Người xưa coi trên mặt đất là dương, dưới mặt dất là âm. Nơi ở của người sống gọi là dương trạch, nơi chôn người chết gọi là âm trạch.
Linh hồn của người chết yên ổn thì con cháu thịnh vượng, vì vậy các thầy phong thủy coi trọng âm trạch hơn dương trạch rất nhiều lần, nội dung chủ yểu của phong thủy là âm trạch, sách vỡ viết về âm trạch cũng nhiều hơn.
Ở giai đoạn đầu, con người chưa có hành vi mai táng. “Mạnh Tử, Đằng Văn Công thượng” viết “… không chôn người thân… chồn cáo ăn xác”. Sau này dần dần mới có hành vi chôn cất, nhưng chưa chú ý đến thời gian, địa điểm, hình dáng mộ.
Đến xã hội nguyên thủy, hưởng chôn người có xu hướng nhất trí: 114 ngôi mộ thời đồ đá mới. phát hiện được ở Hà Nam(Trung Quốc) đều hướng về nam hơi lệch về tây, 250 ngôi mộ Văn hóa Ngưỡng Thiều đều hơi lệch về tây…
Cùng với việc chôn cất được quy hoạch hóa, đã xuất hiện tình huống xây mộ cho người sống, chọn đất mà chôn với mong muốn tạo phúc cho đời sau. Mồ mả do vậy có nhiều tên gọi:
– Phần, vốn là đống đất, sau này được dùng để gọi mồ mả.
– Mộ, là tên gọi đất chôn bậc vương giả ngày xưa.
– Gò, vốn là đất núi. Thời Xuân Thu gọi mộ là Gò (khưu).
– Chủng (mộ). vốn nghĩa là đỉnh núi. Sau này gọi mộ cao là chủng.
– Lăng, vốn nghĩa là núi đất lớn. đời sau gọi mộ đế vương là lăng.
Những người thống trị các đời nước, nói chung đều xây dụng lăng tẩm rất đồ sộ. Như Kim tự tháp ở Ai Cập. hoặc như Lăng mộ Tần Thủy Hoàng huy động tới 70 vạn dân phu, xây dựng trong 40 năm. Thứ nữa là dùng các loại hình thức trang sức mồ mả, như khắc động vật bằng đá, làm cột đá, bia đá, khắc tượng người bằng đá, khắc động vật bằng đá có các con sư tử, ngựa, lợn, rùa, voi, dê, hổ, hươu, bò, kỳ lân, lạc đà, tê giác…
Đến thời Đông Hán, khắc đá trước mộ đã rất phổ biến trở thành một loại mộ chế. Vật khắc đá được bày hai bên thần đạo, thể hiện rõ sự tôn nghiêm.
Tẩm vốn là nơi nhà vua và gia tộc ăn uống cư trú. Ðến đời Tần Hán đã đưa vào trong lăng mộ, vì người xưa cho rằng, linh hôn người chết vẫn ăn ở trong lăng tẩm.
Trong lăng tẩm có trồng cây, khắc bia đá.
Bia vốn dùng để quan sát bóng mặt trời. Sau dùng để khi hạ huyệt, kéo lôi quan tài xuống. Rồi có người khắc chữ trên hìn, và thế là thành bia mộ. Trên bia quần thần, con cháu thường khắc chữ ca ngợi công đức của vua, cha nhằm để cho đời sau biết.
Trước mộ thiên tử trồng cây thông, mộ chư hầu trồng cây bách, mộ đạo phu trồng cây loan, mộ sĩ phu trống cây hòe. mộ dân thường trồng cây liễu.
Theo các nhà phong thủy thì dựa vào ngày sinh, ngày mất ta có thể tra cứu Trạch Quẻ để xác định 4 hướng tốt, 4 hướng xấu, chọn các ngày tốt giờ tốt để di quan, hạ huyệt, để mong người chết lưu phúc lại cho con cháu.
1. Những trường hợp chôn mộ nơi xấu:
– Không chôn mộ nơi có nước đọng lại, có nghĩa là long mạch phải chảy, không bị cắt đứt, con cháu sẻ bị thận, hư răng, đau lưng, những bệnh không vận động sẽ phát sinh, chết bất đắc hay tuyệt tự, không con trai nối dõi.
– Không chôn mộ gần các cây lớn để rễ cây đâm vào hài cốt thì con cháu bị động, đau ốm có thể năm này thì rể cây chưa ăn vào nhưng các năm tiếp theo có thể bị,
– Không chôn gần các nơi công cộng, khu vui chơi, bến xe, bến tàu, khu công nghiệp nặng, phần âm trạch sẽ bị nhiễu, con cái hư hỏng, học hành không đến nơi đến chốn, tù tội.
– Không nên đóng đinh, sắc thép vào quan tài, hoặc nếu nút áo của người chết bằng xương thú hay kim khí, cũng phải cắt bỏ, chứ không để nguyên như vậy mà chôn theo người chết. Con cháu điên khùng, ung thư.
– Mộ xây bằng bê tông cốt sắt mà bít kín mặt nấm sẽ tạo ra áp lực của nước, của khí. khi nhục thể bắt đầu thối rữa, phát sinh ra nhiệt, khiến con cháu bị huyết áp cao, tiểu đường, hay cholesterol.
– Bia mộ để dưới chân, Con cháu ngu đần, vất vả cơ hàn, nghèo đói.
– Long hổ giao nhau, núi đồi bên trái mộ và những gò đồi bên tay phải mộ, đụng vào nhau ở tiền án hay minh đường thì loạn luân, anh em dòng họ lấy nhau. (Như ngôi mộ nhà Trần kết phát 200 năm, nhưng gia tộc ruột thịt lấy nhau, vì sợ mất ngôi).
– Mộ nghịch long, tức là đầu mộ để dưới thấp, chân hướng về tổ sơn trên cao, con cháu loạn thần tặc tử, bất hiếu, bất trung.
– Mộ đang kết khí, kết thủy, kết mối mà bốc mộ dời đi: Con cháu suy sụp, chết bất đắc
– Trùng táng hay trùng huyệt, tức là chôn nhằm chỗ mà trước đây đã có người chôn rồi; hoặc có xương thú như voi, trâu, bò: Con cháu bị bệnh nan y và chết trùng tang liên táng. Nghĩa là nhiều người chết liên tục trong vòng 3 năm.
– Trong gia đình có người chết trôi, chết nước phải lo đoạn nghiệp , vì sợ về sau sẽ có người chết chìm nữa.
Địa lý âm trạch (về mồ mả) những trường hợp đặt sai hướng mộ, đặt sai huyệt vị, đặt sai ngày giờ, hoặc phạm xung sát… đều phát tác rất nhanh, có trường hợp phạm nặng, phát tác ngày trong vòng 3 ngày sau khi đặt mộ, chậm nhất sau 3 năm cũng đã phát tác.
Trường hợp mộ bị động do thay đổi địa chất, rễ cây đâm vào, trâu bò đánh phá hoặc do nhiều tác nhân khác, chỉ cần tu sửa lại, sắm bát cơm quả trứng, chai rượu, vàng mã, quần áo mã và con ngựa mã, trầu nước hương đăng (có điều kiện thì lễ lớn hơn) tạ lễ thổ thần là được.
Nếu muốn đổi vận phát tài phát phúc cho gia đình, phải chọn được ngôi đất mới thích hợp, Chú ý nhận biết nơi khởi đầu và kết thúc, dừng tụ của sơn mạch, thủy lưu điểm trúng kết huyệt, tìm kiếm phát hiện hình mạo hướng bối của long hổ triều ứng, để định huyệt vị tọa hướng, lại phải biết tuổi người chết có hợp để phù hộ lưu phúc cho con cháu hay không.
Tuyệt đối không nên động chạm nếu không gặp trường hợp phải di dời cho dự án chẳng hạn, không nên “Ma ngủ lại rủ ma dậy”.
2. Lựa chọn những nơi đất chôn mộ tốt:
Dấu hiệu nhận biết huyệt cát:
– Nhập thủ đầy đặn: nhập thủ là nơi long mạch vào mộ. Nếu nơi đó hơi lồi như mu con rùa, đầy đặn, cỏ cây tươi tốt thì nên chọn để đặt mộ, gia chủ và con cháu sẽ phú quý.
– Màu sắc đất: sau khi đào thấy đất ở dưới mịn, có màu ngũ sắc, màu hồng vàng, màu son đậm, màu hồng có vân. Đất này gọi là ” Thái cực biên huân”.
– Đồi đất và dòng nước bao bọ: huyệt mộ nằm trong thế này được xem là huyệt quý.Để đảm bảo huyệt cát, khi đào huyệt thường dùng đất ngũ sắc, hoặc đất hồng sắc để chôn mộ, chôn tiểu quách. Ngoài ra, đất ngũ sắc và đất hồng sắc có tác dụng kết dính thành một khối khi gặp nước, đảm bảo huyệt mộ yên vị và không ngấm nước và trong quan.
– Gia chủ và con cháu sẽ gặp đại cát, đại lợi.
– Kỵ nhất là huyệt là nơi đất đá, có chứa nhiều rác rưởi, hoặc có nguồn nước thải bị ô nhiễm. Đào lên ở đáy huyệt phải có mạch nước ngầm chảy dưới huyệt. Màu sắc của nước trong xanh, mùi thơm, tránh nước bị ô nhiễm hoặc nước có mùi hôi. Những huyệt ở đồng bằng, ruộng thì kỵ không có nước ở dưới huyệt.
– Ở các vùng nghĩa trang nơi quy tập nhiều mộ, thường bị tình trạng quá tải về diện tích, các mộ chen lấn nhau. Tránh huyệt bị các mộ xung quanh lấn chiếm, hoặc nằm án ngữ ngay trước phần mộ, hoặc đâm xuyên vào 2 bên cạnh mộ. Nếu chọn được huyệt phía trước rộng thoáng, lại nhìn ra ao hồ hay sông suối là đắc cách(tốt). Trường hợp đất đai quá hiếm không chọn được huyệt có phía trước thoáng rộng thì tối thiểu cũng phải có một khoảng đất trống nằm ngay phía trước huyệt mộ.
Quan sát cẩn thận hệ thống đường đi xung quanh huyệt. Nếu huyệt có đường đi đâm thẳng vào giữa hoặc đâm xuyên sang hai bên thì gia chủ bị bại không thể dùng. Đường đi sát ngay phía sau huyệt cũng tối kỵ chủ tổn hại nhân đinh. Tốt nhất chọn huyệt nơi yên tĩnh xa cách với đường đi lối lại quanh khu vực mộ.
Ở vùng núi non thì cần thẩm định huyệt theo những tiêu chí của địa lý chính tông. Huyệt cần được bao bọc có long hổ hai bên ôm lấy huyệt(hai đồi núi ôm lấy nhau, mộ ở phần giữa), phía sau có cao sơn che chắn, phía trước có minh đường thuỷ tụ…
Các bạn lưu ý rằng, nên nhờ một thầy chuyên gia có kinh nghiệm Phong Thuỷchính tông tiến hành xem xét cẩn thận trước khi chôn, nếu không biết mà tự ý tiến hành thì sẽ dẫn đến những hậu qủa khó lường.
Nếu đã có nghĩa trang của dòng họ được thiết kế sẵn từ trước thì việc này rất đơn giản vì khi lập nghĩa trang đã có các Phong thủy sư tính toán cho rồi.
– Tầm Long tróc mạch- Xác định Huyệt Khí-Mua cuộc đất đã tìm được- Tính toán, phân kim sẵn, bao gồm các bước như xác định Loan đầu,Thiên Môn, Địa hộ, xác định vị trí kết Huyệt- Tính toán thời gian đặt mộ, độ sâu và phương đặt để đạt được Huyệt Khí Bảo Châu…
– Nhiều khu vực vì đã có đất hay nghĩa trang từ trước nhưng không tụ đủ Khí phải thực hiện việc dẫn Long về để tụ Khí tại cuộc đất đã chọn. Nói tóm lại những điều nói trên rất phức tạp và là chuyên môn của các Phong Thủy Sư. Một việc rất quan trọng là phải cân được phúc đức của dòng họ của mình. Phúc phận của dòng họ đó như thế nào phải đặt vào khu Địa Huyệt có năng lượng tương đồng mới có kết quả. Không vì khu đất kết Huyệt quá to , quá mạnh, quá nhiều đời mà đặt vào khi phúc phận của dòng họ chưa đủ.Thông thường những gia đình bình thường về phúc phận chỉ cần một con giun cũng đủ cho một cuộc sống bình an, ổn định, đâu có cần tới những con Long, những Huyệt kết đắc địa.Những Huyệt lớn chỉ sử dụng cho những vị to lớn, những dòng họ đã đủ phước báu do Thiên định mà thôi(như Võ Nguyên Giáp chẳng hạn).
– Phù Địa: Là mạch đất chỗ chôn mộ ngày càng nổi lên cao, do thủy tụ làm cho đất nở trương ra. ( Khác với phù sa là đất bồi do hiện tượng xâm thực của cuồng lưu.)
– Đất xốp: Nhẹ và mịn màng gần ao hồ, sông, bể. Huyệt đào lên thấy đất đỏ mịn như tròng đỏ hột gà.
– Mộ kết: là mộ đã thụ được Linh Khí của Long mạch, tụ khí lại trong mộ và làm cho con cháu trong dòng họ đó làm ăn thuận lợi, gia đình , dòng họ thuận hòa và mạnh khoẻ. Có nhiều cách để kiểm tra mộ kết như bằng các phương pháp Cảm xạ, ngoại cảm, cảm nhận trường Khí…Có thể quan sát bằng mắt thường sẽ thấy ngôi mộ đó càng ngày càng nở ra do được tích tụ Linh khí của Long mạch, giống như những cái gò thường nổi lên do hiện tượng dư khí của Long mạch trên cánh đồng. Trên các ngôi mộ kết thường cỏ mọc rất nhanh và xanh tốt. Tại Hà Tĩnh, có ngôi mộ kết khi người nhà đi thăm mộ, khi về vứt bỏ những đoạn thân của bó hoa cúc ra ven mộ, vài ngay sau những đoạn thân đó đã mọc ra những cây cúc hết sức tươi tốt. Người xưa cũng dùng phương pháp này để xác định Huyệt kết. họ cắm những cành cây khô vào những cuộc đất nghi có mộ kết, nếu những cành khô đó nẩy mầm xanh tốt thì gần như chắc chằn nơi đó có Huyệt kết. Một quan sát khác nữa là nhìn những viên đá , bia mộ tại Huyệt, nếu mộ kết tức là làm cho những viên đá, bia mộ đó bóng loáng lên như được lau chùi bằng dầu bóng.Khi gặp trường hợp Mộ kết, tốt nhất là để nguyên không được dịch chuyển vì sẽ gây ra vô vàn rắc rối trong cuộc sống của dòng họ.
– Kết mối: Là mối (termite) tập hợp, tạo thành một lớp tường bảo vệ hài cốt kiên cố khỏi bị xâm phạm của tà khí.(Tin đồn rằng mộ ông nội của tổng thống Thiệu ở làng Tri-Thủy ở Phan-Rang kết mối)
– Kết thủy: Hay thủy tụ là hài cốt được một lớp nước trong bảo vệ qua nhiều chục năm như một thứ nước ướp xác. Nếu bốc mộ thì nước sẽ nhanh chóng hóa đục và hài cốt tức khắc ngã nàu đen. (Thầy địa lý cho rằng mộ ông nội của tiến sĩ Lê-qúi-Đôn ở huyện Duyên-Hà, tỉnh Thái-Bình, kết thủy?)
3. Thời gian cải táng và quy tập mộ:
Theo tất cả các sách từ xưa để lại, thời gian tốt nhất trong năm là từ cuối Thu đến trước ngày Đông Chí của năm. Không ai cải táng , quy tập mộ đầu năm cũng như sau Đông Chí . “Chọn lựa thời điểm để cải táng là một việc vô cùng quan trọng. Theo phong tục của người Việt Nam, người mất sau 3 năm thì cải táng, cũng là lúc con cháu mãn tang, tức là hoàn toàn hết để tang vong linh. Vì thế, việc cải tháng thường được tiến hành sau 3 năm chôn hung táng. Tuy nhiên, hiện nay thực tế môi trường địa lý và khí hậu có nhiều thay đổi, các hoá chất được sử dụng nhiều trong đất để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hiện tượng sau 3 năm xác người chết chưa phân huỷ diễn ra khá phổ biến, nên nhiều gia đình lựa chọn giải pháp là để thời gian cải tháng lâu từ 4 đến 5 năm để tránh hiện tượng trên.Năm để tiến hành cải táng phải lựa chọn theo tuổi của vong, tránh những năm xung sát. Ngoài ra còn phải căn cứ theo tuổi của trưởng nam trong nhà, vì khi vong đã mất thì mọi sự may rủi đều gánh trên vai của người trưởng nam. Năm để tiến hành cải táng cũng phải được phù hợp với tuổi của người trưởng nam.
Sưu tầm ở đây !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét