NÊN ĐỂ LẠI GÌ CHO CON CHÁU ? ( Một mảnh đất kết chôn xác mình bằng cái chiếu con là tốt nhất )
(38) Muốn cho con cháu Tam Khôi
(39) Phương Nam có bút phương Đoài có nghiên
(40) Muốn cho con cháu Trạng Nguyên
(41) Thời tìm bút lập hai bên sắp bày
(42) Nhất là: Tân, Tốn mới hay
(43) Bính, Đinh, Đoài, Cấn sắp bày đột lên
(44) Bút lập là bút trạng nguyên
(45) Bút thích Giác Điền là bút thám hoa
(46) Muốn xem cho kỹ sẽ là đất hay
Sau khi chỉ phép Tầm Long cho ta biết cách theo dõi long mạch để tìm đến huyệt tràng. Và sau đó từ huyệt tràng tìm ra huyệt kết, đến đoạn này cụ Tả Ao đề cập đến một số chứng ứng cần thiết:
(38) Muốn cho con cháu Tam Khôi
(39) Phương Nam có bút, phương Đoài có nghiên
(40) Muốn cho con cháu Trạng nguyên
(41) Thì tìm bút lập hai bên sắp bày.
Tưởng cũng nên giải nghĩa cho rộng hơn nghĩa tóm tắt ở trên:
Ngày xưa các cụ ta chỉ có một đường ra làm quan, để mở mặt với đời, báo hiếu cho cha mẹ, giúp dân nước là “thi đỗ rồi ra làm quan”.
Việc thi cử chia ra làm 4 thời kỳ.
1. Thi khảo hạch: thi khảo hạch xem có đủ sức đi thi không.
2. Thi hương: Sau khi đủ sức đi thi rồi thì kỳ thi bắt đầu được thi là thi Hương. Thi Hương chọn đến Cử Nhân, Tú Tài gồm vài tỉnh gần nhau đến thi.
ĐẤT PHÁT TRẠNG NGUYÊN
(40) Muốn cho con cháu Trạng nguyên
(41) Thì tìm bút lập đôi bên sắp bày
(42) Nhất là Tân Tốn mới hay
(43) Bính, Đinh, Đoài, Cấn sắp bày đột lên.
3. Thi hội: Sau khi đậu thi Hương những ai đậu cử nhân mới được vào thi hội tại Kinh Đô, lấy đến Tiến sĩ, Phó bảng.
4. Thi Đình: Ai thi hội có điểm cao mới được vào thi Đình tại sân rồng nhà vua.
Thi Đình lấy đến trạng nguyên là nhất (từ đời Gia Long trở đi bỏ không lấy trạng nguyên nữa). Bởi lề lối thi cử xưa kia như thế nên cụ Tả Ao nói là ai muốn con cháu học giỏi để thi đỗ luôn, cả ba khoa (tam khôi):Thi chọn kiểu đất phương Nam huyệt có cây bút,
phương Tây (Đoài) của huyệt có cái Nghiêm
Giải thích:
1. Bút là trái núi đứng nhọn đầu hay dãy đất nằm đầu nhọn ôm chầu về huyệt.
2. Nghiên là gò đống hay mảnh ruộng con hình vuông, chữ nhật. Cũng có thể có nghiên hình tròn và bán nguyệt.
3. Có 2 loại bút cụ Tả Ao nói ở đây là bút nằm và bút đứng. Bút nằm là bút giác điền và bút đứng là bút lập. Bút lập còn gọi là bút kinh thiên nghĩa là bút chống Trời. Trên kia có nói kỳ thi sau cùng ở sân rồng nhà vua mà ai đỗ đầu kỳ này sẽ là Trạng Nguyên thứ là bãng Nhỡn. Vậy đỗ Trạng Nguyên trước tiên là phải đỗ Tam Khôi rồi kỳ sau cùng thi Đình lại đỗ đầu. Muốn cho con cháu học giỏi thông minh như vậy phải tìm kiểu đất có sắp bày bút lập ở hai bên, đằng trước huyệt; nhưng không phải hướng nào có bút lập cũng giỏi giang như vậy.
Dưới đây cụ Tả Ao chỉ cho ta biết hướng nào có bút lập mới tốt:
(42) Nhất là Tân Tốn mới hay
(43) Bính Đinh Đoài Cấn sắp bày đột lên
Theo câu (42) – (43) thì bút tốt nhất ở hướng Tân và hướng Tốn. Sau nữa đến bút ở hướng: Bính, Đinh, Đoài hoặc Cấn. Và cụ cũng giải nghĩa bút lập tốt hơn bút giác điều bằng ý nghĩa có bút lập có thể đỗ đến Trạng Nguyên còn bút giác điền tốt cũng chỉ đỗ đến Thám Hoa mà thôi.
ĐẤT PHÁT THÁM HOA
(45) Bút thích giác điên là bút thám hoa
(46) Nhìn xem cho kỹ sẽ là đất hay
Khoa địa lý có người gọi là địa ý có nghĩa là không thể căn cứ vào một mẫu mực
nào mà theo đó đi tìm được đất. Các cuộc đất đều khác nhau, khác về chứng ứng chầu
về huyệt cùng cách thế của huyệt tràng. Vì vậy nên phải suy tư cân nhắc làm sao để mà
vào đúng huyệt chỉ lớn bằng cái chiếu mới hy vọng có đất kết, mới thành công. Cổ nhân
đã có câu:
“Mạch đi muôn vạn dặm nghìn
Chung quy huyệt kết chỉ tìm chiếu con”
Là thế.
Cụ Tả Ao khuyên ai học địa lý trước tiên là phải đọc sách sau là phải ước lượng cho cao. Muốn ước lượng cho cao người học địa lý trước phải học được chính tông sau phải thực hành rất nhiều ở ngoài đồng và phải thông minh mới ước lượng đúng được, mới tìm ra cái “chiếu con” trong một đại cuộc đất đi cả muôn nghìn vạn dặm:
(47) Khuyên ai học làm thầy địa lý
(48) Trước phải đọc sách sau là lượng cao
(49) Dù ai khôn khéo thế nào
(50) Học mà chẳng xét ấy là vô tông
Cả 4 câu cụ Tả Ao nhấn mạnh về 2 điểm: 2 câu trên nói là phải lượng cho cao và 2 câu dưới nói là phải nhận xét cho đúng.
Muốn lượng cao và xét đúng không phải là dễ. Đọc sách địa lý cho kỹ để ước lượng cho rành mà còn phải thông hiểu cả dịch lý học túc âm dương học hay lưỡng nghi học để suy xét, bổ túc thêm cho khoa địa lý. Nơi đây ta thử lấy âm dương làm căn bản để ước lượng suy ngẫm một cuộc đất, tìm sự quân bình cho mọi chi tiết kỹ thuật của khoa địa lý:
- Trước tiên đất bình dương phẳng là dương, thì gò đống nổi cao hơn là âm và đất sơn cước nhiều đồi núi là âm thì thung lũng bãi của nó là dương. Đất sơn cước cường dũng nên chọn huyệt ở chỗ mạch nhỏ long gầy; nơi bình dương thấp phẳng phải chọn nơi cao làm huyệt (khởi đột). Như thế mới là âm dương cân đối.
- Rồi đến tay long là dương phát ngành trưởng và con trai thì tay Hổ là âm (phát ngành thứ hay con gái, Long Hổ phải tương nhượng nhau, Long là anh phải dài hơn Hổ là em. Long dài hơn nên cần nhọn đầu thì Hổ ngắn hơn cần thủy đầu, hay tròn đầu.
- Sau đến núi (sơn) chủ tĩnh là âm thì nước (thủy) chủ đội là dương. Khi đến huyệt kết phải có sơn thủy giao lại âm dương giao hội, nghĩa là núi chủ tĩnh đến đó phải quay đầu vẫy đuôi như động và nước chủ động đến huyệt kết thì phải lưu luyến nữa muốn ở nữa muốn đi, tụ lại trước huyệt rồi mới chảy đi.
- Núi và nước một động vật tĩnh đi song song như vợ với chồng che chở nâng đỡ hộ vệ nhau. Nước từ khe núi, từ mạch trong núi chảy ra ngoài thì nước lại theo núi mà nuôi dưỡng cho khí mạch của núi, cho núi đỡ khô.
Long mạch đi có vẻ Âm thì chuyển dương mới vào huyệt. Trái lại Long mạch đi đang Dương thì nhập thủ huyệt trường phải âm.
Trên đây mới nói sơ về lý âm dương. Ngoài lý âm dương ta còn phải chú trọng đến ngũ hành nữa. Thấy hình tròn ta gọi là kim, dài là mộc, nhọn là hỏa, vuông là thổ là như sóng gợn là thủy.
Ngay đến phương hướng cũng có âm dương ngũ hành khác nhau:
Hướng : Hợi, Nhâm, Tý, Quý là thủy.
Hướng : Sửu, Cấn là thổ
Hướng : Dần, Giáp, Mão là mộc
Hướng : Thìn là thổ
Hướng : Tỵ, Bính, Ngọ, Đinh là hỏa
Hướng : Mùi, Khôn là thổ
Hướng : Thân, Canh, Dậu, Tân là kim.
Hướng : Tuất là thổ
Hướng : Càn là kim
Trên là hướng còn phương cũng có ngũ hành:
Hành mộc : Ở phương Đông
Hành kim : Ở phương Tây
Hành hỏa : Ở phương Nam
Hành thủy : Ở phương Bắc
Hành thổ : Ở Trung ương
Do đó cụ Tả Ao nói là: Học chẳng xét cũng là vô tông ở câu 50 có nghĩa là học mà không biết suy xét cho cặn kẽ không phải là địa lý chính tông, không có gốc căn bản.
Email : hoailinh816@yahoo.com
Khác : linhanhyedc@gmail.com
Phone: 01225435991
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét