại thua lỗ nặng thì thật vô lý.

Trách nhiệm về hậu quả đầu tư sai lầm này không thuộc về dự đoán, nhưng người làm dự đoán có lương tâm không muốn có sự nhầm lẫn trong giờ sinh để khách hàng bị “tiền mất tật mang” như vậy.

Chúng tôi không có điều kiện làm dự đoán từ thiện (miễn phí), nhưng không phải cứ thấy khách hàng đã đóng phí là phải chấm tử vi, đúng hay sai giờ sinh mặc kệ được.

Khách hàng cũng Không nên tự khẳng định là sinh giờ X hay Y gì đó, vì các Tháng chuyển giờ âm lịch có khác nhau nên rất dễ nhầm lẫn giờ sinh.

Những ai sinh ở Miền Nam trước giải phóng ngày 30/4/1975 hoặc ở bất cứ nước nào, khi muốn chấm Tử Vi cần nói rõ nơi sinh để chuyển đổi thành giờ Bắc Kinh (hoặc giờ Hà Nội-giờ Hà Nội chênh với giờ Bắc Kinh 01 tiếng) ) để lấy lá số, hoặc là lấy Tứ trụ thì dự đoán mới chính xác.

Nếu sinh ở nước ngoài thì cần cho biết múi giờ GMT của nước đó, đặc biệt đối với nước MỸ thì có những Tiểu bang lại dùng múi giờ khác nhau và còn theo Mùa nữa, vậy nên cung cấp rõ cho chúng tôi biết để chuyển đổi thành giờ Hà Nội mới lấy lá số đúng được.


GIỜ KHẮC VIỆT NAM QUA NHIỀU BIẾN ĐỔI

Chúng ta biết từ lâu, giờ được quốc tế thừa nhận dựa theo kinh tuyến 0 là múi giờ (thời đại) khởi điểm GMT (Greenwich mean time = giờ quốc tế = giờ lấy kinh tuyến chạy ngang qua thành phố Greenwich nước Anh làm gốc). Quả đất dựa theo kinh tuyến, được chia làm 24 múi giờ.

Ở Việt Nam múi giờ quốc tế GMT+7. Với những chiếc đồng hồ do người phương Tây du nhập vào Việt Nam thế kỷ trước, đều theo cách tính ấy. Khi đồng hồ chỉ 7h00 là ở Việt Nam mặt trời đã mọc lên 1 sào (theo cách nói của người xưa).

Thời thuộc Pháp, Việt Nam vẫn giữ giờ quốc tế ấy (GMT+7). Bây giờ mặt trời vừa mọc tại Việt Nam, khoảng 6h00 giờ sáng. Khi Nhật xâm lược Đông Dương, bắt đầu có sự thay đổi 1 rồi 2 giờ trong ngày:

1. Kể từ khuya ngày 31 tháng 12 năm 1942 rạng ngày 1 tháng 1 năm 1943, giờ Việt Nam (đã dùng từ thời thuộc Pháp = GMT+7) phải kéo đồng hồ lên thêm 1 giờ. Vậy là GMT+8. Mặt trời vừa mọc là đã 7h00 giờ sáng. Giờ NGỌ (đứng bóng) không còn là 11h00 đến 13h00 giờ nữa, mà là từ 12h00 đến 14h00.

2. Kể từ khuya ngày 31 tháng 3 năm 1945 rạng ngày 1 tháng 4 năm 1945 lại tăng thêm 1 giờ nữa. Tức GMT+9. Mặt trời vừa mọc là đã 8 giờ, giờ NGỌ từ 13h00 đến 15h00.

Người ta biết Nhật cưỡng ép tăng 2 lần 2 giờ là để phù hợp với múi giờ của nước Nhật (GMT+9), quân lính Nhật sang Đông Dương khỏi phải điều chỉnh đồng hồ đang dùng.

3. Kể từ ngày 19 tháng 8 năm 1945, giờ Việt Nam trở lại như cũ (GMT+7).

4. Trước năm 1975, khi quân đội của Mỹ đổ bộ sang miền Nam Việt Nam, kể từ khuya ngày 31 tháng 12 năm 1959 rạng ngày 1 tháng 1 năm 1960, giờ của miền Nam Việt Nam bị kéo lên thêm 1 giờ. Tức GMT+8.

Mặt trời vừa lên đã là 7h00 giờ sáng. Giờ NGỌ là 12h00 đến 14h00. Mỹ làm thế là để phù hợp với đồng hồ chỉ giờ (gồm 12 số) tại nước Mỹ, cách Việt Nam 11 múi giờ. Khi được kéo lên thêm 1 giờ thì đồng hồ Việt Nam chỉ 8h00 thì khi đó ở Mỹ là 20h00, kim trên mặt đồng hồ ở Washington chỉ số 8. Tức ở miền Nam Việt Nam 8h00 giờ sáng (đã kéo thêm 1 giờ), là 8h00 giờ tối ở thủ đô Mỹ.

Vậy là ai sinh ở miền Nam Việt Nam kể từ sau 00h00 ngày 1/1/1960 thì phải lấy múi giờ GMT +8, tức là sớm hơn hiện nay 01 tiếng.

Vì vậy khi lấy lá số theo trình lập thì phải lùi lại 01 tiếng và phải tùy theo tháng âm lịch để lấy giờ sinh âmlịch cho chính xác, có nghĩa là khoa Tử Vi dùng ngày sinh của tháng âm lịch bình thường (không tính theotiết khí như khoa Tử Bình lập Tứ trụ), để lập cục an Sao trên lá số. Còn khi lập Tứ trụ thì phải căn cứ xem ngày sinh đó đang ở trong Tiết khí nào. Hai phương pháp xem độc lập nhưng có thể bổ sung các tiêu chí thông tin về vận số cho nhau. Nếu chỉ ứng dụng một phương pháp để xem thì không khai thác hết các tiêu chí thông tin tàng chứa trong Tứ trụ hoặc lá số.

5. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, từ ngày 1 tháng 5 năm 1975, giờ Việt Nam (Đông Dương) trở lại đúng GMT+7. (Ngày 13 tháng 6 năm 1975 có thông báo của chính phủ Việt Nam thống nhất cả nước dùng giờ Đông Dương theo múi giờ GMT+7; nhưng đã thay đổi giờ ngay sau ngày giải phóng).

Chú thích:
* Giải nghĩa giờ "không vong": giờ không vong tính theo Can Ngày. Ví dụ hôm nay ngày GIÁP DẦN, can GIÁP VÀ KỶ bị TRIỆT tại THÂN-DẬU. Vì vậy, 2 GIỜ Thân-Dậu gọi là giờ 'không vong'.

**Giờ Bắc Kinh: Theo kinh nghiệm của những nhà nghiên cứu Mệnh lý Trung Quốc, nhất là theo Thiệu Vĩ Hoa, người đang nổi tiếng không những ở Trung Quốc mà còn có uy tín trên lĩnh vực dự đoán Mệnh số của nhiều Quốc gia. Theo kinh nghiệm của ông Hoa thì đều phải chuyển đổi thành ra giờ Bắc Kinh, mới dự đoán chính xác. Ông Hoa đã thử nghiệm rất nhiều trường hợp, và nghiệm thấy đúng.
Các bác xem số cho người sinh trước năm 1975 cẩn thận về múi giờ !
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/8102/Tru ... i-gio.html
Cách tính năm nhuận
Năm 2004 là năm nhuận tính theo dương lịch và cả theo âm lịch. Theo dương lịch nhuận ngày, còn theo âm lịch thì nhuận tháng. Các nhà khoa học cho biết nếu hai số cuối của năm dương lịch chia hết cho 4 thì năm đó là năm nhuận.

vSV
Chuyển động của mặt trăng và mặt trời là cơ sở để tính âm lịch và dương lịch.
Lịch tính thời gian theo mặt trời gọi là dương lịch. Trái đất quay trọn một vòng xung quanh mặt trời mất 365 ngày và 6 giờ. Năm dương lịch có số nguyên là 365 ngày. Như vậy, một năm dương lịchcòn thừa 6 giờ và 4 năm dồn lại thừa 24 giờ, bằng một ngày. Do vậy, cứ 4 năm sẽ có một năm 366 ngày, gọi là năm nhuận. Nhuận ngày dương lịch được tính vào tháng 2. Do đó, tháng 2 năm 2004 có 29 ngày.

Lịch tính thời gian theo mặt trăng gọi là âm lịch. Tháng mặt trăng trung bình có 29,5 ngày. Một năm âm lịch có 354 ngày, ngắn hơn năm dương lịch 11 ngày. Cứ 3 năm lại ngắn hơn 33 ngày (hơn 1 tháng).

Để âm lịch vừa chỉ được tuần trăng, vừa không sai lệch nhiều với thời tiết 4 mùa, cứ 3 năm âm lịchngười ta phải cho thêm một tháng nhuận để năm âm lịch và dương lịch không sai nhau nhiều. Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ, năm âm lịch vẫn chậm hơn so với năm dương lịch. Người ta khắc phục tình trạng trên bằng cách cứ 19 năm lại có một lần cách 2 năm thêm một tháng nhuận.

Trong 19 năm dương lịch có 228 tháng dương lịch, tương ứng với 235 tháng âm lịch, thừa 7 tháng so với năm dương lịch, gọi là 7 tháng nhuận. Bảy tháng trước đó được quy ước vào các năm thứ 3, 6, 9 hoặc 8, 11, 14, 17, 19 của chu kỳ 19 năm.

Với năm âm lịch, muốn tính năm nhuận chỉ việc lấy năm dương lịch tương ứng với năm âm lịchchia cho 19, nếu số dư là một trong các số: 0, 3, 6, 9 hoặc 11, 14, 17 thì năm âm lịch đó có tháng nhuận.

Năm Giáp Thân 2004 này nhuận một tháng và tháng nhuận rơi vào tháng 2 (vì 2004 chia 19 còn dư 9). Trở lại năm Giáp Thân cách đây 60 năm (1944, chia cho 9, dư 6), cũng là năm nhuận và tháng nhuận rơi vào tháng 4.

Năm nhuận chỉ là một thủ pháp của các nhà làm lịch nhằm làm cho năm âm lịch và dương lịchkhông sai lệch nhau nhiều, không có hàm ý gì về thời tiết, khí hậu.

Theo Khoa Học và Đời Sống

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét