Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

Âm lịch Việt Nam và Trung Hoa tương đồng và dị biệt !
































MỞ
: Trên một cuốn lịch chúng ta thường dùng hiện nay luôn có 4 loại lịch .
  1.  Đó là dương lịch tính  theo chu kỳ quay của trái đất xung quanh mặt trời .
  2.  Đó là âm lịch tính theo chu kỳ quay mặt trăng xung quanh trái đất 
  3.  Đó là lịch tiết khí một loại lịch cổ chia thời tiết một năm thành 24 khí 72 thời hậu .
  4.  Đó là lịch can chi , lịch này chia một năm chỉ có 360 ngày coi như  một hệ đo hay một công cụ  để đo thời tiết của cổ nhân thì sẽ dễ hiểu hơn .
Vậy nói về  âm lịch thì đầu tiên ta phải biết chu kỳ quay của mặt trăng xung quanh trái đất là 29 rưỡi gần 30 ngày . Số liệu tham khảo tại đây !
Ai cũng biết sự ảnh hưởng của trăng đối với trái đất lên sức khỏe con người  . Nên người xưa làm lịch riêng về nó để áp dụng vào cuộc sống . Cách làm lịch âm theo trăng cũng tham khảo  ở đây !
NHẬP:  

Ngày 8/8/1967 chính phủ VNDCCH ra quyết định cải cách âm lịch. Qua sự cải cách đó tết Mậu Thân ở miền Bắc tới sớm hơn ở miền Nam (theo lịch cũ) một ngày ( 29/1/68 và 30/1/68).( Trích ở đây )
Do sự cải cách này này mà từ đó đến nay , âm lịch Việt Nam và Âm lịch Trung Quốc có lúc ngày tháng giống nhau , có lúc khác biệt . Mà thực chất hoàn toàn khác biệt .
 Để làm rõ sự khác biệt đó ở đây lấy thời điểm tết Mậu Thân năm 1968 ra phân tích chúng ta sẽ thấy rõ .
Lịch pháp có 1 nguyên tắc cứ ngày sóc là ngày mùng 1 . Vậy ngày mùng 1 miền nam và miền bắc khác nhau như thế nào ?
 Theo lịch ông Hồ Ngọc Đức thời điểm sóc để căn cứ tính ngày mùng 1 âm lịch là ngày 29/1 lúc 23:29 Dương Lịch  ( số liệu ở đây )
Một số liệu khác của nước ngoài đó là thời điểm trăng non ( New moons) năm 1968 . Ngày trăng non chính là ngày sóc . Âm lịch qui định ngày đó chính là ngày mùng một của mỗi tháng .


Và hình cuối cùng này chứng minh ta hay tàu tính lịch chuẩn hơn .

























Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét