Thứ Ba, 17 tháng 2, 2015

Cao biền tấu thư địa lý kiểu tự

Cao Biền cởi diều đi xem đất !

Về khoa địa lý có những tài liệu quí giá cho việc khảo cứu . Lần này chúng tôi khởi giới thiệu tài liệu “Cao Biền tấu thư địa lý kiều tự” là tập tài liệu nói về các kiểu đất kết bên Việt nam mà Cao Biền trình về vua Đường Trung Tông. Những đất nói trong tập này có ngàn kiểu mà Cao Biền mới yểm được một số ít đất Đế vương quí địa còn cả ngàn đất Công hầu, Khanh tướng vẫn còn nguyên vẹn. Các cụ xưa giữ sách này làm gia bảo và theo nó tìm cho ra đất kết dành cho họ hàng mình dùng khi cần đến.

Xuất xứ sách
Xưa kia về đời Vua Đường Trung Tông bên Tàu có Cao Biền được phong là “An nam tiết độ sứ” sang đô hộ nước ta, là người rất giỏi địa lý được vua Tàu uỷ cho sứ mạng trình về vua biết các kiểu đất bên Việt nam và yểm phá các đất kết lớn nào khả dĩ có ảnh hưởng cho Trung Quốc.
Sau khi nhận chức và khảo sát địa lý bên Việt nam, Cao Biền thấy nước ta có nhiều đất phát rất lớn có thể tạo nên những bậc tài giái mà sự nghiệp khả dị ảnh hưởng cho Trung Quốc trong vấn đề Nam tiến biên soạn tập “Cao Biền tấu thư địa lý kiều tự” này trình về vua Đường đồng thời dùng phép yểm phá một số Long mạch có đất kết lớn. Truyền thuyết có nói trước khi yểm một kiểu đất nào Cao Biền thường lên  đồng để kêu các vị thần cai quản khu vực đó nhập vào đồng Nam, đồng Nữ rồi trừ đi , sau đó mới ra yểm đất. Cũng theo truyền thuyết Cao Biền có yểm được một số ít đất lớn song cũng bị thất bại trước nhiều vị thần linh trong đó đáng kể nhất là “Tản viên sơn Thần” và “Tô lịch giang Thần” (núi Tản viên thuộc huyện Bất Bạt tỉnh Sơn tây và sông Tô lịch chảy qua Hà nội ở Ô Cầu Giấy (gần làng Láng). Đền Bạch Mã ở Hàng Lược Hà Nội là đền thờ thần Tô Lịch.
Trải qua Đường Tống đến đời nhà Minh có Trương Phô, Mộc Thạch và Hoàng Phúc là ba danh tướng Trung Hoa được Minh đế cho kéo quân sang Việt nam bề ngoài với danh nghĩa phò hậu Trần diệt Hồ nhưng bên trong có mang một kế hoạch diệt chủng người Việt và đổi nước ta thành quận huyện của Trung Quốc. Kế hoạch này tỉ mỉ và thâm độc hơn những kế hoạch tương tự mà người Hán đã làm từ xưa đến giờ.Trong số 3 danh tướng Trung Hoa này thì Hoàng Phúc là người rất giỏi địa lý có mang theo “Cao Biền tấu thư địa lý kiều tự” sang duyệt xét lại và yểm nốt những đất kết lớn nào còn sót lại cho Việt nam không thể còn có những thế hệ thịnh trị sản sinh ra được những nhân tài xuất chúng như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo đã làm khó khăn cho Trung Quốc như trong thời đại Lý và Trần vừa qua. May thay Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã khôn khéo và kiên trì lãnh đạo cuộc kháng Minh đến thành công sau 10 năm gian khổ. Khi bắt sống được Hoàng Phúc ta thu được toàn bộ tài liệu của kế hoạch nêu trên trong đó có cả tập “Cao Biền tấu thư địa lý kiều tự”.
Bây giờ tập sách này trở nên một tài liệu vô cùng quý giá cho ta trên nhiều phương diện: Sử liệu, chính trị, địa lý.
1. Trên phương diện sử liệu nó là một sử liệu cổ xưa có giá trị. Tài liệu này soạn thảo từ ngàn năm trước.
2. Trên phương diện chính trị: Nó là tài liệu chứng minh một cách cụ thể chính sách người Hán và tham vọng của họ với dân tộc Việt nam.
3. Trên phương diện địa lý: Nó là một áng văn tuyệt tác về phép mô tả các kiểu đất kết mà các cụ xưa kia thường dùng để soi sáng cho việc học “Tầm Long”. Chúng tôi đã thấy và có nghe nói nhiều đến các cụ địa lý, hơn nữa cả bọn thanh niên để cả chôc năm liên tiếp với chiếc ô (dù) và tay nải đi hết làng nọ sang làng kia, tỉnh này sang tỉnh khác nghiên cứu thực hành “Tầm Long mạch” qua sự chỉ dẫn địa danh và thế đất mô tả trong “Cao Biền địa lý tấu thư kiều tự”. Quyền địa đạo diễn ca của cụ TẢ AO mà chúng tôi biên nơi đây chú trọng đến việc tầm Long tróc mạch nên chúng tôi xin cống hiến quý bạn một phần đầu quyển “Cao Biền tấu thư địa lý kiều tự”. 
Cao Biền đề cập đến 632 huyệt chính và 1517 huyệt bàng của các tỉnh.
Hà Đông
81 chính
246 bàng
Sơn Tây
36 chính
85 bàng
Vĩnh Yên, Phúc Yên, Phú Thọ
65 chính
155 bàng
Hải Dương, Hưng Yên, Kiến An
183 chính
483 bàng
Gia Lâm, Bắc Ninh, Đáp Cầu, Bắc Giang, Lạng Sơn
134 chính
223 bàng
Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình
133 chính
325 bàng
Cộng
632 chính
1517 bàng
Sách này có ghi chép tuần tự các huyệt của từng tỉnh, ghi râ nó tọa lạc tại huyện xã, ấp nào nêu các cụ ngày xưa theo đó học “Tầm Long” tróc mạch dễ dàng.
Phần đầu đề cập đến tỉnh Hà Đông trong đó có 81 huyệt chính và 246 huyệt bàng.
- Huyện Thanh Oai
9 chính
26 bàng
- Chương Đức (Chương Mỹ và Mỹ Đức)
11 chính
34 bàng
- Sơn Minh (ứng Hoà)
9 chính
26 bàng
- Hoài An
6 chính
19 bàng
- Thanh Trì
11 chính
41 bàng
- Thường Tín
11 chính
41 bàng
- Phú Xuyên
7 chính
20 bàng
- Từ Liêm
11 chính
34 bàng
- Đan Phượng
5 chính
13 bàng
Cộng
81 chính
246 bàng
ở những tay Long Hổ án sa.v..v.. của những huyệt chính thường có những huyệt kết khác nữa gọi là kết bàng. Nơi nào có ghi thêm C/B2 hay C/B3 hoặc C/B4.. ở cạnh địa danh có nghĩa là đây là huyện chính và kiểu đất này còn có 2 hay 3 hay 4 huyệt kết bàng nữa (sách chỉ nói đến huyện chính).ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu kiểu đất ở hai huyện Thanh Trì và Chương Đức để làm tài liệu phô khảo. Chúng tôi sẽ in toàn bộ thành sách sau khi được bàn luận với các vị đã khảo sát thực tế các đất ghi trong sách “Cao Biền tấu thư địa lý kiều tự”
Cao biền tấu thư địa lý kiều tự
Việt tự tích Đường Trung Tông thời, Cao Biền vi Thái- sử chỉ ý tôn thời tình hữu Giao Châu chi Quận Huyện, đế tư cập úy Đà, xưng thần cự Hán chi cố sự, Cao Biền vi An Nam Đô hộ sứ. Biền tương vãng, chi thời, đế triệu nhập ngự điện vị viết. Công học địa lý tới vi linh diệu, trẫm văn: An - Nam đa hữu thiên tử quý địa, công dương dông lực ngô môc, hoặc hữu áp chi triễn binh sinh chi kinh luân thuật thánh hiền chi qui củ, đoạt thần công nhi cải thiên mệnh, nhiên vi tiễu thảo trừ căn, chi đồ thứ cơ vô hậu tệ, tường suy phong thuỷ, biến lãm sơn xuyên, nhất nhất diễn ca lập kiều, Trẫm đắc tiễn văn giả. Cao Biền thô mệnh nhi khứ, trực đế An Nam kế giữ mộc chi vi phi diện chi pháp, tự thừa kú thượng, án muông trung nhi du quan, tầm Long nhận mạch sở kiến nam quốc hình thế đại cán hành Long lưìng chi thiền chiều tịnh tiến. Nhất hữu chi Long, khởi tự ải quan, phân mao Sơn Hựu biệt sinh: tả, hữu, trung, nam nhi chi giáng, Long mạch phân chi, chi các hữu phái, tĩnh âm, tĩnh dương, Long Hổ khí chung, càn khôn đạo hợp nãi thị địa linh nhân kiệt, nguy nhiên thánh hiền, thần võ chi hồng lượng mỹ kỷ Biền tự trầm ngâm khẩu quyết, mặc thức tâm cơ, huyết mạch u huyền, cường lực dũ ra áp chi bất đắc, cố bất cảm động. Đông Tự nam hải đằng giang, Tây tự. -Tiểu khê lão cực Nam Việt Quảng Hà, Nam Xiêm Thành, Bắc Tự Quảng Hà, Đồng Xá, hệ đại huyết mạch các cụ c vi ngũ ngôn ca, kú thứ huyết mạch các cụ c, vi thứ ngôn ca, tha thư tiểu mạch giả bất túc lập luận cố sĩ hậu lai sảo tâm minh môc, quảng thị trí lực, vi khởi dô chi diệu doan túc kú.
Giao Châu Đô Hộ sứ, thần Cao Biền cẩn tấu vi bản châu địa mạch thế hình thế sự, thần hạnh phát dư sinh thao ty hà nhưìng, thượng tự thám sơn, hạ chí đại hải, ngưìng quan phủ sát, phát tận chân cá, kú tự thiên hữu, cảm bất khánh kiệt sở kiến văn, thượng tự đế vương, vương công - công hầu, vương phi, thứ thần đồng, tú tài, khoa đệ, phú quý phát vinh các cụ c trạch ca trần tấu, vi chi thị phủ, phôc khất phủ lãm giao quan chi khí, kiến văn cụ lôc.
Hà Đông
Thanh oai: 9 chính, 26 bàng
1. Đệ nhất: Thanh Oai Phong (C/A4) ấp Trung Thanh Uy hình thế tối kú thuỷ lưu tư vương, án khởi tam quy, mạch tồng hữu kết, khí địng tả y, thần đồng tiến lập, quỷ sứ, hậu, tú khôi khoa tảo chiếm, phúc lợi vinh tuy, tu phòng mạch tận, thừa sự vô nhi.
2. Đệ nhị: Cao Xá Phong (C/B2) Thanh Oai Cao Xá, chân vi qui Long, thuỷ khê tuú mạch, bình dương lái tung, hoa khai hữu Hổ, tinh hiện tả Long, sơn thuỷ trù mật khí thế sung giong, hà tu hộp hải, ngưu giác loan cung, chủ khách hoàn mỹ, tả hữu hộ tòng, hoa tâm khả hạ, thế xuất anh hùng, Vô Lăng văn khôi khoa giáp. võ tổng binh nhung, phú qíu thọ khảo, kiêm hữu kú công.
3. Đệ tam: Vô Lăng phong (C/B2) Thanh Oai bình thế khả sung, tả sơn Thuận Giang, hữu thuỷ nghịch thăng, đường tám tích ngọc, án diện phó tầng, cân thuỷ chức kết, viễn sơn từng lăng, tHổ tinh lạc sử, cát huyết thi bằng, nhược năng hiện nhận, khoa đệ diệp đăng.
4. Đệ tứ : Cổ Hoạch phong (C/B2) Thanh Oai Cổ Hoạch, đoản hình tràng nhạo, thế giắng hữu cung, mạch sinh tả giúc, bút giả sâm van đốn sang sáp ngọc, hữu thuỷ tám hoành, tả sơn hồi thác, phân minh ký cổ, la hệt thành quách, văn chủng khôi khoa, võ chuyên tướng trách, nội thế tuy giai, ngoại hình cân bách, nọa khởi nhân chiếu, nghiệt do kỷ tác.
5. Đệ ngũ: Đại Định Phong (C/B6) Thanh Oai Đại Dịnh di tích kú tung, Long hoả Hổ hoả, chủ tòng khách tòng, tiểu giang dẫn mạch, Bình địa sinh phong, sơn thuận sơn nghịch, thuỷ chủ thuỷ sung, quần sơn điệp điệp, chủng thuỷ trùng trùng, trầm hết khúc thời, tái bút giả giong, thừa dư thủ túc, huyệt tại Viên trung, văn chiếm khoa giáp, võ tổng binh nhung bằng hữu huyệt quái, âm mạch khí chung nữ phát phi hậu, phú quý xương Long.
6. Đệ lôc: Kim Bài phong (C/B4) Thanh Oai Kim Bài, lưìng phương phi lai, song đồng hoàn trì, lúc tử nhập hoại, nội hình tương ứng, nội thế tương lai, thiềm tâm khí kết, Long não tinh ta, chủ minh khách mỹ, sơn tĩnh thuỷ giai, huyệt cư trung cấp, táng pháp vô sai, võ xuất khanh tương, văn trạc khoa đài.
7. Đệ thất: Bối Khê phong (C/B2) Bối Khê chi địa hình như thào xà, sơn thuỷ chức kết, Long Hổ bài nha, văn bút đảo địa, bình dương khai da, viên phô giáng thế, giang thuỷ giao la, hà tu giới thuỷ, thiên dực loan xa, thế xuất khanh tướng, đại đại vinh hoa.
8. Đệ bát: Sinh Quả phong (C/B4) Thanh Oai Sinh Quả cát địa diệc khả, Hổ sơn Long hồi, Long sơn Hổ hoá, đại phô khí tàng, tiểu khê quan toà, bác hoàn vi ký tiễn tài lương bạ, đảo trạc khôi khoa, viên đằng thanh giá, hiềm thuỷ phân lưu, dông chung hữu xả.
9. Đệ cửu: Bảo- Đà phong (C/B4) Bảo Đà Thanh Uy thuỷ thế my thi, đại giang loan quả, tiêu thuỷ chứng quy, lôc năng chiều hội lương phương giao phi, văn tinh tiền án, viên phủ hậu thuỷ, huyệt tại chung cấp, thừa dư khả y công hầu thế xuất, hào kiệt tế thi, danh cao Hổ tưởng, vi chốn hoa dị, nhược tàng Long dịch, nữ vương phi, nam chủng khoa giáp, phát đạt vô nghi.

Chương Đức (Chương Đức và Mỹ Đức) 11 chính 34 bàng.
1. Đệ nhất: Vĩnh - Lữ phong (C/B6) Chương Đức Vĩnh Lữ ký mạch cân tự, tư thế cao sơn, chung thuỷ đệ trư huynh đệ tương đăng, quần thần tương giữ, huyệt thử túc dư, danh khôi khoa cử, thừa hưởng thiên nhiên, vô yêu trát sự. 
2. Đệ nhị: Cống - Khê phong (?) Cống - Khê Chương Đức - hình thế khả kú, tứ sơn giai củng, chúng thuỷ hàm quy, Long trùng hồ điệp, chủ nghinh khách tuú, xa sinh trầm hốt, thuỷ hội nghiên trì, cao sơn thủ túc, phú quý vô nghi, nam phát võ tướng, nữ phát cung phi, nam nữ giai quý, phúc lộc vĩnh tuy.
3. Đệ tam: Thanh - Động phong (?) Chương - Đức Thanh - áng (nay thuộc ứng Hoà), canh lưìng Long lai, đại hà vệ khí, ngọc nữ hoài thai, Long Hổ Chiều Củng, hình thế phô bài, la liệt thành quách, hiệu khiết lâu đài, chử minh khách mỹ, thuỷ tĩnh sơn giai, đường thiên thuỷ đề, án cao sơn nhai, thuỷ Long dư nhũ, cát huyệt khả tài, võ sinh tướng suý, văn chiếm khoa đài đại địa cực quý đoán dịch vô sai.
4. Đệ tứ: Chi - Nê Phong (C/B2) (Nay cải tổ sơn xã Chương Đức) Chương Đức - Chi - Nê, sơn hình võ trô, Long hồi Hổ hoàn, mạch tàng khi tô, hạ hợp thương phân, tả giao hữu cố, án đới Hổ yêu phong sinh Long thử, khí kết hoa tâm, huyệt tòng Long nhũ thế xuất Công Khanh, sĩ lăng tề phô.
5. Đệ ngũ: Lai -Tảo Phong (C/B3) Chương Đức Lai Tảo địa hình diệc hảo khí như tuyến hồi, mạch như sà thảo, bình dương sơn loan, đại hà thuỷ đáo, chủ khách chuy tuú, Long Hồ hoàn bão, huyệt tại hoa tâm, Mạc tài Long não, thế xuất Công khanh phú quý (xuất) cảo.
6. Đệ lôc: Tiểu ứng Phong (C/b3). Tiểu - ứng Chương Đức, Phượng tường lưìng dực thuỷ tô trùng trùng, sơn sai sực sực, vạn thuỷ thiên sơn, tam hoành tứ trực, thảo vị khí tài, hoa tâm khả thực, văn võ phát vinh, tam công vi cực, phú quý thời ưu, đại đại phó tức.
7. Đệ thất: Liễu - Nội phong (C/B5). Liễu Nội chí địa, thị diệc quý Long, âm sơn bái tướng, dương sơn phú trung, Long hoá Hổ hoá, Long trùng Hổ trùng, chúng thuỷ lưu trữ, quần sơn la tung, huyệt tại thượng phúc, võ chí hậu phong, nữ phát hậu phi, phú quý xương Long, trung hữu cát huyệt, án đới thanh Long, tam thai chu tước, văn sĩ tam công.
8. Đệ bát: Tràng - Cốc phong (C/B6) Địa danh tràng - cốc, hình như phượng hoàng, nội kú, ngoại cổ, tiền cương, hậu giang, Long Hổ hoàn não, chủ khách huy hoàng, bình nguyên thuỷ diệu, viên phô khí tàng, thế xuất võ tướng, vị chí hầu vương.
9. Đệ cửu: Yên - Ninh phong (C/B2) Chương Đức yên Ninh, khí tô Long đình, tả toàn hữu cố, Hổ ẩn Long sinh, sơn họp thuỷ chỉ, khách tựa chủ nghinh, huyền quy ứng hậu, chu tước bái đình, huyệt tại chung cấp, Công hầu phát sinh kế thế võ tướng, kiêm vương nhân đinh. 
10. Đệ thập: Do - Lễ phong (C/B2) Chương Đức Do - Lề, chân Long sở sỹ chi đại lâm loan sơn, thâm dầm chú thuỷ, tiểu giang tế Long, đại hà dưìng khí, Long Hổ bài nha, quân thần giao hỷ, huyệt tại Viện trung, Công hầu đăng đối, phú quý kiêm ưu, khả vi toàn mỹ 
11. Đệ thập nhất: Chúc - Sơn phong (C/B1) Chương Đức Chúc - Sơn (nay thuộc Chương Mỹ) Hổ Long hồi hoàn, tiền hữu thuỷ chữ hậu hữ sơn loan, đại hà dẫn mạch, hồng kú chấn quan, hình thế tương hợp, chủ khách tương hoàn, huyệt tai chung phúc, thế xuất cao quan, võ đa văn thiểu, văn toán chiêu ban. 
Sơn Minh (ứng Hoà) 9 chính 26 bàng
1. Đệ nhất: Xà - Kiều phong (C/B4) Sơn Minh Xà Kiều hình như phượng vũ, giang lưu thoát tung, tinh phong nhạc nhũ, thiên thể dung tâm, địa khí danh ngũ, Hổ báo Loan đầu, Long đoàn cung thủ, khanh tướng thời sinh, khả văn, khả vũ, vị liệt thai đặc danh cao suý phú.
2. Đệ nhị: Lưu - Khê phong.(C/B2) Sơn Minh Lưu Khê, án chính sơn tề, quy tàn bích động, hoa thì kim chỉ, sơn thuỷ loan cung Long Hổ giao thi, âm lai dương thô, huyệt tòng tả y: thế xuất Khanh tướng, phát lộc trùng lai.
3. Đệ tam: Đông - Phỉ phong (C/B2 Sơn Minh Đông Phi Long Hổ giao tý, tứ thuỷ nhập hoài, bát thần vệ khí tam cấp mạch sinh, ngũ thốn sơn trỉ huyệt tại thừa dư, chủ đăng khoa sỹ, vị liệt Công khanh, phúc lộc phú quý.
4. Đệ tứ: Tảo- Khê phong (C/B4) Tảo - Khê chân Long hình thể sung giong, Long bàn Hổ hoá, thuỷ tam sơn cùng đại khê dẫn mạch, bình địa sinh phong, tam thai hoãn trí, chúng thuỷ chiều, cung thiên chung viên tọa, thế thượng bầu công, đại đại phú quý, phúc lộc xương Long.
5. Đệ ngũ: Dương - Khê phong (C/B7) Dương khê chí địa, hình thế khả quan, sơn chỉ thuỷ tô, Hổ cứ Long bàn, tiền phân tam thuỷ, hậu ứng quần sơn, tả hữu đang đối, chủ khách tương hoan, hoa tâm khả hạ, thảo vi khá an, thế xuất khanh tướng, phú quý bình an.
6. Đệ lục: Đông - Dương phong (C/B1) Sơn Minh Đông Dương. Thế giáng bình dương, Long vệ tống mạch, Hổ báo chiều tương, kú cổ bài liệt, hình thế la chương, sơn tòng hữu đáo, dứt giá Long bàng, huyệt tại chung cấp, thừa khí khả tàng, thế xuất khoa, giáp vi cận quân vương.
7. Đệ thất: Tử Dương phong (C/B3) Sơn Minh Tử Dương, thế chính hình ngang, thuỷ đàm Long khẩu, sơn dôc Hổ giáng, thuỷ chiều sơn bão, thai án châu trang, tả hữu trù mật, chủ khách huy hoàng khí thuú dư tức huyệt tại cung tràng, thế xuất Khanh tướng, cần hậu quận vương, nhược thuỷ viên nhũ, khi phát phi hoàng, nam nữ toàn mỹ, phú quý vinh xương hiện như bất thực, khủng sinh bất tường (có giả huyệt) tất thô tai ương.
8. Đệ bát: Đạo Tú phong (C/B4) Sơn Minh Đao Tú, Long hoàn Hổ cố, hình thế bài nha, khí mạch ngưng chủ hữu sơn bái chiều, tả giang chiều hộ, thuỷ nội ấn phù, đường tâm khí huyệt tại Tốn sơn, thời sinh tể phô, thuận nghịch lượng thủ, nam nữ cẩn ưu, tùy thích an.
9. Đệ cửu: Sơn Minh phong (C/B3) Sơn Minh khí chuẩn Long Hổ phù cung đại giáng chiết thuỷ, bình dương lại tung, hoa khai đoá đoá, tinh hiện trùng trùng, khi trông thảo vĩ, huyệt tại viên chung, chử phát Khanh tướng đại đại vô cùng.
Tài liệu truyện hay về Cao Biền   Tiếp theo

Giai thoại và truyền thuyết - Thầy địa lý Tả Ao


Giai thoại và truyền thuyết (nguồn)

Tả Ao Tiên sinh - Thầy địa lý Tả Ao là ông Mỗ (không xác định được danh tính). Thuở nhỏ, mồ côi cha, nhà nghèo, mẹ mắt lòa, ông theo một khách buôn ở phố Phù Thạch (gần rú Thành ở Nghệ An) về Tàu để lấy thuốc chữa bệnh cho thân mẫu. Thầy thuốc khen Tả Ao có hiếu nên hết lòng dạy cho. Khi có thầy địa lý bị mù loà mời ông thầy đến chữa, do già yếu nên ông thầy sai Tả Ao đi chữa thay. Khi Tả Ao chữa khỏi mù loà, ông thầy địa lý nhìn thấy Tả Ao nghĩ bụng: Người này có thể truyền nghề cho được đây. Tả Ao cũng có ý muốn học, vả lại thấy Tả Ao thông minh, hiếu học, để trả ơn chữa bệnh nên thầy địa lý nọ đã truyền hết nghề, hơn một năm đã giỏi. Để thử tay nghề của học trò, ông thầy bèn đổ cát thành hình núi sông và vùi một trăm đồng tiền ở các huyệt đạo, rồi bảo Tả Ao tìm thấy huyệt thì xuyên kim xuống. Tả Ao đã cắm được chín chín kim đúng lỗ đồng tiền (chính huyệt), chỉ sai có một. Xong ông thầy nói: Nghề của ta đã sang nước Nam mất rồi. Rồi cho Tả Ao cái tróc long và thần chú. Tả Ao về nước Nam chữa khỏi bệnh cho thân mẫu.

Trước khi từ biệt, ông thầy địa lý bên Tàu dặn: Khi về Nam, nếu qua núi 
Hồng Lĩnh thì đừng lên. Nhưng một lần đi qua Hồng Lĩnh, không hiểu duyên cớ gì Tả Ao lại lên núi và thấy kiểu đất Cửu long tranh châu (chín rồng tranh ngọc), mừng mà nói rằng: Huyệt đế vương đây rồi, thầy dặn không lên là vì thế. Bèn đưa mộ cha về táng ở đấy. Ít lâu, vợ Tả Ao sinh hạ được một con trai.

Khi ấy, 
nhà Minh bên Trung Quốc, các thầy thiên văn phát hiện các vì tinh tú đều chầu về nước Nam nên tâu với nhà vua, ý là nước Nam được đất sẽ sinh ra người tài, sẽ hại cho nhà Minh. Vua bèn truyền các thầy địa lý là nếu ai đặt đất hoặc dạy cho người Nam thì phải sang tìm mà phá đi, nếu không sẽ bị tru di tam tộc. Ông thầy của Tả Ao biết là chỉ có học trò của mình mới làm được việc này nên cho con trai tìm đường xuống nước Nam mà hỏi: Từ khi đại huynh về đã cất được mộ phần gia tiên nào chưa. Tả Ao cũng thực tâm thuật lại việc đặt mộ cha mình. Con thầy Tàu dùng mẹo cất lấy ngôi mộ, bắt con trai của Tả Ao đem về Tàu. Rồi thân mẫu của Tả Ao mất, Tả Ao tìm được đất Hàm rồng ở ngoài nơi hải đảo để táng. Đến ngày giờ định táng thì trời gió to sóng lớn, không mang ra được. Lát sau trời yên, biển lặng ở đó nổi lên một bãi bồi, Tả Ao bèn than rằng: Đây là hàm rồng, năm trăm năm rồng mới há miệng một lần trong một khắc. Trời đã không cho thì đúng là số rồi. Rồi Tả Ao chán nản gia cảnh, bỏ quê hương chu du khắp bốn phương để chữa bệnh, tìm đất giúp người.

Khi già yếu, Tả Ao cũng đã chọn cho mình chỗ an táng kiểu đất Nhất khuyển trục quần dương (chó đuổi đàn dê) ở xứ Đồng Khoai. Nếu táng được ở đây thì chỉ ba ngày sau là thành Địa Tiên. Tả Ao có hai người con trai nhưng do Tả Ao chu du thiên hạ, không màng danh vọng, bổng lộc nên gia cảnh, con cái thì bần hàn. Lúc sáu lăm tuổi, biết mình sắp về chầu tiên tổ nên bảo hai con khiêng đến chỗ ấy, để nằm dưới mộ và sẽ tự phân kim (chôn lúc chưa chết hẳn), dặn con cứ thế mà làm. Mới được nửa đường, biết là sẽ chết trước khi đến nơi nên Tả Ao bèn chỉ đại một gò bên đường mà dặn con rằng: Chỗ kia là ngôi Huyết thực, bất đắc dĩ thì cứ táng ở đó, sẽ được người ta cúng tế. Hai con bèn táng luôn ở đó (Sách Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình HổNguyễn Án - NXB Văn học 2001, sách Nam Hải dị nhân của Phan Kế Bính - NXB Thanh niên 1999).

Tả Ao tìm được chỗ táng cho thân mẫu ngoài bãi biển nhưng khi chuẩn bị táng thì mưa gió, sóng biển ầm ầm nên người anh trai sợ mất mộ nên không cho táng. Khi Tả Ao ngã bệnh phương xa mới sai học trò đưa về để táng tại nơi đã chọn. Được nửa đường người họa trò lại mất trước. Về đến quê thì Tả Ao ốm nặng bèn sai người nhà mang đến chỗ ấy. Đường thì xa, liệu chừng không đưa được đến nơi nên bèn chỉ cái gò bên đường... (Sách Nam Hải dị nhân của Phan Kế Bính - NXB Thanh niên 1999).

Ngày nay ở Việt Nam vẫn còn nhiều truyền thuyết, giai thoại được sách vở ghi lại, truyền miệng trong dân gian như việc Tả Ao, Tả Ao và Cao Biền thi thố tài năng (như Tả Ao phá trấn yểm của Cao Biền trên núi Tản ViênHà Nội, núi Hàm RồngThanh Hóa,…) , các truyền thuyết, giai thoại Tả Ao tìm nơi đất tốt để đặt đình chùa, đền miếu, mồ mả, nhà cửa; giúp dân nghèo, trị kẻ gian ác. Tương truyền làng này có tục nọ, nghề kia là do Tả Ao chọn đất, hướng đình; họ này phát danh khoa bảng, họ kia phát công hầu khanh tướng là do Tả Ao tìm long mạch, huyệt đạo đặt mồ mả. Có một truyền thuyết còn lưu truyền đến ngày nay tại thôn Nam TrìĐặng Lễ huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên (nơi có đền thờ Tả Ao): Truyền tích gắn liền với ngôi đền thờ Tả Ao làng Nam Trì  còn lưu truyền đến ngày nay là thời kỳ Tả Ao ở khu vực Hưng Yên một thời gian. Tả Ao về huyện Thiên Thi (tên cũ của Ân Thi) đã đã cắm đất, chọn ngày xây đình chùa, đặt mồ mả để cho hai làng Thổ Hoàng(nay thuộc thị trấn Ân Thi) và Hới (tức làng Hải Triều, trước thuộc huyện Tiên Lữ, nay thuộc Hưng Yên) phát về đường khoa cử, giàu có nên lưu truyền trong dân gian câu ngạn ngữ nhất Thi nhì Hới. Tại Nam Trì, Tả Ao đã giúp dân làng lập lại làng, chuyển đền, chùa và tìm đất đặt mộ phần cho họ Đinh tại gò Tam Thai vượng về võ tướng. Đến năm Giáp Thìn niên hiệu Quảng Hòa thứ 4 (1544) đời Mạc Phúc Hải, người họ Đinh làng Nam Trì là Đinh Tú đỗ Đệ tam giáp Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân và được bổ nhiệm làm quan Hiến Sát xứ Hải Dương, được phong tước Phù Nham bá  . Hậu duệ của Đinh Tú (lăng mộ tại Nam Trì), chuyển sang sống ở làng Hàm Giang (Hàn Giang) huyện Cẩm GiàngĐinh Văn Tả là một danh tướng thời Lê-Trịnh.