Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

4) KỲ MÔN ĐỘN GIÁP ! ( Căn bản ).

KỲ MÔN ĐỘN GIÁP ! ( Căn bản ).


TIẾT THỨ NHẤT : TỔNG QUÁT VỀ ĐỊNH CỤC

1. Khái niệm ban đầu :

Cổ nhân đem 24 giờ trong 1 ngày phân làm 12 canh giờ gồm : Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Mỗi canh giờ tương đương với 2 tiếng đồng hồ hiện đại. Kỳ môn thời gia tức là ứng với mỗi canh giờ có 1 cách cục.

Theo lịch pháp của Kỳ Môn, bắt đầu từ tiết Đông Chí của năm Thượng nguyên đến tiết Đông Chí của năm thứ hai Thượng Nguyên là một chu kỳ tuần hoàn. Tổng cộng là 360 ngày, mỗi ngày 12 canh giờ, mà mỗi canh giờ lại có 1 cách cục, vị chi số cục của cả năm sẽ là 12*360 = 4320 (bốn ngàn ba trăm hai mươi) cục.

Nhưng trong 4320 cục này, thực tế mỗi cục lặp lại 4 lần. Lấy Cục thứ nhất dương độn mà nói thì : Đông Chí Thượng Nguyên, Kinh Chập Thượng Nguyên, Thanh Minh Trung Nguyên, Lập Hạ Trung Nguyên đều hoàn toàn giống nhau, đều thuộc Cục thứ nhất Dương độn. Lúc này, trong 4 nguyên tổng cộng là 20 ngày, nhưng đến Kỳ môn thời gia tính toán lại số cục, theo cách tính cứ mỗi Canh giờ có một cách cục sẽ không phải là 12*20 = 240, mà là 12*20/4 = 60 cục (nguyên nhân vì mỗi cục lặp lại 4 lần). Tức là 60 cục, vừa vặn chiếm hết một vòng từ Giáp Tý đến Quý Hợi, tức là một vòng của Thập thiên can phối với Thập nhị địa chi. Cục thứ nhất của Dương độn là như vậy, các cách cục khác cũng giống như thế này, tức cũng đều lặp lại bốn lần. Vì thế mà trong một năm có 360 ngày, 4320 giờ, nguyên nhân như đã giảng, các cách cục đều lặp lại 4 lần cho nên toàn năm chỉ còn có 4320/4 = 1080 cục.

Theo truyền thuyết thì kể rằng do Hoàng đế sai Hoàng Hậu làm ra 1080 cục. Lại theo truyện này, thì đến Khương Thái Công Lã Vọng đã đem 1080 cục này giản hóa thành 72 cục, việc giải 72 cục này cũng không khó, nguyên nhân là do tính toán theo 24 tiết khí, mỗi tiết khí 15 ngày, mỗi tiết lại phân làm 3 nguyên Thượng – Trung – Hạ, mỗi nguyên là 5 ngày. Mỗi tiết 3 nguyên, toàn năm 24 tiết khí thì số nguyên trong 1 năm là 24*3 = 72.

Toàn năm là 1080 cách cục, nhưng cũng không phải mỗi một cục đều cần 1 Bàn để biểu thị. Nếu như dùng Hoạt bàn để biểu thị, mỗi Hoạt bàn có thể biểu thị 60 cách cục của các canh giờ từ Giáp Tý đến Quý Hợi. cho nên 1080/60 = 18, dùng 18 hoạt bàn có thể biểu diễn tất cả cách cục của giờ trong cả năm. Tổng 18 cục, chính là DƯƠNG ĐỘN 9 CỤC, ÂM ĐỘN 9 CỤC. (Dương độn cửu cục, âm độn cửu cục)

Tuy nói là Kỳ môn thời gia, cũng không thể không nói đến ngày (Kỳ môn nhật gia). Do Nhật can của Ngày khác, sẽ nảy sinh việc khác nhau về Thời Can. Như ngày Giáp Kỷ, với ngày Ất Canh giờ Tý đều không giống nhau, Ngày Giáp Kỷ thì giờ Tý là Giáp Tý, ngày Ất Canh thì giờ Tý là Bính Tý. Cho nên mỗi Canh giờ sẽ xác định một số cục, phụ thuộc vào Tiết khí và Nhật can. Tức là phải xem mỗi Giờ của mỗi ngày thuộc tiết khí nào, là xem thuộc nguyên nào trong tiết khí này, Thương nguyên, trung nguyên hay hạ nguyên.

2. Kỳ môn định cục :

Theo phương diện tổng quát mà nói thì bắt đầu từ tiết Đông chí đến hết tiết Mang chủng là Dương độn, Từ Hạ chí đến hết tiết Đại tuyết là âm độn. Quan hệ giữa Tiết khí và số thứ tự của cục như sau :

Ca quyết :

Dương độn:

Đông chí, kinh chập nhất thất tứ, tiểu hàn nhị bát ngũ,

Đại hàn, xuân phân tam cửu lục, vũ thủy cửu lục tam,

Thanh minh, lập hạ tứ nhất thất, lập xuân bát ngũ nhị,

Cốc vũ, tiểu mãn ngũ nhị bát, mang chủng lục tam cửu.

Âm độn:

Hạ chí, bạch lộ cửu tam lục, tiểu thử bát nhị ngũ,

Đại thử, thu phân thất nhất tứ, lập thu nhị ngũ bát,

Hàn lộ, lập đông lục cửu tam, xử thử nhất tứ thất,

Sương hàng, tiểu tuyết ngũ bát nhị, đại tuyết tứ thất nhất.



DƯƠNG ĐỘN :

+ Đông Chí, Kinh Chập 1-7-4, Tiểu Hàn 2-8-5
+ Đại Hàn, Xuân Phân 3-9-6, Vũ Thủy 9-6-3
+ Thanh Minh, Lập Hạ 4-1-7, Lập xuân 8-5-2
+ Cốc Vũ, Tiểu Mãn 5-2-8, Mang chủng 6-3-9

ÂM ĐỘN

+Hạ Chí, Bạch Lộ 9-3-6, Tiểu thử 8-2-5
+ Đại Thử, Thu Phân 7-1-4, Lập thu 2-5-8
+ Hàn Lộ, Lập Đông 6-9-3, Xử thử 1-4-7
+ Sương giáng, Tiểu tuyết 5-8-2, Đại tuyết 4-7-1



Tức là tiết Đông Chí, Kinh chập Thượng Nguyên là Cục 1 Dương độn, Trung nguyên là Cục 4 Dương độn, Hạ nguyên là cục 7 Dương độn. Các câu khác cũng tương tự mà suy ra.

Đây là sự phối hợp của Hậu thiên bát quái, lạc thư và 24 tiết khí, đùng để xác định cục số không giống nhau của ngày trong mỗi tiết khí. Trong 24 tiết khí, 2 tiết chí, 2 tiết phân, 4 tiết lập phân biệt ở chính giữa tám cung cũng xác định bằng 8 con số Lạc thư. Đông chí đóng ở Quẻ Khảm ứng với số 1, Lập xuân đóng ở quả Cấn ứng với số 8, Xuân phân đóng ở Quẻ Chấn ứng với số 3, Lập hạ đóng ở Quẻ Ly ứng với số 9, Lập thu đóng ở Quẻ Khôn ứng với số 2, Thu Phân đóng ở Quẻ Đoài ứng với số 7, Lập Đông đóng ở Quẻ Càn ứng với số 6. Đây là 8 cục số của tiết khí thượng nguyên, nó chính là vị trí của số Lạc thư. Tức là cục số 1 Dương độn của tiết Đông chí Thượng Nguyên, Cục số 4 Dương độn của tiết Lập xuân, Cục số 9 của tiết Hạ chí Âm độn Hạ Nguyên. Các chỗ khác cứ thế mà suy ra.

Trong 24 tiết khí thì có 8 tiết khí thuộc Thượng Nguyên. Hai cục số tiếp theo của tiết khí Thượng Nguyên (tức Trung nguyên và Hạ nguyên) đều căn cứ vào số cục của tiết khí Thượng nguyên để xác định theo quy luật Dượng Thuận, Âm Nghịch. Như tiết Đông chí là cục thứ nhất dương độn Thượng Nguyên, tiếp theo tiết Đông chí lần lượt theo thứ tự là Tiểu Hàn, Đại Hàn. Tiết tiểu hàn Thượng nguyên là Cục số 2 Dương độn, Đại hàn Thượng Nguyên là cục số 3 Dương độn. Các tiết khác cũng cứ thế mà suy ra.

Trong phép sắp xếp cục số của Kỳ môn thời gia, 5 ngày là 1 cục, vì sao 5 ngày lại là 1 cục? Nguyên nhân là do mỗi ngày có 12 giờ, đều bắt đầu từ giờ Tý đến giờ Hợi (đây là nói đến giờ tính theo địa chi). Về phần 5 ngày này, ngày nào cũng có địa chi của giờ giống nhau (đều bắt đầu từ Tý và kết thúc ở Hợi), Thiên can cũng sẽ không giống nhau. Như nửa đêm hôm trước là giờ Giáp Tý, nửa đêm hôm nay là giờ Bính Tý và nửa đêm ngày mai là giờ Mậu Tý. Như vậy, mỗi ngày là 12 canh giờ, 5 ngày là 60 canh giờ, vừa vặn một vòng Giáp Tý đến Quý Hợi là một Hoa Giáp. Đến ngày thứ 6, nửa đêm lại bắt đầu từ giờ Giáp Tý, đây là ý nghĩa tại sao 5 ngày lại là một cục số.

Mời bạn vào line này theo dõi tiếp :

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét